Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 30 – CHƯƠNG TAM BẢO TRỤ TRÌ

PUCL QUYỂN 30 – CHƯƠNG TAM BẢO TRỤ TRÌ

lưu hành khắp thế gian, không đoạn dứt. Đến khi tuổi thọ con người bảy vạn năm thì chính pháp vô thượng bị hủy diệt.
Khi ấy, mười sáu vị đại a-la-hán cùng với các quyến thuộc đến nhóm họp ở châu này, vận sức thần thông, dùng bảỵ thứ báu xây tháp cao rộng trang nghiêm, thỉnh tât cả xá-lợi của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni tôn thờ trong đó. Họ dâng các thứ hương hoa cúng dường, cung kính, ca ngợi, nhiễu quanh tháp trăm nghìn vòng, chiêm ngưỡng, lễ lạy, rồi bay lên hư không, hướng vê phía tháp mà thưa:
– Kính lễ đức Thích-ca Như Lai ứng Cúng Chính Đẳng Giác! Trước đây, chúng con nhận lời Phật dạy bảo, hộ trì chính pháp, làm lợi ích trời người.
Nay tạng pháp đã diệt, duyên đã tròn đầy, chúng con xin diệt độ.
Nói xong, họ đồng loạt vào niết-bàn Vô dư. Trước hết các ngài nhập định, dùng nguyện lực tự nổi lửa đốt thân, giống như đèn tắt, thi thể không còn.
Bấy giờ, tháp lún sâu vào trong đất đến chạm đến tầng kim cang, chính pháp vô thượng của Phật Thích-ca Mâu-ni hoàn toàn bị hủy diệt trong tam thiên đại thiên thế giới này. Từ đó trở đi, trong cõi Phật này có bảy trăm câu-chi độc giác cùng lúc xuất hiện. Đến khi tuổi thọ của con người tám vạn năm thì các vị độc giác này đều diệt độ.
Sau đó, đức Di-lặc Như Lai, ứng Đẳng Chính Giác xuất hiện thế gian. Bấy giờ, châu Nam Thiệm-bộ rộng rãi trang nghiêm thanh tịnh, giống như kinh đã ghi.
22.7. TĂNG NI
Kinh Tì-ni mẫu ghi:
– Người xuất gia có năm nhân duyên khiến cho chính pháp tồn tại lâu dài:
1. Thường đọc tụng kinh điển, đầy đủ văn cú, trước sau có thứ tự, nghiên cứu rốt ráo nghĩa lí, lại dạy cho đệ tử cùng biết.
2. Thông suốt ba tạng, đầy đủ văn nghĩa, dạy cho bốn chúng nghe những kiến giải của mình, nên dù mạng chung, nhưng chính pháp vẫn nối nhau không dứt.
3. Trong tăng chúng có những vị đại đức, thượng tọa được bốn chúng quý trọng, siêng năng tu tập ba nghiệp, xả bỏ việc đời. Đệ tử của vị ấy cũng như vậy, nối tiếp nhau tu trọn đức hạnh.
4. Các tì-kheo tính tình nhu hòa, lời nói không trái, làm theo việc lành, lánh xa điều ác, vâng theo lời dạy của bậc trí đức tài cao mà tu tập.
5. Các tì-kheo sống hòa thuận, không vì thế lực, lợi dưỡng, bè đảng giúp đỡ mà cùng tranh giành phải trái.
Năm việc này khiến chính pháp mãi mãi lưu truyền ở đời, nên gọi là bậc thượng trong thuyết pháp.
22.8. TRƯỞNG GIẢ THIỆN SINH
Kinh ưu-bà-tắc giới ghi: “Bấy giờ trong pháp hội, trưởng giả Thiện Sinh thưa:
– Bạch Đức Thế Tôn! Lục sư ngoại đạo thường dạy mọi người: ‘Nếu người nào có thể sớm tối kính lễ sáu phương thì tăng tuổi thọ và của cải. Tại sao? Vì phương đông thuộc Đế Thích cai quản, người nào cúng dường thì được Đế Thích hộ trì. Phương nam thuộc vua Diêm-la cai quản, người nào cúng dường thì được Diêm-la hộ trì. Phương tây thuộc thiên tử Bà-lâu-na cai quản, người nào cúng dường thì được hộ trì. Phương bắc thuộc thiên tử Câu-tỳ-la cai quản, người nào cúng dường thì được hộ trì. Phương dưới thuộc Hỏa thiên cai quản, người nào cúng dường thi được hộ trì. Phương trên thuộc Phong thiên cai quản, người nào cúng dường thì được hộ trì. Trong Phật pháp có sáu phương như thế chăng?
