Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

Khi ta làm bố thí,
Tâm tịnh dâng vật tốt.
Không như vua bố thí,
Dùng cát dâng chư Phật.
Nghe rồi, vua bảo các đại thần:
– Ta vì dùng cát cúng dường Phật, nên chịu quả báo như thế. Tại sao ta không tu hạnh cung kính Thế Tôn?
Sau đó, vua sai tìm những ngôi tháp của các đệ tử Phật thời Phật tại thế, như Ca-diếp, A-nan v.v… Đích thân vua đến chỗ các tháp ấy, thành tâm cung kính đỉnh lễ, tỏ bày sự xót xa và cúng dường mọi thứ. Vua còn dựng một ngôi tháp lớn cho mỗi vị và cúng dường những ngôi tháp này mười vạn lượng châu báu.
Đến lượt cúng dường ngôi tháp của Bạc-câu-la,
vua hỏi:
– Vị này có công đức gì?
Tôn giả Quật-đa đáp:
– Vị ấy là bậc ‘Vô bệnh đệ nhất’, nhưng không giảng câu pháp nào cho ai cả, chỉ luôn luôn im lặng.
Vua sai các quan:
– Hãy cúng dường một đồng tiền.
– Các quan hỏi vua:
– Công đức vốn bình đẳng, tại sao bệ hạ chỉ cúng dường tháp này một đồng tiền?
Vua bảo:
– Hãy nghe ta nói kệ:
Tuy trừ vô minh si,
Trí tuệ soi xét khắp,
Nhưng như Bạc-câu-la,
Thế gian được ích gì?
Lúc ấy đồng tiền kia tự quay trở lại chỗ vua. Thấy việc lạ lùng ấy, các quan cùng ca ngợi vị A-la-hán kia:
– Than ôi! Tôn giả giữ hạnh thiểu dục tri túc, dù chỉ một đồng cũng không nhận.
Vua lại liên tục cúng dường cây bồ-đề. Có vị phu nhân tên Đê-xá-la-hi-đa nghĩ: ‘Đức vua đang rất yêu mến ta, nhưng nay lại bỏ thân ngọc ngà ta mà đến cội bồ-đề. Vậy ta nên tìm cách làm cho cây ấy chết để đức vua không đến nữa. Chỉ có thế, đức vua mới chịu vui với ta. Phu nhân liền sai người tưới sữa nóng vào cây bồ-đề ấy khiến cây khô, lá rụng. Nghe tin cây bồ-đề chết, vua quá đau buồn và ngất xỉu trên đất. Thấy vua mãi âu sầu, phu nhân muốn làm vui lòng vua, liền hỏi nguyên do. Vua bảo:
– Nếu không có cây kia thì mạng tạ cũng không còn. Như Lai đã đắc đạo ở cây ấy. Nay cây ấy không còn thì ta đâu cần sống!
Phu nhân bèn sai tưới sữa lạnh vào cây ấy, nó liền sống lại. Vua nghe tin, vô cùng vui mừng, đến cội cây bồ-đề chiêm ngưỡng, mắt không rời. Sau đó, vua sai mang một nghìn bình nước thơm tưới cây bồ-đề, khiến nó cao to và sum suê, đẹp hơn trước.
về sau, vua chuẩn bị thân tâm thanh tịnh, bưng lư hương ở trên điện thờ, lễ bốn phương, tâm nghĩ, miệng nói:
– Các đệ tử hiền thánh của Như Lai ở các nơi! Hãy thương xót mà nhận sự cúng dường của con!
Khi vua nói như thế xong, có ba mươi vạn tì-kheo nhóm họp đến-. Trong số đó, mười vạn là a-la-hán, hai mươi vạn là thánh hữu học và phàm phu. Nhân đây, nhân dân, cung nhân, thái tử, các quan đã cùng với vua tạo vô lượng công đức, không thể kể xiết”.
Kinh Tạp A-hàm ghi: “Vua A-dục hỏi các tì kheo:
– Ai ở trong Phật pháp thường thực hành bố thí rộng lớn?
Các tì-kheo nói:
– Trưởng giả cấp Cô Độc thực hành bố thí rộng lớn nhất.
Vua hỏi:
– Ông ấy bố thí như thế nào?
Các tì-kheo đáp:
– Ông ấy đã bỏ ra ức nghìn lượng vàng để bố thí.
Vua nghe xong, nghĩ: ‘Ông trưởng giả kia còn có
thể bỏ ức nghìn lượng vàng để cúng dường. Nay ta là vua, lý do gì lại không dùng ức nghìn lượng vàng để bố thí? Ta cũng sẽ dùng trăm ức nghìn lượng vàng để bố thí, cho đến đem hết kho báu riêng, cùng tất cả phu nhân, mĩ nữ, đại thần, thái tử trong cõi Diêm-phù-đề này cúng dường cho các thánh tăng. Sau đó, ta sẽ dùng bốn mươi ức lượng vàng chuộc họ lại. Tính ra, như thế ta đã dùng chín mươi sáu ức nghìn lượng vàng’. Đến khi bị bệnh nặng, vua tự biết số mạng mình sắp hết, muốn dùng trăm ức nghìn lượng vàng tạo công đức, nhưng nay điều nguyện chưa tròn thì sắp qua đời sau, chỉ còn thiếu bốn ức lượng vàng. Do đó, vua sai lấy châu báu đưa đến chùa Kê-đầu-ma cúng dường. Khi chỉ còn nửa quả a-ma-lặc vua cũng đưa đến chỗ chư tăng. Sau khi đỉnh lễ và thăm hỏi, vua thưa:
– Con cai trị cõi Diêm-phù-đề này, cõi này là của con. Nay của cải đã hết, không được tự chủ nữa, chỉ còn nửa quả a-ma-lặc này, xin các ngài nhận lấy để con thêm phúc!
Thượng tọa Da-xá sai nghiền quả a-ma-lặc, cho vào canh thạch lựu, rồi phân chia cho tất cả chư tăng.
Vua liền hỏi cận thần:
– Ai là vua cõi Diêm-phừ-đề?
Các quan tâu:
– Chính là đại vương.
Vua ngồi dậy ngoảnh nhìn bốn phía, chắp tay đỉnh lễ, nghĩ đến công đức của Phật, lòng nghĩ, miệng nói:
– Náy ta cúng dường cõi Diêm-phù-đề này cho Tam bảo.
– Vua viết giấy xác nhận, niêm phong lại, dùng ấn ngà đóng lên. Làm xong, vua liền qua đời.
Bấy giờ, thái tử và nhân dân cúng dường mọi thứ và lo việc tống táng theo nghi thức hỏa thiêu dành cho vua”.:
Kinh Pháp ích ghi: “Nay đất nước này thuộc Tam bảo, tại sao lại lập thái tử làm vua?
Nghe dân nói thế, các quan cùng nhau bỏ ra bốn ức lượng vàng đem đến chùa chuộc lại đất nước”,
Luận Thiện kiến ghi: “Vua A-dục dùng chín mươi sáu ức đồng tiền vàng để xây dựng tám mươi bốn ngôi tháp báu và cúng dường nhiều phẩm vật”.
35.3. DỰNG THÁP
* Lời bàn
Hỏi: Qua những điều kinh luận đã dẫn ở trên, đã biết lý do dựng tháp, nhưng chưa hiểu tháp nghĩa là gì, có mấy loại tháp, phàm phu có được dựng tháp tôn thờ không?
Đáp: Bởi chữ Phạn và chữ Hán khác nhau, việc phiên dịch trước sau không đồng, cho nên dẫn đên việc dùng danh từ và các thuật ngữ khác nhau, văn tự cũng nhiều sai biệt.
Tháp, tiếng Phạn là tháp-bà, Trung Hoa dịch là phương phần; hoặc tiếng Phạn là chi-đề, Trung Hoa dịch là nơi diệt ác sinh thiện; hoặc tiếng Phạn là đẩu-tẩu-ba, Trung Hoa dịch là hộ tán, như người ủng hộ và khen ngợi, người đáng được ủng hộ và khen ngợi. Chính âm tiếng Phạn của tháp là tốt-đổ-ba, Trung Hoa dịch là miếu. Miếu nghĩa là mạo, tức là linh miếu.
Việc dựng tháp có ba ý nghĩa: Một, biểu thị tính đức ưu việt của người được thờ; hai, khiến người khác tin; ba, để báo ân.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 36 – TREO TRÀNG PHAN, HƯƠNG HOA, TÁN TỤNG

QUYỂN 36 Quyển này gồm hai chương: Treo tràng phan, Hoa hương, Tán tụng. 32. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *