Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 58 – CHƯƠNG MƯU HẠI, PHỈ BÁNG

PUCL QUYỂN 58 – CHƯƠNG MƯU HẠI, PHỈ BÁNG

QUYỂN 58
Nội dung quyển này có một chương: Mưu hại và phỉ báng.
67. CHƯƠNG MƯU HẠI VÀ PHỈ BÁNG

67.1. LỜI DẪN
Tâm là nguồn của các bệnh, miệng là gốc của thị phi; đồng một nơi xuất phát mà tên gọi thiện ác khác nhau, tạo ra họa phúc khác đường. Cho nên, ba nghiệp là nhân gây họa, sáu căn là mầm tạo ác, dẫn đến việc mưu hại và phỉ báng thánh phàm, ép bức oan người hiền thiện, để rồi uổng chịu ba bất thiện căn, vĩnh viễn xa lìa bảy chúng. Nhưng chết sống có mệnh, do nghiệp mà giàu nghèo, dẫu có hạ độc thì độc cũng chẳng làm tổn thương, dẫu có bày mưu ác thì mưu ác cũng không thể gây hại, lại phí sức khởi tâm phỉ báng, cũng uổng công bày việc cúng cầu. Cho nên Ban tiệp dư nói: “Tu thiện còn không được phúc, thì làm chuyện tà dục mà mong được gì? Nếu quỉ thần biết, chắc không nghe theo lời gian nịnh, nếu không biết thì sàm tấu có ích gì?”.
Bởi thuốc núi Tuyết thật khó biết thật giả, quả yêm-la chín sống cũng khó phân. Cho nên, Như Lai tại thế mà không tránh được lời phỉ báng, huống gì phàm phu, há tránh được nợ này sao? Nợ là do đời trước tạo, đến lúc thì phải trả, đây là việc của mình, đâu được oán hận người. Nhưng tội vu khống phỉ báng thì tự rước lấy khổ đau. Miệng như cây cung, tâm suy nghĩ như dây cung, lời nói như mũi tên, mãi mãi phát ra suông, chỉ luống dơ thân miệng mình. Cho nên phải tự suy xét mà ngậm miệng, răn lòng.
67.2. NGUYỀN RỦA, THỀ ĐỘC
Kinh Đại phương quảng tổng trì ghi: “Đức Phật bảo:
– Này thiện nam tử! Sau khi ta diệt độ, nếu vị pháp sư nào khéo léo thuận theo sở thích của người nghe mà thuyết pháp, khiến cho bồ-tát, những người tu học pháp Đại thừa và đại chúng phát mảy may tâm hoan hỉ, cho đến cảm động rơi một giọt nước mắt, nên biết đó đều là nhờ thần lực của Phật.
Nếu có người ngu si thật chẳng phải bồ-tát mà tự xưng là bồ-tát, rồi phỉ báng bồ-tát chân thật và các pháp mà bồ-tát ấy thực hành; lại nói: ‘Người ấy đâu có biết gì, đâu có hiểu gì’. Nếu đây kia hòa hợp, thì có thể giữ gìn và lưu truyền giáo pháp của Ta. Nếu đây kia trái nghịch, thì chính pháp không được lưu truyền. Người phỉ báng chính pháp này mắc tội rất lớn, đọa vào ba đường ác, thật khó ra khỏi.
Nếu có người ngu không tin nhận lời Phật dạy, cho dù đọc tụng cả nghìn bộ kinh điển Đại thừa, hoặc giảng nói khiến người chứng được Tứ thiền, nhưng vì tội phỉ báng người khác, nên phải chịu đau đớn cùng cực trong bảy mươi kiếp. Huống gì người ngu si kia thật không hiểu biết, lại còn cống cao ngã mạn, cho đến phỉ báng một bài kệ bốn câu, người này phải đọa địa ngục, vĩnh viễn không được gặp Phật. Do kẻ kia nhìn người phát tâm bồ-đề bằng con mắt hung dữ, nên chịu quả báo không có mắt; lại do dùng lời độc ác phỉ báng người phát tâm bồ-đề, nên chịu quả báo không lưỡi”.
Kinh Hiền ngu ghi: “Khi Phật còn tại thế, a-la-hán tì-kheo-ni Vi Diệu kể cho ni chúng nghe về quả báo của các nghiệp thiện và ác mà mình đã tạo đời trước rằng:
– Vào thời quá khứ, có vị trưởng giả rất giàu, nhưng không con nối dõi, nên ông cưới một người vợ nhỏ. Ông rất thương yêu người này, thời gian sau, cô ta sinh được một đứa bé trai, người chồng càng yêu thương hơn, nhìn hoài không chán. Thấy vậy, người vợ lớn ganh ghét, thầm nghĩ: ‘Đứa bé này lớn lên sẽ nối nghiệp nhà. Ta khó nhọc cất chứa có ích gì, chi bằng giết nó đi!’. Suy nghĩ như vậy, bà ta lấy kim chích vào đầu đứa bé, đứa bé chết, vợ nhỏ nghi là do vợ lớn giết con mình, liền hỏi:
– Bà giết con tôi ư?
Người vợ lớn cho là không có quả báo tội phúc, nên thề rằng: ‘Nếu tôi giết con bà, thì đời đời chồng tôi bị rắn cắn chết; con tôi bị nước trôi, sói cắn; còn tôi tự ăn thịt con và hiện đời sẽ bị chôn sống; cha mẹ tôi ở nhà bị lửa thiêu đốt mà chết!’.
Phát lời thề xong, bà ta mạng chung. Do giết đứa bé ấy, nên bà bị rơi vào địa ngục, chịu khổ cùng cực.
Hết tội ở địa ngục, bà sinh làm nữ Phạm chí, dần dần khôn lớn, lấy chồng, sinh được một đứa con. Sau bà mang thai đứa thứ hai, năm tháng đã đủ, gần đến kì sinh. Một hôm, bà cùng với chồng về thăm cha mẹ. Đi được nửa đường, bà đau bụng, liền sinh. Đêm ấy, hai vợ chồng nghỉ dưới gốc cây, người chồng ngủ riêng. Nay đã đến lúc chịu quả báo theo như lời thề của bà trước đây. Bấy giờ, một con rắn độc đến cắn chết chồng bà. Thấy chồng chết, bà cũng chết giấc, sau mới tỉnh lại. Sáng ra, bà cõng đứa lớn trên vai và bồng đứa nhỏ, tiếp tục lên đường, vừa đi vừa khóc.
Trên đường đi, gặp một con sông sâu và rộng. Bà để đứa lớn ở bờ bên này, rồi bồng đứa nhỏ lội qua bờ bên kia trước, sau mới trở lại đón đứa lớn. Thấy mẹ lội xuống nuớc, đứa bé liền lội theo, thì bị nước cuốn trôi. Người mẹ lập tức bơi theo, nhưng không cứu được. Chốc lát, đứa lớn đã bị chết chìm. Người mẹ trở lại bờ bên kia để đón đứa nhỏ, thì hổ đã ăn mất, chỉ còn thấy vết máu trên đất. Người mẹ chết ngất, hồi lâu mới tỉnh, lại tiếp tục lên đường.
Đi được một đoạn, gặp vị Phạm chí là bạn thân của cha, bà khóc lóc kể hết nỗi khổ của mình cho Phạm chí nghe, rồi hỏi thăm gia đình của bà có an ổn không. Phạm chí đáp: ‘Hôm trước, một vụ cháy nổi lên, cha mẹ và cả nhà bà đều bị chết cháy’. Nghe vậy, bà chết ngất, hồi lâu mới tỉnh.
Phạm chí đem về nhà nuôi dưỡng như con, rồi gả chồng. Một hôm, lúc bà sắp sinh, người chồng ra ngoài uống rượu. Tối đến, vợ đóng cửa, ở nhà một mình, lại sinh con. Nửa đêm, chồng trở về kêu cửa. Người vợ đang sinh, nên không ra mở được. Chồng phá cựa vào, lôi vợ ra đánh. Vợ nói là đang sinh, chồng nổi giận, liền giết và hầm đứa bé với sữa, rồi bắt vợ ăn. Trong lúc sợ hãi, người vợ ăn con, sau đó hối hận, tự nghĩ: ‘Vì mình phúc mỏng nên gặp phải người này’
Thế rồi, bà bỏ trốn sang nước Ba-la-nại. Đến một khu vườn, bà ngồi nghỉ nơi gốc cây. Bấy giờ, con của ông trưởng giả nọ có vợ vừa chết. Mỗi ngày, ông ta ra thăm mộ, thương nhớ, khóc than. Thấy người nữ này ngồi một mình dưới gốc cây, ông đến han hỏi, rồi hai người trở thành vợ chồng. Mấy ngày sau, người chồng chết. Theo phép nước thời ấy, khi sống thì vợ chồng thương nhau, khi chồng chết, thì vợ cũng bị chôn sống chung với chồng.
Đêm ấy, có một đám cướp đến đào mộ. Tên tướng cướp thây bà xinh đẹp, liên bắt mang vê làm vợ. Mấy mươi ngày sau, tên cướp phá mộ người khác, nên bị chủ nhà bắt giết. Bọn giặc đem thây chồng về cho bà, bà phải bị chôn sống lần nữa.
Ba ngày sau, có con sói đến đào mộ, nên bà được thoát. Bà tự trách: ‘Không biết đời trước gây tội gì mà chỉ trong mấy mươi ngày, đã gặp tai họa chết đi sống lại hai lần; nay phải làm sao để bảo toàn tính mạng?’.
Khi ấy, nghe Phật Thích-ca đang ở tinh xá Kì-hoàn, bà đến xin Phật xuất gia. Nhờ nguyện lực phát tâm cúng dường thức ăn cho vị bích-chi phật trong đời quá khứ, nên nay bà được gặp Phật, xuất gia tu hành, chứng quả A-la-hán. Nhờ trí tuệ vô lậu, bà biêt được đời trước đã tạo nghiệp sát sinh, lại thề đọa địa ngục, nên hiện đời phải chịu quả báo vô cùng thống khổ này, không ai thay thế được.
Tì-kheo-ni Vi Diệu tự nói:
– Người vợ lớn trước đây chính là tôi. Tuy chứng quả A-la-hán, nhưng tôi thường có cảm giác như bị kim sắt nóng châm từ đỉnh đầu xuống chân, ngày đêm đau đớn, không thể chịu nổi. Quả báo như thế, không bao giờ mất”.
Kinh Cựu tạp thí dụ ghi: “ Ngày xưa, có vị trưởng giả bà-la-môn rất giàu có, thường thích bố thí, ai xin gì đều tùy thuận. Sau đó, hai vợ chồng ông ta sinh được một đứa con trai, nhưng không có tay chân, thân hình như con cá, nên được đặt tên là Ngư Thân. Sau khi cha mẹ qua đời, Ngư Thân thừa kế giữ gìn gia nghiệp. Hằng ngày, cậu ta nằm mãi trong nhà, không ai trông thấy.
Bấy giờ, có một lực sĩ trông coi nhà bếp của vua, nhưng thường không đủ no. Ông ta mỗi ngày phải kéo mười sáu xe củi đi bán để nuôi sống mà vẫn đói khát. Nghe vậy, Ngư Thân mời đến gặp. Thấy thân hình của Ngư Thân, lực sĩ liền bước lui thầm nghĩ: “Sức ta như vậy, mà không bằng người không có tay chân”.
Vị lực sĩ liền đến chỗ Phật thưa hỏi những điều nghi:
Đức Phật dạy:
– Vào thời Phật Ca-diếp, Ngư Thân và nhà vua cùng thiết trai cúng dường Phật, còn ngươi lúc ấy thì nghèo khó, làm người phụ giúp. Ngư Thân cung cấp đầy đù những gì cần có để cùng vua làm Phật sự, nhưng lại thưa với vua: “Hôm nay tôi có việc, không thể cùng ngài làm được; nếu không làm việc này, khác gì chặt bỏ tay chân tôi”. Người làm Phật sự lúc ấy, nay chính là nhà vua; người nghèo khó, phụ giúp, nay là ngươi.
Sau khi nghe Phật giảng, tâm ý vị lực sĩ đều được khai ngộ, chàng ta liền xin xuất gia làm sa-môn, ít lâu sau chứng quả A-la-hán.
Kinh Bách duyên ghi: “Một thời, Đức Phật ở Kì Thụ Cấp Cô Độc Viên tại thành Xá-vệ. Bấy giờ, trong thành có một trưởng giả rất giàu, của cải nhiều vô lượng,

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 67 – CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt)

QUYỂN 67 Quyển này tiếp theo chương khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt) 77.6. CÁC ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *