Ba-la-nại thống lĩnh sáu mươi nước nhỏ, vua có ba thái tử, đều phong cho làm vua các nước nhỏ.
Bấy giờ trong triều có đại thần La-hầu-la phản nghịch, giết chết nhà vua và hai thái tử lớn. Thái tử út lúc ấy đang làm vua nước nhỏ vùng biên địa. Là người có lòng nhân đức hiền thiện, thiên thần đều yêu kính. Tiểu vương sinh được một thái tử, đặt tên là Tu-xà-đề. Thái tử mới bảy tuổi mà rất thông minh nhân từ, hiếu thuận, rất được vua và phu nhân yêu thương.
Một hôm, vị thần giữ cung điện báo với vua:
– Đại vương biết chăng! Đại thần La-hầu soán ngôi, đã giết chết vua cha và hai hoàng huynh của ngài rồi. Không bao lâu nữa, quân mã của ông ta sẽ đến đây. Sao ngài không chạy trốn?
Vua nghe nói thế trong lòng sợ hãi, toàn thân rúng động, nhìn lên hư không hỏi:
– Khanh là ai? Vì sao ta chỉ nghe tiếng mà không thấy hình? Những lời khanh nói là thật chứ?
Vị thần đáp:
– Tôi là thần giữ cung điện. Vì thấy ngài thông minh, phúc đức, dùng chính pháp trị nước, nên tôi báo cho ngài biết trước. Ngài nên lập tức rời khỏi đây. Chẳng bao lâu nữa, họa sẽ đến.
Vua liền vào cung, thầm nghĩ: “Nay ta nên đến nước láng giềng lánh nạn. Nhưng đến nước đó có hai lộ trình: một lộ trình bảy ngày, một lộ trình mười bốn ngày. Ta nên đi theo lộ trình ngắn nhất”. Thế là, vua chuẩn bị lương thực đủ bảy ngày, bồng thái tử Tu-xà-đề ra đi, phu nhân theo sau. Vì trong lòng hoang mang hốt hoảng, nên nhà vua đi nhầm vào lộ trình mười bốn ngày. Con đường này rất hiểm nguy, lại không có cỏ nước. Nhà vua vốn chỉ chuẩn bị lương thực cho một người trong bảy ngày, nay đến ba người cùng ăn trong mười bốn ngày. Nên đi được mấy ngày thì lương thực đã cạn mà đường phía trước còn xa. Trong tình cảnh này, hai người chỉ biết khóc và cất tiếng than:
– Thật lạ thay! Thật khổ thaỵ! Từ lúc sinh ra đến giờ, ta chưa từng nghe có nỗi khổ này, sao hôm nay, chính ta lạỉ gặp phải!
Rồi họ lại nằm lăn ra đất, than trách:
– Đời trước chúng ta đã gây tạo ác nghiệp gì, đến nỗi hôm nay phải chịu tai họa này? Nghĩ đến đây, họ lại khóc lớn. Vì quá đau lòng, vua ngã ngất xuống đất, giây lâu tỉnh lại, suy nghĩ: “Không thể để ba người phải bò mạng tại đây. Chắc phải giết phu nhân, lấy thịt duy trì mạng sống cùa ta và thái tử”. Nghĩ thế, vua liền vung đao định giết phu nhân. Thái tử Tu-xà-đề thấy vua muốn giết mẹ mình, liền bước đến nắm tay vua và hỏi nguyên nhân.
Vua nước mắt ràn rụa, khẽ bảo thái tử;
– Ta định giết mẹ con, lấy máu thịt của bà ấy để nuôi mạng sống ta và con. Nếu không, mẹ con cũng sẽ chết, ta cũng vậy. Nhưng thân ta sống chết sá gì, chỉ vì mạng sống của con, nên ta buộc phải làm thế!
Khi ấy, thái tử Tu-xà-đề liền thưa:
– Nếu phụ hoàng giết mẫu hậu, con cũng chẳng ăn. Có đời nào con lại ăn thịt mẹ mình. Nếu đã không ăn thì con cũng sẽ chết. Vậy tại sao người lại không giết con để cứu mạng phụ hoàng và mẫu hậu?
Vua nghe thế, vô cùng xót xa, ngã lăn ra đất ngất đi. Khi tỉnh lại, vua bảo thải tử:
– Con giống như đôi mắt của ta. Có ai lại tự móc mắt cùa mình để ăn. Ta thà chết, quyết không giết con để lấy thịt ăn.
Thái tử khuyên vua:
– Thưa phụ hoàng! Nếu nay người giết chết con, vài ngày sau, máu thịt sẽ hôi thối. Do đó, mỗi ngày nên lóc ba cân thịt trên người con, hai phần dâng cha mẹ, còn một phần con dùng để duy trì mạng sống.