Đức Phật đáp: “Này Thiện nam! Trong Phật pháp ta cũng có sáu phương, đó là sáu ba-la-mật:
1. Phương đông tức là đàn-na. Tại sao? Đây là phương mặt trời mọc, biểu thị cho việc xuất hiện nhân duyên của ánh sáng trí tuệ. Phương đông thuộc tâm chúng sinh. Nếu chúng sinh cúng dường đàn-na ba-la-mật thì tăng trưởng thọ mạng và tài sản.
2. Phương nam tức là thi-la. Tại sao? Thi-la là bên phải, nếu người nào cúng dường Thi-la thì cũng tăng trưởng thọ mạng và tài sản.
3. Phương tây tức là sàn-đề. Tại sao? Vì phương tây là phía sau, bỏ tất cả pháp ác lại phía sau. Nếu người nào cúng dường sằn-đề thì cũng tăng trưởng thọ mạng và tài sản.
4. Phương bắc tức là tỳ-lê-da. Tại sao? Vì phương bắc là thắng các pháp ác. Nếu người nào cúng dường thì cũng tăng trưởng thọ mạng và tài sản.
5. Phương dưới tức là thiền định. Tại sao? Vì chính quán thấu suốt ba đường ác. Nếu người nào cúng dường thì cũng tăng trưởng thọ mạng và tài sản.
6. Phương trên tức là bát-nhã. Tại sao? Vì phương trên là vô thượng. Vì vô thượng, nên nếu người nào cúng dường thì tăng trưởng thọ mạng và tài sản.
Này Thiện nam! Sáu phương này đều thuộc tâm chúng sinh chẳng giống như sáu phương mà lục sư ngoại đạo nói. Ai có thể cúng dường sáu phương này? Chi cố bồ-tát mới có thể cúng dường”.
22.9. THIÊN VƯƠNG
Kinh Xá-lợi-phất vấn ghi: “Xá-lợi-phất thưa:
-Tại sao Như Lai bảo Đế Thích và bốn thiên vương: ‘Chẳng lâu nữa, Ta sẽ diệt độ. Các ông nên trụ tại cõi này mà hộ trì pháp của ta. Sau khi Ta diệt độ, bốn đại tì-kheo là Ma-ha-ca-diếp, Tân-đầu-lô, Quân-đố-bát-thán, La-hầu-la không vào niết-bàn, vẫn trụ thế mà hoằng dương pháp của ta.
Phật lại bảo:
– Thời tượng pháp, lòng tin của chúng sinh cạn cợt, dù phát lòng tin, nhưng không kiên cố, không thể cảm đến đệ tử chư Phật. Dù họ chuyên ròng tu tập nhiều năm, nhưng cũng không bằng người phát một niệm thiện vào thời Phật còn tại thế. Do đó, khi Phật Di-lặc hạ sinh, mới cho phép các ông vào niết-bàn”.
Kinh Tạp A-hàm ghi: “Bấy giờ, Thế Tôn bảo Đế Thích và bốn thiên vương:
– Chẳng lâu nữa Như Lai sẽ vào niết-bàn vô dư. Các ông nên trụ tại cõi này mà hộ trì chính pháp. Sau khi Ta diệt độ, lúc giáo pháp bị hủy diệt hơn một nghìn năm, sẽ có phi pháp xuất hiện ở thế gian, mười điều thiện không còn, trong cõi Diêm-phù-đề có nhiều khổ nạn. Xương đỉnh đầu của Phật, răng Phật, bình bát Phật được tôn thờ ở phương đông”.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *