Dẫn vào nơi huệ Phật.
kinh diệu pháp liên hoa
QUYỂN THỨ BA
Một tiếng kín bày, thần thông giáo hóa thầm gia hộ. Khắp rưới mưa pháp nhuần các mầm. Qủa báo nhà rộng lớn, chốn châu báu không xa. Quyền biến hóa, đồng hoa đốm hư không.
Nam-mô Pháp Hoạ Hội Thượng Phạt Bồ-tát. ‘(3 lần) (c)
Ba căn khắp nhuần, đệ tử nhờ ơn, thành biến hóa dối bày chớ cho là chơn, lại xem nhơn duyên Đức Trí Thắng, mười sáu vị vương tôn tám phương chứng thân vàng.
Nam-mô Đại ThôngTrí Thắng Phật.
(3 lần) (c)
THÍCH NGHĨA
1 Nhứt thiết trí: Cũng tức là “Nhứt thiết chủng trí”, trí của Phật, rõ thấu rành suốt ba thuở mười phương tất cả pháp thế gian và xuất thế.
2. Chỗ quy thú: Chỗ về đến, tức là cội nguồn.
3. Tâm sở hành: Lòng tưởng mong, suy nghĩ, mong cầu v.v…
4. Tam thiên, Đại thiên: Một thái dương hệ gọi là 1 tiểu thế giới, 1.000 tiểu thế giới là 1 tiểu thiên thế giói, 1.000 tiểu thiên là 1 trung thiên, 1.000 trung thiên là đại thiên thế giới. Vậy, đại thiên thế giới là 1 tiểu thế giới nhân vói ba lần 1 ngàn (1 tiểu thế giới 1.000 X 1.000 X 1.000), nên gọi tam thiên đại thiên thế giới, gồm có 1.000.000.000 thế giới, là số thế giới của cõi Ta-bà thuộc quyền giáo hóa của Đức Thích Ca.
5- Lưỡng Túc Tôn: Là bậc có phước đức và trí huệ đầy đủ,
đáng để trời và người tôn kính, nên gọi là Lưỡng Túc Tôn.
6. Hóa thành dụ: Thành trì do thần thông biến hóa ra, để dụ quyền giáo của Phật.
7. Do tuần: Có 3 hạng do tuần: 40 dặm Tàu, 60 dặm, 80 dặm.
8- Quy mạng: Đem thân mạng về nương, là nghĩa của chữ “Nam-mô” trong tiếng Phạn.
9- Cõi Phạm Thiên: Cõi dục trên cõi người. Có 6 cõi trời:
10. Trời Tứ Thiên Vương; 2. Trời Đao Lợi (vua là Đế Thích hay Thích Đề Hoàn Nhơn); 3. Trời Dạ Ma; 4. Trời Đâu Xuất; 5. Trời Hóa Lạc; 6. Trời Tha Hóa Tự Tại. Trên cõi Dục có cõi Sắc. Cõi sắc cổ Tứ thiền (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền), 18 cõi trời. Trong Sơ thiền có 3 cõi: 1. Trời Phạm Chúng; 2. Phạm Phụ; 3. Phạm Thiên Vương. Phạm Thiên vương là vua trời Sơ thiền. Đại Phạm Thiên vương là vua trời Tứ thiền.
10. Cung điện: Có phước lành lớn nên cảm báo có cung điện tùy thân, nhỏ lớn như ý.
11. Lặng yên: Theo nghi biểu của Phật, ai thưa thỉnh việc chi, nếu nín thinh là đã chịu.
12. Ba lần Tứ đế thành 12 (Tam chuyển Pháp luân)
1. Đây là Khổ, đây là Tập, đây là Diệt, đây là Đạo.
2. Khổ nên biết, Tập nên dứt, Diệt nên chứng, Đạo nên tu.
3. Khổ biết rồi, Tập dứt rồi, Diệt chứng rồi, Đạo tu rồi.
13. Niết-bàn: 1. Thanh văn Niết-bàn. 2. Duyên giác Niết-bàn.
14. Một trăm triệu (100.000.000) gọi là “cai”.
15. Thanh ván thừa, Duyên giác thừa.
Các danh từ: vô lượng, vô biên, a-tăng-kỳ, vô số, na-do-tha, hằng hà sa, bất khả tư nghị, bất khả xưng, bất khả thuyết v.v… đều là những số lớn trên số muôn ức.
