– Thuở xưa, vào thời Phật Ca-diếp, có năm trăm thiếu nữ cùng thụ giới, vì lòng tin không bền chắc nênđã phạm giới, họ bị đọa làm những con nhện ấy, Nhờ nhân duyên thụ giới đời trước, bầy nhện được nghe Ta thuyết pháp mà sinh lên cõi trời. Khi làm thiến tử, họ nhờ nhân duyên xuống đây nghe Ta giảng pháp mà chứng đạo.
Kinh Cựu tạp thí dụ ghi:
– Ngày xưa, có một vị sa-môn tụng kinh suốt ngày đêm. Có một con chó thường nằm dưới gầm giường lắng lòng nghe kinh, quên cả ăn uống. Cứ như thế trong nhiều năm, sau khi chết, con chó được sinh làm thiếu nữ trong thành Xá-vệ. Lớn lên, trông thấy một vị sa-môn khất thực, cô ta liền dâng thửc ăn cúng dường, về sau, cô gái xuất gia làm tì-kheo-ni và chứng quả A-la-hán.
Có bài tụng:
Vương đạo trị bên ngoài
Thần đạo che phục tâm
Đế vương thông chính pháp
Đúng là bậc tôn sư.
Kính vâng theo đạo Phật
Đứccả thật sáng ngời.
Thầy thuyết, trò lĩnh thụ
Nghiệp lành tăng trường nhiều
Tỏ ngộ lý bốn đế
Vui đạt được ba minh.
Tuyên dương lời Phật dạy
Khai ngộ tâm chúng sinh
Không hữu đều hiển lộ
Thông suốt cửa nhiệm mầu.
Bỏ việc chẳng thể bỏ
Chi đạo thật vô bờ.
16.10. CẢM ỨNG
16.10.1. Đời Tống, sa-môn Trúc Đạo Sinh ở chùa Long Quang, Truờng An: Sư họ Ngụy, người Cự Lộc, xuất gia thuở nhỏ. Sư rất thông minh, bén nhạy, có trí tuệ phi phàm. Năm mười lăm tuổi, sư thăng tòa giảng pháp, luận biện trôi chảy khiến đạo tục đều kính phục. Sau khi thụ giới Cụ túc, sư hiểu biết Phật pháp càng sâu, trí tuệ càng minh mẫn, tâm ý vắng lặng.
Ban đầu, sư vào Lô sơn ẩn tu bảy năm để mong đạt chí nguyện. Sư thường cho tuệ giải là căn bản vào đạo, nên luôn nghiên cứu các bộ kinh luận; cầu thầy học đạo, dù xa vạn dặm vẫn không quản cực nhọc.
Sau đó, sư cùng Tuệ Duệ, Tuệ Nghiêm đến Trường An theo ngài La-thập tu học. Các vị tăng ở Quan Trung đều khen sư có sức tỏ ngộ siêu việt. Sau đó, sư trở về chùa Thanh Viên , Thái tổ Văn hoàng đế nhà Tống rất kính trọng sư. Có lần, Thái tổ thiếthội, đích thân cùng với mọi người ngồi trên chiếu tre. Do chuẩn bị thức ăn quá lâu, mọi người sợ trời xế chiều. Vua bảo:
– Mới trưa mà.
– Bầu trời trong sáng, thiên tử nói mới trưa, nhất định là trưa!_ Sư nói.
Nói xong, sư lấy bát cùng mọi người dùng cơm. Họ đều khen lời nói của sư rất thích hợp.
Sau đó, sư xem đọc cứu xét hai đế chân tục, nghiên cứu kĩ nhân quả, mới lập ra thuyết Thiện bất thụ báo và Đốn ngộ thành Phật, lại trước tác luận Nhị đế, luận Phật tính đương hữu, luận Pháp thân sắc, luận Phật vô tịnh độ, luận ứng hữu duyên cao siêu hơn thuyết Diệu hữu sâu xa của các sư xưa. Nhưng những người chấp văn tự đó kị, nên phát sinh ra những lời thị phi.
Lại trước đây kinh Niết-bàn sáu quyển đến kinh thành, sư phân tích nghĩa lí, thâm nhập lẽ sâu xa kinh này rồi nói: “Nhất-xiển-để đều có thể thành Phật”. Bấy giờ đại bản kinh Niết-bàn chưa truyền vào Trung Quốc, chỉ một mình sư phát hiện, lại trái với những điều mà mọi người biết. Thế là những người cựu học cho lời này là tà thuyết. Họ vô cùng tức giận, nêu ra trước đại chúng đòi quyết định đuổi sư.
Giữa đại chúng, sư trang nghiêm phát thệ: “Nếu lời của tôi không khế hợp với nghĩa kinh, thi tôi xin đời này sẽ chịu ác báo bịnh hủi. Nếu khế hợp với thật tướng thì nguyện tôi sẽ ngồi trên tòa sư tử mà bỏ thân này”.
Nói rồi sư phất áo bỏ đi, vào núi Hổ Khâu quận Ngô. Trong mười ngày, vài trăm người đến tham học. Mùa hạ năm ấy, sét đánh Phật điện chùa Thanh Viên, mọi người chợt thấy một con rồng bay lên trời, bóng hiện ở bức tường phía tây, nhân đó đổi tên chùa là Long Quang. Khi ấy, mọi người than ràng:
– Rồng bay rồi, sư nhất định sẽ đi.
Không lâu, sư trở về Lô sơn, ẩn tu trong hang núi, chúng tăng nơi đây đều kính phục.
Sau đó, đại bản kinh Niết-bàn đến Nam kinh, quả đúng trong kinh có thuyết: “Xiển-đề đều có Phật tính”, rất trùng hợp với lời của sư. Sau khi tìm thấy bộ kinh này, sư liền thăng tòa giảng thuyết.
Tháng mười một, niên hiệu Nguyên Gia thứ mười một (434) đời Tống, sư thăng tòa thuyết giảng kinh Niết-bàn ở tinh xá Lô Sơn. Thần sắc sư thật sáng rỡ, đức âm lưu xuất. Sư giảng nói vài lượt mà đã đạt đến cùng tận nghĩa lí vi diệu. Tất cả đại chúng đều vui mừng lĩnh ngộ. Lúc giảng vừa xong, bỗng mọi người thấy cây phất trần tự nhiên rời khỏi tay. Sư an nhiên thi tịch trên pháp tòa, nhan sắc như đang ngồi nhập định, Đạo tục thở than, xa gần đều rơi lệ.
Bấy giờ chư tông nơi kinh thành hổ thẹn và tín phục, kéo nhau đến đưa tiễn. Trí tuệ của sư suy xét anh minh nên mới có điềm lành như thế. Mọi người an tống sư trên gò cao ở Lô sơn.
Khi còn sống, sư cùng các vị đồng tu: Tăng Duệ, Tuệ Nghiêm, Tuệ Quản đều nổi tiếng, nên được mọi người ca ngợi:
Sinh, Duệ phát thiên chân
Nghiêm, Quán tư duy kĩ
Giáo nghĩa gắng tiến tu
Tags báo ân phân biết chủng pháp thí tiệm và đốn
Check Also
PUCL QUYỂN 21 – CHƯƠNG PHÚC ĐIỀN
QUYỂN 21 Quyến này gồm ba chương: Phú đức, Qui tín, Nam nữ thế gian. ...