Home / KINH - LUẬN / Kinh Diệu Pháp Liên Hoa / QUYỂN NĂM / QUYỂN THỨ NĂM PHẨM “AN LAC HẠNH” THỨ MƯỜI BỐN DPLH

QUYỂN THỨ NĂM PHẨM “AN LAC HẠNH” THỨ MƯỜI BỐN DPLH

Là an vui cúng dường
Sau khi Ta diệt độ
Nếu có vị Tỳ-kheo
Có thể diễn nói được
Kinh Diệu Pháp Hoa này
Lòng không chút ganh hờn
Không các não chướng ngại
Cũng lại không ưu sầu
Và cùng mắng nhiếc thảy
Lại cũng không sợ sệt
Không dao gậy đánh đập
Cũng không xua đuổi ra
Vì an trụ nhẫn vậy
Người trí khéo tu tập
Tâm mình được dường ấy
Thời hay trụ an lạc
Như Ta nói ở trên
Công đức của người đó
Trong nghìn muôn ức kiếp
Tính kể hay thí dụ
Nói chẳng thể hết đặng.
7 – Lại, Ván Thù Sư Lợi! Vị Đại Bồ-tát ở đời rốt sau, lúc pháp gần diệt mà thọ trì đọc tụng kinh điển này, chớ ôm lòng ganh ghét dua dối, cũng chớ khinh mắng người học Phật đạo, vạch tìm chỗ hay dở của kia. Nếu hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, hoặc cầu Thanh văn, hoặc cầu Duyên giác, hoặc cầu Bồ-tát đạo đều không đặng làm não đó, khiến cho kia sanh lòng nghi hối mà nói với người đó rằng: “Các người cách đạo rất xa, trọn không thể đặng bậc Nhứt thiết chủng trí. Y sao? Vì các người là kẻ buông lung biếng trễ đối với đạo”
Lại cũng chẳng nên hý luận các pháp có chỗ giành cãi. Phải ở nơi tất cả chúng sanh, khởi tưởng đại bi, đối với các Đức Như Lai, sanh tưởng như cha lành, đối với các Bồ-tát tưởng là bậc Đại sư, với các Đại Bồ-tát ở mười phương phải thâm tâm lễ lạy, với tất cả chúng sanh đều bình đẳng nói pháp. Vì thuận theo pháp nên chẳng nói nhiều, chẳng nói ít, nhẫn đến người rất ưa pháp cũng chẳng vì nói nhiều.
Văn Thù Sư Lợi! Vị Đại Bồ-tát ở đời rốt sau, lức pháp muốn diệt, nếu thành tựu được hạnh an lạc thứ ba đây, thời lúc nói pháp này không ai có thể não loạn, đặng bạn đồng học tốt chung cùng đọc tụng kinh này, cũng đặng đại chúng thường đến nghe thọ. Nghe rồi hay nhớ, nhớ rồi hay tụng, tụng rồi hay nói, nói rồi hay chép, hoặc bảo người chép, cúng dường kinh quyển, cung kính tôn trọng, ngợi khen.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
8 – Nếu muốn nói kinh này
Phải bỏ lòng ganh hờn
Ngao dua, dối, tà ngụy
Thường tu hạnh chất trực
Chẳng nên khinh miệt người
Cũng chẳng hý luận pháp
Chẳng khiến kia nghi hối
Rằng ngươi chẳng thành Phật,
Phật từ đó nói pháp
Thường nhu hòa hay nhẫn
Từ bi với tất cả
Chẳng sanh lòng biếng trễ.
Bồ-tát lớn mười phương .
Thương chúng nên hành đạo,
Phải sanh lòng cung kính
Đó là Đại sư ta,
Với các Phật Thế Tôn
Tưởng là cha Vô thượng;
Phá nơi lòng kiêu mạn
Nói pháp không chướng ngại
Pháp thứ ba như thế
Người trí phải giữ gìn
Một lòng an lạc hạnh
Vô lượng chúng cung kính.
9 – Lại, Văn Thù Sư Lợi! Các vị Đại Bồ-tát ở đời rốt sau, lúc pháp gần diệt, có vị nào trì Kinh Pháp Hoa này, ở trong hàng người tại gia, xuất gia sanh lòng từ lớn, ở trong hạng người chẳng phải Bồ-tát sanh lòng bi lớn, phải nghĩ thế này: Những người như thế thời là mất lợi lớn. Đức Như Lai phương tiện tùy nghi nói pháp chẳng nghe, chẳng biết, chẳng hay, chẳng hiểu, chảng tin, chẳng hỏi. Người đó dầu chẳng hỏi, chẳng tin, chẳng hiểu kinh này, lúc Ta đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, người đó tùy ở chỗ nào, Ta dùng sức thần thông, sức trí huệ dẫn dắt đó, khiến đặng trụ trong pháp này.
Văn Thù Sư Lợi! Vị Đại Bồ-tát đó ở sau lúc Như Lai diệt độ, nếu thành tựu đặng pháp thứ tư này thời lúc nói pháp này không có lầm lỗi, thường được hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, quốc vương, vương tử, đại thần, nhân dân, bà-la-môn, cư sĩ thảy cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, hàng chư thiên ở trên hư không vì nghe pháp cũng thường theo hầu. Nếu ở trong xóm làng, thành

About namcuulong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *