Được thế gian tôn kính.
Đức Phật bảo A-nan:
– Ông hãy lấy cát trong bát này rải lên nơi Như Lai kinh hành, sẽ giúp cho đứa bé được sinh vào nơi ấy. A-nan liền làm theo lời Thế Tôn dạy.
Đức Phật lại bảo:
– Này A-nan! Vua Nhật Nguyệt Hộ cai trị thành Ba-liên-phất sinh thái tử Tần-đầu-bà-la. Thái tử sẽ kế vị và có con tên là Tu-sư-ma. Bấy giờ ở nước Chiêm-bà có một người con gái Bà-la-môn dung mạo xinh đẹp, đoan chính, ai cũng thích nhìn, cả nước đều quí trọng. Các thầy tướng đều đoán cô gái này sẽ làm vương phi, sinh được hai ngườỉ con, một sẽ làm vua cai trị một thiên hạ, một sẽ xuất gia học đạo và đạt Thánh quả.
Bà-la-môn nghe vậy vô cùng vui mừng, liền trang điểm cho con rồi gả cho vua kia. Vua thấy cô gái xinh đẹp, đoan chính, có đức hạnh, thì liền cưới làm phu nhân. Vị phu nhân lớn và các thể nữ thấy vậy liền suy nghĩ: ‘Người này xinh đẹp lại đoan chính, được mọi người quí trọng. Vì thế mà đại vương bỏ ta, không thèm nhìn đến’. Thế là các thể nữ ấy bảo phu nhân mới học cắt tóc. Sau khi thuần thục bà đến cắt tóc cạo râu cho vua, khiến vua vui vẻ và vô cùng khoan khoái. Vua cho phép bà một ước muốn. Bà trả lời là muốn vua sủng ái mình. Ba lần cầu xin như thế, nhà vua bèn đáp:
– Ta là vua Quán Đỉnh dòng Sát-lợi, ngươi là người cắt tóc, làm sao yêu thương các ngươi được!
– Thần thiếp không thuộc giòng tộc thấp hèn mà là con gái của một bà-la-môn cao quí. Thầy tướng nói với cha thiếp là nên gả người con gái này cho quốc vương, cho nên thần thiếp đến đây! Phu nhân này đáp.
– Nếu vậy ai bảo nàng học nghề thấp hèn này?
– Các thể nữ của phu nhân trước đã bảo thần thiếp học.
Sau đó vua ban sắc từ nay không được làm nghề thấp hèn này và phong bà làm đệ nhất phu nhân. Nhà vua hằng ngày vui chơi bên phu nhân, nhân đó bà có thai. Tháng ngày đã đủ, hạ sinh hạ một bé trai. Vì sinh ra rất an ổn, người mẹ không lo buồn, nên bảy ngày sau đặt tên là Vô Ưu. Sau đó bà lại sinh một bé trai, đặt tên là Li ưu. Thân Vô ưu rất thô nhám, nên không được phụ vương bồng ẵm, thương yêu.
Muốn thử tài các vị hoàng tử, nên một hôm vua hỏi bà-la-môn Tân-già-la-a:
– Hòa thượng xem trong các con của ta, sau khi ta băng, ai sẽ làm vua?
– Đại vương hãy đưa các hoàng tử đến cung điện ở vườn Kim Điện, hạ thần sẽ xem tướng tại đó.
Thế là tất cả đều đi. Bấy giờ người mẹ hỏi Vô Ưu:
– Mọi người đều theo vua xuất thành đến vườn Kim Điện xem các vương tử, sau khi đại vương băng, ai sẽ làm vua. Tại sao con không đi?
– Phụ hoàng đã không nghĩ đến, lại còn không muốn gặp mặt con mà đến làm gì! Vô Ưu đáp.
– Con cứ việc đến đó! Người mẹ bảo.
– Con sẽ đến, xin mẹ mang thức ăn cho con.
– Cứ làm như thế! Người mẹ đáp.
Vừa ra đến cừa thành, Vô Ưu gặp một vị đại thần tên là A-nậu-la-đà, vị này hỏi:
– Vương tử đi đâu vậy?
– Nghe nói Đại vương đến vườn Kim Điện xem tướng các vương tử, sau khi ngài băng vị nào sẽ làm vua, nên bây giờ ta đên nơi ây!
Vị quan này trước đó đã được nhà vua ra lệnh rằng: “Nếu vương tử Vô Ưu đến thì nên trao cho con voi già yếu chậm chạp, đồng thời chọn người già làm tùy tùng”. Thế là Vô Ưu cưỡi voi già đến vườn, vào ngồi trên đất. Bấy giờ các vương tử chuẩn bị dùng cơm. Người mẹ đặt cơm trộn sữa đặc vào bát bằng đất nung đưa đến cho Vô Ưu. Trong lúc các vương tử dùng cơm, vua bảo thầy tướng:
– Khanh xem ai trong số các vương tử đây có tướng làm vua, kế thừa ngôi vị của ta!
– Thần xin dự kí chung.
– Cứ làm theo lời của khanh!
Thầy tướng nói:
– Trong các vị vương tử đây, ai dùng phương tiện đi lại tốt nhất sẽ làm vua.
Các vương tử nghe vậy, đều nói mình có phương tiện tốt nhất. Riêng Vô Ưu nói: ‘Ta cưỡi ngựa già, ta được làm vua!’. Thầy tướng lại nói:
– Ai ngồi tòa cao đẹp bậc nhất, người ấy sẽ làm vua!
Các vương tử đều nói với nhau là tòa của mình bậc nhất; riêng Vô Ưu nói: ‘Ta ngồi trên đất, ta sẽ làm vua’. Thầy tướng lại nói:
– Ai có bát và thức ăn thượng hạng sẽ được làm vua! Vô Ưu lại nói tiếp: ‘Ta có phương tiện tốt, tòa bậc nhât, thức ăn thượng hạng’.
Vua xem xét các vương tử xong, liền trở về cung. Bấy giờ mẹ Vô Ưu hỏi: ‘Ai sẽ làm vua, thầy tướng dự kí cho ai?’. Vô Ưu đáp: ‘ Ai có phương tiện tốt nhất, tòa cao đẹp nhất, bát và thức ăn thượng hạng sẽ làm vua. Con tự thấy mình sẽ làm vua, vì có voi già làm phương tiện, lấy đất làm tòa, bát thô đựng thức ăn, tấm cám trộn sữa làm cơm’ .
Bà-la-môn xem tướng biết Vô Ưu sẽ làm vua, nên rất kính trọng người mẹ, người mẹ cũng thưởng cho bà-la-môn rất trọng hậu và nói: ‘Nếu con ta làm vua, thầy sẽ được rất nhiều lợi lạc, sẽ được cúng dường trọn đời’.
Bấy giờ nước Đức-xoa-thỉ-la, một quốc gia vùng biên của vua Tần-đầu-bà-la tạo phản, vua sai Vô Ưu mang bốn binh chinh phạt nước ấy. Vô Ưu vâng mệnh, nhưng khi xuất quân, nhà vua không trao cho khí giới, giáp trụ. Những người đi theo vội nói: ‘Nay chúng ta chinh phạt nước kia, nhưng không có vũ khí và quân dụng thì làm sao chiến thắng?’. Vô Ưu nói: ‘Nếu thật ta sẽ làm vua thì nhờ phúc báo căn lành, vũ khí giáp trụ tự nhiên hiện đến!’. Nói vừa dứt lời, mặt đất nứt ra, tất cả vũ khí giáp trụ từ lòng đất vọt lên.
Nhân dân nước Đức-xoa-thỉ-la nghe Vô Ưu đến liền dọn dẹp, san phẳng đường sá, trang hoàng thành quách, mọi người cầm bình cát tường và các phẩm vật khác tiếp đón vương tử Vô Ưu. Họ đồng thưa rằng: ‘Chúng tôi không phản đại vương và vương tử, nhưng các quan không làm lợi ích cho chúng tôi, nên mới trái nghịch vương pháp!’. Nói xong, họ mời vương tử vào thành. Sau khi bình định nước này, vua lại sai Vô Ưu đánh nước Khứ-sa. Bấy giờ hai đại lực sĩ nước kia theo lệnh vua san phảng, dọn dẹp đường sá, bỗng chư thiên tuyên lịnh: ‘A-dục (Vô ưu) sẽ làm vua thiên hạ, các ngươi chớ chống cự!’. Thế là vua nước ấy vội qui hàng. Cứ như vậy, A-dục bình định cả thiên hạ, tận đến bờ biển.
Ngay lúc này vua cha bệnh nặng, ông bảo các quan rằng: ‘Nay ta muốn lập Tu-sư-ma kế vị, còn đưa A-dục đến một nước khác!’ Nhưng các quan muốn lập A-dục, nên dùng bột màu vàng xoa lên toàn thân A-dục, họ lại đến gặp vua và tâu: ‘Vương tử A-dục bệnh rât nặng!’. Nói xong họ trang bị cho vương tử rồi đưa đến gặp vua. Các quan đồng tâu: ‘Hôm nay chúng ta lập vị vương tử này làm vua, sau này từ từ sẽ lập Tu-sư-ma!’. Nhà vua nghe thế thì im lặng, trong lòng không vui. Lúc ấy, A-dục suy nghĩ: ‘Nếu ta nhất định được vương vị, thì chư thiên tự nhiên hiện đến, dùng nước rưới trên đỉnh ta và dùng dây lụa trắng buộc đầu ta’. Nhà vua thấy có điềm ấy, lòng vô cùng sầu muộn, tức thời mạng chung. Thế là A-dục kế vị. Theo phép tắc an táng vua cha xong, Vua A-dục phong A-nậu-lâu-đà làm đại thần.
Vương tử Tu-sư-ma nghe vua cha băng và đã lâp A-dục làm vua, trong lòng không phục, liền tập họp quân đội tiến đánh vua A-dục. Bây giờ trên bốn cửa thành, vua A-dục bố trí hai lực sĩ ở hai cửa, một cửa giao cho vị đại thần, còn đích thân giữ cửa đông. Đại thần A-nậu-lâu-đà chế tạo một con voi lớn bằng gỗ có cơ quan điều khiển, lại tạo hình tượng vua A-dục cưỡi voi, đặt bên ngoài cửa đông. Kế đó ông cho đào hầm sâu, đổ đầy than lửa, ngụy trang miệng hầm. Khi Tu-sư-ma đến, đại thần A-nậu-lâu-đà bảo: ‘Vương tử muốn làm vua, bây giờ A-dục đang trấn giữ cửa Đông, ngài đến đó giao chiến, nếu thắng thì tự nhiên được làm vua’. Vừa nghe nói, Tu-sư-ma liền chạy đến cửa Đông thì bị rơi vào hầm lửa tử trận. Đại lực sĩ Bạt-đà-thân-đà nghe tin Tu-sư-ma tử trận, đã dẫn vô số thân thuộc theo Phật pháp xuất gia học đạo và đều chứng A-la-hán.
Các quan cậy mình có công, nên xem thường A-dục, không chịu theo lễ quân thần. Vua cũng biết họ xem thường mình, nên một hôm vua nói: ‘Các ngươi hãy nhổ bỏ cây hoa để trồng cây gai!’. Các quan đáp: ‘Chưa nghe nói ai nhổ cây hoa để trồng cây gai, mà cần phải nhổ cây gai để trồng cây hoa. Cho dù Đại vương nhiều lần ban lệnh, chúng thần cũng không tuân theo’. Nhà vua vô cùng tức giận, rút kiếm chém chết năm trăm người. Một hôm vua cùng với các thể nữ và thân thuộc đến
