5. Vì điều phục tâm.
6. Tùy thuận đại chúng mà giảng pháp.
7. Giảng bố thì thì được phúc báo.
8. Giảng pháp sinh tử có nhiều chướng ngại.
9. Chư thiên hết phúc cũng phái đọa lạc.
10. Nói tất cả đều có nghiệp quả.
Nêu pháp sư có mười điều kiện này thì khiến người nghe được nhiều công đức, lợi ích an lạc cho đến đắc Niết-bàn. Người nghe pháp được những công đức: thành tựu thâm tâm, tín căn thanh tịnh, lòng tin Tam bảo hoàn toàn thanh tịnh. Vì muốn nghe pháp mà đến pháp hội thì mỗi bước đều được phúc báo sinh về cỗi Đại Phạm thiên.
Kinh Đại bồ-tát tạng ghi:
– Khởi tâm ưa thích các bồ-tát giống như đại sư; yêu mến chính pháp, yêu mến Như Lai giống như bản thân; ưa thích đại sư đáng tôn trọng như cha mẹ; thưomg yêu chúng sinh như con một; tôn kính yêu mến giáo thụ a-xà-lê như đôi mắt; yêu mến những chính hạnh giống như tai, mắt, thân, đầu; yêu kính ba-la-mật giống như tay chân; yêu mến pháp sư giống như trân bảo; ưa thích chính pháp giống như thuốc hay; yêu mến người cử tội và người chính ức niệm như thầy thuốc giỏi.
Kinh Tăng-già-trá ghi: “Bấy giờ bồ-tát Nhất Thiết Dũng thưa Phật:
– Bạch đức Thế Tôn! Nếu có chúng sinh nào nghe pháp này thì thọ mạng của người ấy bao nhiêu kiếp?
– Thọ mạng đủ tám mươi kiếp_ Đức Phật đáp.
– Thời gian một kiếp là bao nhiêu?
– Ví như hạt mè chất đầy thành lớn chu vi mười hai do-tuần, cao ba do-tuần; qui định cứ hơn trăm năm có người đến lấy đi một hạt. Thời gian một kiếp nhiều hơn thời gian lấy hết hạt mè trong thành. Lại như núi lớn chu vì hai mươi lăm do-tuần, cao mười hai do-tuần; qui định cứ hơn trăm năm có người đến dùng lụa mỏng phẩy lên núi một cái; thời gian một kiếp nhiều hơn thời gian phẩy mòn núi này.
– Bạch đức Thế Tôn! Người một lần phát nguyện còn được phúc đức, thọ mạng tám mươi kiếp; huống gì người thường tu tập các hạnh”.
Kinh Niết-bàn ghi:
– Không hề có việc lìa bốn pháp sau đây mà chứng Niết-bàn:
1. Gần gũi thiện tri thức.
2. Chuyên tâm nghe pháp.
3. Buộc niệm tư duy.
4. Tu hành đúng pháp.
Cho nên nghe pháp là nhân duyên đến gần đại bát-niết-bàn. Tại sao? Vì khai thông pháp nhẫn. Ở thế gian có ba hạng người: Một là người không có mắt (dụ cho phàm phu), hai là người có một mắt (dụ cho hàng thanh văn), ba là người đủ hai mắt (dụ cho các bồ-tát). Người không có măt là người không nghe pháp. Người có một mắt là người tuy tạm thời nghepháp, nhưng tâm không trụ nơi pháp. Người có hai mắt là người chuyên tâm nghe pháp và thực hành đúng pháp.
Kinh Pháp cú thí dụ ghi:
– Thuở xưa, Đức Phật thuyết pháp cho trời người tại tinh xá cấp Cô Độc thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc có cô công chúa Kim Cương chưa lập gia đình. Phụ hoàng và mẫu hậu thương yêu, nên xây cho cô một biệt cung tráng lệ và cung cấp năm trăm kĩ nữ ngày đêm hầu hạ để vui lòng.
Trong số tì nữ, có một cô lớn tuổi tên là Độ Thắng thường ra chợ mua son phấn, hương hoa. Một hôm đang lúc đi chợ, cô ta chợt thấy vô số trai gái mang hương hoa ra khỏi thành đến chỗ Đức Phật. Cô ngạc nhiên hỏi người đi đường:
– Các vị đi đâu?
Mọi người đều đáp:
– Hiện nay có Đức Phật xuất hiện ở đời. Ngài là đấng Chí tôn của ba cõi, cứu độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử, chứng đắc Niết-bàn, vì thế chúng tôi phải đến đỉnh lễ.
Nghe thế, Độ Thắng rất vui mừng thầm nghĩ: “Ta già rồi mà còn được gặp Đức Phật, thật là phúc của đời trước!”. Cô liền dành lại một phần tiền mua hương để mua những bông hoa tươi đẹp, rồi theo mọi người đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, cô ta đinh lễ Đức Phật rồi rải hoa, đốt hương và nhất tâm nghe pháp. Sau đó, Độ Thắng trở lại chợ mua hương mang về.
Nhờ công đức nghe pháp và phúc báo đời trước, nên hương tỏa mùi thơm ngào ngạt và cân lượng gấp bội lúc trước.
Giận vì cô ta về trễ, công chúa gạn hỏi. Độ Thắng giữ đạo nên liền thuật lại sự tình:
– Thưa công chúa! Thế gian có bậc Thánh tôn kính nhất trong ba cõi, gióng trống pháp vô thượng chấn động tam thiên thế giới. Người đến nghe pháp đông không tính kể. Quả thật, tì nữ cũng theo họ đến đó nghe pháp nên về trễ.
Nghe nói đến pháp nghĩa thậm thâm vi diệu của đức Thế Tôn, chẳng phải thế gian này ai cũng nghe được, công chúa Kim Cương và các thể nữ chợt sợ hãi, tự than: “Chúng ta mang tội gì mà lại không được nghe?”, rồi bảo Độ Thắng:
– Cô hãy thử giảng nói lại.
– Dạ, tì nữ hèn mọn, miệng bất tịnh không dám giảng nói. Độ Thắng thưa.
Sau đó, Độ Thắng đến chỗ Phật hỏi nghi thức thuyết pháp. Phật dạy: “Về nghi thức, trước tiên lập một tòa cao rồi mới thăng tòa thuyết pháp”.
Độ Thắng nhận lời giáo huấn của Đức Phật, về trình bày tường tận, cả nảm trăm thể nữ đều rất hoan hì. Mọi người cởi bỏ y phục gom lại chất thành một cái tòa cao.
Tắm gội xong, nương uy thần của Đức Phật, Độ Thắng theo lời thỉnh mà thuyết pháp khiến công chúaKim Cương và hơn năm trăm thế nữ dứt trừ mối nghi và việc ácliền chứng quá Tu-tu-đà-hoàn
Độ Thắng thuyết pháp rất hay, mọi người chú tâm lắng nghe; bỗng lửa bốc cháy thiêu chết Kim Cương và năm trăm thể nữ. Tất cả đều được sinh lên cõi trời. Vua dẫn người đến cứu hỏa thì thấy công chúa đã chết, nên chỉ biết nhắt lấy thi hài đem an táng. Sau đó, vua đến đỉnh lễ Đức Phật rồi chắp tay thưa
Tags báo ân phân biết chủng pháp thí tiệm và đốn
Check Also
PUCL QUYỂN 21 – CHƯƠNG PHÚC ĐIỀN
QUYỂN 21 Quyến này gồm ba chương: Phú đức, Qui tín, Nam nữ thế gian. ...