Vua phải làm theo, lóc ba cân thịt chia làm ba phần, hai phần vua và phu nhân ăn, phần còn lại dành cho thái tử. Mọi người tiêp tục đi, nhưng chưa đến hai ngày, thịt trên người đã hết, chỉ còn bộ xương, nhưng thái từ vẫn chưa chết mà chỉ ngã gục xuống đất. Thấy thế, nhà vua liền chạy đến, bồng thái tử lên, gào khóc và nỏi:
– Cha mẹ không còn cách nào khác, buộc phải ăn thịt con, làm cho con phải đau khổ. Đường trước còn xa, chưa đên được nơi lánh nạn, mà thịt con đã hết. Chắc chúng ta phải chết chung ở đây.
Tu-xà-đề khuyên cha:
– Nhờ ăn thịt con, phụ hoàng và mẫu hậu đã đi được đến đây, tính ra chỉ còn một ngày đường nữa. Con ắt phải chết, cha mẹ chớ giống kẻ tầm thường, để phải cùng bỏ mạng nơi đâỵ. Xin hãy nghe con! Cha mẹ hãy nạo sạch những phần thịt còn sót lại giữa các đốt xương của con để ăn, thì cha mẹ có thể bảo toàn mạng sống đến được nước kia.
Vua và phu nhân đành phải làm theo lời thái tử, lấy được một ít thịt, chia làm ba phần, một phần cho thái tử, hai phần dành cho mình.
Ăn xong, hai người từ biệt thái tử lên đường. Tu-xà-đề gượng nhìn theo. Lúc ấy, vua và phu nhân vừa khỏe vừa đi. Hai người đã khuất bóng mà thái tử Tu-xà-đề vẫn lưu luyến nhìn theo, lát sau mê ngất nằm trên đất. Bấy giờ, do mùi máu thịt tươi trên người thải tử tỏa ra, nên ruồi nhặng khắp nơi bay đến, bu kín người rúc rỉa, khiến đau đớn không thể diễn tả hết,
Khi ấy, còn chút hơi thở, thái từ liền phát nguyện: “Nguyện những tai ương ác nghiệp đời trước đến đây trừ sạch. Từ nay về sau không dám tái phạm. Thân này đã dùng cứu sống cha mẹ. Nguyện cho cha mẹ ta thường được cảc phúc: ngủ nghỉ an lành, lúc thức an vui, không gặp ác mộng, trời bảo vệ, người kính mến, không phạm việc quan, không bị trộm cướp, không gặp giặc dữ, không bị mưu hại, không bị tàn diệt, gặp toàn việc lành. Những máu thịt còn sót lại trên thân, ta nguyện thí cho các loài ruồi nhặng kia, giúp chúng đều no đủ. Nhà công đức này, nguyện đời sau ta được thành Phật. Khi đã thành Phật, ta nguyện dùng pháp thực trừ bệnh nặng sinh từ đói khát của chúng sinh”.
Nguyện vừa phát, lập tức trời đát chấn động sáu cách, mặt trời ẩn mất Thích-đề-hoàn-nhân thấy vậy, liền cùng chư thiên xuống Diêm-phù-đề, hóa thành sư tử, cọp sói dọa nạt thử lòng thái tử.
Tu-xà-đề thấy các loài dã thú diệu võ dương uy, liền nhỏ nhẹ bảo:
– Các ngươi muốn ăn thịt ta thì tùy ý, cần gì phải dọa nạt.
Đế Thích bảo:
– Ta chẳng phải là sư tử, cọp, sói mà chính là Đế Thích, xuống đây để thử lòng ngươi.
Biết là trời Đế Thích, thái tử vô cùng vui mừng. Đế Thích hỏi:
– Ngươi bỏ được những thứ khó bỏ, đem máu thịt thân thể này dâng cho cha mẹ. Làm như vậy, là ngươi muốn sinh lên trời làm Ma vương, Phạm vương, thiên vương hay nhân vương?
Thái tử đáp:
– Tôi không nguyện làm gì cả, chỉ muốn cầu đạo Vô thượng chính chơn, độ thoát tất cả chúng sinh.
Nghe thế, Đế Thích liền bảo:
– Phải siêng năng khổ nhọc lâu ngày mới có thể thành tựu Phật đạo. Ngươi đâu có thể chịu đựng được nỗi khổ ấy?
Thái từ đáp:
– Dầu cho vòng sắt nóng quay tròn trên đỉnh đầu, tôi quyết không vì nỗi khổ ấy mà lui sụt đạo Vô thượng.
Đế Thích lại hỏi:
– Ngươi chỉ nói suông, căn cứ vào đâu để ta tin lời ngươi?
Thái tử liền lập nguyện:
– Nếu tôi lừa dối trời Đế Thích, xin cho vết thương trên thân mãi mãi không lành được; bằng ngược lại, xin cho thân thể tôi bình phục như cũ. Máu sẽ trở thành sữa trắng.
Vừa dứt lời, thân thể thái tử không những trở lại bình phục như xưa, máu biến thành sữa trắng mà dung mạo còn xinh đẹp gấp bội.
Thấy thế, Đế Thích liền ca ngợi:
– Hay thay! Nếu đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, xin hãy độ ta trước!
Tags bất hiếu năm tội nghịch nghiệp nhân trung hiếu
Check Also
PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM
QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...