– Tuy được mẹ của tai họa, nhưng lại làm cho dân tình rối loạn, nam nữ thất nghiệp. Giờ đây, thần muốn giết chết nó, không biết bệ hạ có cho phép không?
Vua bảo:
– Tốt lắm.
Vị quan liền đem ra ngoài thành định giết, nhưng đâm thì không vào, chém thì không đứt, chặt thì khồng chết, chất củi đốt thì thân nó đỏ như lửa rồi bỏ chạy. Nó chay qua làng thì cháy làng, đến chợ thì cháy chợ, vào thành thì cháy thành, vào đất nước thì cháy đất nước, làm cho dân chúng kinh hoàng, đói khát, khốn khổ. Cảnh khổ ấy là do chán vui, rước họa gây ra.
Câu chuyện này dụ cho người nam thường bi lửa sắc dục thiêu đốt. Người đời tham đắm sắc dục đến chết vẫn không biết khổ”.
44.4. THẬN TRỌNG VỚI CẢNH DUYÊN
Kinh Chỉnh pháp niệm ghi: “Bồ-tát Khổng Tước nói với thiên chúng:
– Nếu tì-kheo nào sợ tiếng xấu thì:
Không vào nơi người nữ vui chơi.
Không vào quán rượu.
Không gần gũi cũng không nói chuyện với người bán rượu.
Không gần gũi cũng không nói chuyện với kẻ nghiện rượu.
Không giao du với kẻ trộm cắp.
Không gần người trước đây đã từng làm việc ác.
Không gần kẻ ưa đánh nhau.
Không gần kẻ độc ác, ngầm hại người.
Không gần người đã nhiều lần bỏ đạo.
Không gần kẻ đam mê cờ bạc.
Không gần người ca múa hát xướng.
Không gần gũi trẻ em.
Không gần người say đắm nữ sắc.
Không gần người tính tình nóng nảy.
Không gần người nói năng bừa bãi.
Không gần người tham lam.
Không gần người mua bán dối trá.|
Không gần những kẻ xảo trá ở đầu đường, xó chợ, bị người khinh ghét.
Không gần người đào ao, vét hồ.
Không gần kẻ hoàng môn, không đi chung đường với người nữ.
Không gần người huấn luyện voi.
Không gần kẻ làm nghề đao phủ.
Không gần người huấn luyện ngựa.
Không gần người chấp đoạn kiến.
Không gần người chẳng có giới luật.
Tì-kheo không nên gần gũi những hạng người xấu ác như thế, nếu gần những người này, thì sẽ có hành vi giống như họ.
Vì vậy, tì-kheo phải sợ tiếng xấu, không nên gần gũi, hoặc đi chung đường dù một bước với người có hành vi không chân chính.
Khi ấy, bồ-tát nói kệ:
Nếu gần kẻ xấu ác,
Sẽ thành người bất thiện,
Thế nên phải tránh ác,
Chớ làm điều bất thiện.
Hễ thân cận người nào,
Hẳn luôn gần gũi họ,
Vì thế đồng hành vi,
Hoặc thiện, hoặc bất thiện.
Những ai chuộng điều tốt, Nên gần gũi người lành,
Nhờ vậy được an vui,
Thiện không gây nhân khổ. Gần thiện tăng công đức, Gần ác thêm lỗi lầm,
Công đức và ác nghiệp,
Nay lược nói như sau:
Nếu thân cận người thiện,
Sẽ được tiếng tốt đẹp,
Còn gần người bất thiện,
Bị mọi người xem thường.
Phải luôn gần người thiện,
Xa lìa bạn bè ác,
Nhờ gần gũi người thiện,
Mà dứt bỏ việc ác ”.
44.5. THẬN TRỌNG VỚI LỖI LẦM
Kinh Tạp A-hàm ghi: “Đức Phật dạy các tì-kheo:
– Thí như một viên bi sắt nung đỏ, nếu đặt vào lụa trắng, thì lụa cháy nhanh không?
– Bạch Thế Tôn! Cháy rất nhanh! Các tì-kheo đáp.
– Này các tì-kheo! Kẻ ngu sống trong thôn xóm, sáng sớm đắp y ôm bát khất thực, không khéo bảo vệ thân, không giữ gìn các căn, khồng buộc ý niệm. DoNhững ai chuộng điều tốt, Nên gần gũi người lành,
Nhờ vậy được an vui,
Thiện không gây nhân khổ. Gần thiện tăng công đức, Gần ác thêm lỗi lầm,
Công đức và ác nghiệp,
Nay lược nói như sau:
Nếu thân cận người thiện,
Sẽ được tiếng tốt đẹp,
Còn gần người bất thiện,
Bị mọi người xem thường.
Phải luôn gần người thiện,
Xa lìa bạn bè ác,
Nhờ gần gũi người thiện,
Mà dứt bỏ việc ác ”.
44.5. THẬN TRỌNG VỚI LỖI LẦM
Kinh Tạp A-hàm ghi: “Đức Phật dạy các tì-kheo:
– Thí như một viên bi sắt nung đỏ, nếu đặt vào lụa trắng, thì lụa cháy nhanh không?
– Bạch Thế Tôn! Cháy rất nhanh! Các tì-kheo đáp.
– Này các tì-kheo! Kẻ ngu sống trong thôn xóm, sáng sớm đắp y ôm bát khất thực, không khéo bảo vệ thân, không giữ gìn các căn, khồng buộc ý niệm. Do đó, khi gặp thiếu nữ trẻ tuổi, không giữ chính niệm, chạy theo sắc tướng, khởi tâm tham dục, lửa dục đốt cháy tâm, đốt luôn cả thân. Khi thân tâm đã cháy thì liền xả giới, thoái thất đạo tâm. Kẻ ngu si này mãi mãi tăng trưởng điều phi nghĩa. Vì thế
