chê, đồng học xa lánh. Xuất gia mà như thế, luống uổng cơ hội nghìn năm. Cho nên hôm nay ta răn nhắc, các ông hãy tự thương xót mình!
Ba, các vị đã xuất gia, vĩnh viễn xa lìa thân tộc, không còn thân sơ, thanh tịnh vô dục; gặp điều lành cũng không mừng, gặp điều dữ cũng không lo, cao siêu nhàn hạ, thoát tục rỗng rang, tâm giữ đạo mầu, thuận chân tính mà giữ lòng thuần phác, đã tự độ thì nên độ người, để tất cả đều thấm nhuần phúc lợi. Tại sao lại vô tâm đắm nhiễm dục trần, luống tranh hơn kém, giành giựt với đời, khác nào những kẻ tầm thường, còn kinh đạo thì chẳng thông, đức hạnh lại khiếm khuyết. Xuất gia như thế chỉ tự hủy nhục, cho nên hôm nay ta phải chỉ dạy, các ông nên tự gột rửa!
Bốn, các vị đã xuất gia, có danh xưng là Đạo nhân, chẳng thờ cha mẹ, chẳng làm bề tôi của vua, được mọi người phụng sự như thần; chẳng kể giàu nghèo, ai cũng cúi đầu đỉnh lễ. Bởi họ chuộng cái đức tu tập thanh cao, làm lợi mình lợi người của các vị. Ân cắt giảm của thí chủ rất lớn, một hạt gạo nặng đến bảy cân. Vậy mà tại sao biếng nhác chẳng biết báo ân, buông lung phóng dật, thân tâm trống rỗng. Không có giới đức mà thụ dụng của tín thí, sau khi chết sẽ rơi vào địa ngục, ăn toàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, đau đớn như vậy, không thể nói hết. Do đó hôm nay ta khuyên dạy rõ, các ông hãy gắng cải hối!
Năm, các vị đã xuất gia, có danh xưng là Tức tâm, thì chẳng đắm vào nơi tạp uế, chỉ một lòng kính đạo, chí hạnh trong sạch như ngọc như băng, cần thông nghĩa kinh, nghiêm trì giới luật để cứu lấy tâm, chúng sinh nào cần giúp, đều độ như người thân. Như thế sao lại vô tâm nổi chìm trong dòng tục, buông lung bốn đại, phóng túng năm căn, để cho đạo đức ngày càng cạn mỏng, việc đời mãi mãi sâu dày. Xuất gia như thế khác nào trần tục. Cho nên hôm nay ta răn nhắc, mong các ông tự mở tâm mình!
Sáu, các vị đã xuất gia, ném bỏ hình tướng thế tục, nên phải dốc lòng nơi chốn vắng lặng, cớ sao lòng cứ loạn động không thích nhàn cư, khiến cho đạo hạnh tổn giảm, thế sự tăng nhiều; lại chảng đi trên con đường bằng phảng mà lại lặn hụp trong chốn bùn nhơ. Mạng người như bóng ngựa qua khe cửa, chỉ trong chớp mắt, mà sự thống khổ trong địa ngục đâu thể nào chép hết. Cho nên hôm nay ta khuyên răn, các ông cần phải kính tu kinh giáo.
Bảy, các vị đã xuất gia không nên tự an ủi mình, bởi hình tướng tuy xấu mà hành sự rất tốt đẹp, y phục tuy thô mà oai nghi nghiêm chỉnh, thức uống ăn tuy đạm bạc mà lời nói đáng tuân theo; mùa hạ thì nhẫn chịu nóng bức, mùa đông thì kham nhận rét lạnh, giữ vững chí tiết, không uống nước ở suối Đạo, không vọng cầu phẩm vật cúng dường phi pháp, ở lâu trong phòng riêng mà hành nghi như đối trước Thế Tôn, học Vấn tuy không nhiều nhưng cũng bằng bậc Thượng hiền. Được như vậy mới đủ để báo đáp công ơn cha mẹ, dòng tộc và tất cả người thân quen. Do đó hôm nay ta khuyên bảo, các ông hãy tự nỗ lực!
Tám, các vị đã xuất gia, tuy tính có trí có ngu, về học thì không kể ít hay nhiều, nhưng chỉ cần chuyên tinh là tốt. Như bậc thượng thì tọa thiền, bậc trung thì tụng kinh, bậc hạ thì có thể xây dựng, tu sửa chùa tháp; đâu thể suốt ngày mà không làm được việc gì! Làm người mà không có danh gì thì luống uổng một đời. Cho nên hôm nay ta khuyên dạy, các ông hãy dốc lòng tu tập!
Chín, các vị đã xuất gia, vĩnh viễn xa lìa cha mẹ, tâm giữ đạo pháp, thân đắp ca-sa, ngày từ biệt song thân buồn vui lẫn lộn, vĩnh viễn dứt tục, siêu thoát trần ai. Do đó cần phải tu học kinh giáo, khắc kỉ tu chân. Sao lại vô tâm đắm nhiễm duyên trần, kinh đạo đã phai, công hạnh cũng trống rỗng; lại thêm lời nói tầm thường, đức hạnh kém cỏi, thầy bạn phải phiền lụy, lòng sân hận ngày càng tăng. Xuất gia như thế, chỉ tổn giáo pháp, nhục bản thân. Các ông hãy suy nghĩ kĩ, cố gáng lập thân tu đạo!
48.7.4. Đời Tề, Thích Tăng Phạm ở chùa Đông Đại Giác, Nghiệp đô: Sư họ Lí, người ở Bình Hương, giới đức thanh cao, nghiêm trì luật hạnh, không mảy may thiếu sót. Có lần sư đến tá túc tại một ngôi chùa kia, ý muốn nghe thuyết giới. Đêm ngày mười lăm, lúc sắp thuỵết giới, chúng tăng trong chùa nghị bàn không thuyết giới mà muốn thuyết kinh. Lúc ấy có vị tăng lên pháp tòa nói: “Thụ nghĩa luận bàn pháp tướng mới thể hội lời Phật, còn bố-tát thì tăng đã thường nghe và lấy việc phê bình chỉ trích làm chính”. Vừa nói xong, bỗng có một vị thần, thân cao hơn một trượng, tướng mạo kì vĩ, uy dũng kinh người hiện đến trước tòa và hỏi vị tăng thụ nghĩa:
– Hôm nay là ngày gì?
– Ngày bố-tát! Vị tăng đáp.
Vị thần liền kéo mạnh vị tăng xuống tòa, khiến vị ấy ngã nhào trên đất sắp chết. Kế đó thần lần lượt hỏi hai ba vị Thượng tọa, đáp cũng y như trước, thần cũng kéo đẩy khiến họ té nhào. Sau đó vị thần vung tay bỏ đi. Đạo tục hôm ấy đều thấy. Sư thấy sự việc linh dị như vậy, nên tự nỗ lực và khuyên tấn đại chúng tuân thủ việc bố-tát. Từ đó cho đến cuối đời, sư không dám thuyết dục, dẫu bệnh nặng đến nỗi không thể ngồi xe đến được, thì thỉnh tăng đến phòng bệnh thuyết giới. Cũng từ việc này mà Tăng ni khắp vùng đều tuân thủ việc bố-tát.
Tags dạy ngựa khuyên răn răn lỗi lầm răn trộm cắp răn tu học
Check Also
PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM
QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...