Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 24 – CHƯƠNG NGHE PHÁP VÀ GIẢNG PHÁP

PUCL QUYỂN 24 – CHƯƠNG NGHE PHÁP VÀ GIẢNG PHÁP

không tiến tu nữa. Đức Như Lai Pháp Vương có nhiều phương tiện, tùy căn cơ chúng sinh mà chia một thừa thành ba thừa để giảng dạy. Người căn cơ Tiểu thừa nghe pháp ấy rất vui mừng, cho là dễ thực hành, liền tu thiện, thăng trường đạo đức để vượt thoát sinh tử. về sau, họ nghe người khác nói không có ba thừa, chỉ có một thừa. Nhưng vì tin lời Phật giảng trước đó, nên họ không chịu bỏ quan niệm cũ. Như thế, họ cũng giống như những người trong làng kia.
Kinh Hoa nghiêm ghi: “Này Phật từ! Ví như mặt trời mọc, trước hết chiếu đến tất cả những ngọn núi chúa, rồi chiếu nhừng ngọn núi lớn; kế đến chiếu đến các núi báu kim cương, sau đó mới chiếu khắp mặt đất. Ánh sáng mặt trời không nghĩ: ‘Trước tiên, ta phải chiếu hết các ngọn núi chúa, rồi sau dó dần dần mới chiếu khắp mặt đất’. Nhưng bởi núi và mặt đất cao thấp khác nhau, nên có sự chiếu sáng trước và sau. Đúc Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác cũng như thế, thành tựu mặt trời trí tuệ vô lượng vô biênpháp giới, thường phóng vô lượng ánh sáng tri tuệ vô ngại, đầu tiên chiếu đến các ngọn núi chúa lá các Bồ-tát. Kế đó chiếu đến hàng duyên giác, rồi đến thanh văn; sau đó chiếu đến các chúng sinh có căn lành kiên cố, tùy tâm ưa thích mà nhận sự giáo hóa. Sau là chiếu đến tất cả chúng sinh, ngay cả chúng sinh tà định. Tất cả đều là nhân duyên lợi ích cho chúng sinh đời vị lai. Tuy vậy mặt trời trí tuệ Như Lai không nghĩ: ‘Trước tiên, ta sẽ chiếu hết đến bồ-tát v.v.. cho đến chúng sinh tà định’ mà bình đẳng phóng ánh sang trí tuệ rực rỡ chiếu khắp tất cả.
Này Phật tử! Giống như mặt trời, mặt trăng chiếu khắp nơi, ngay cả núi sâu cùng cốc. Cũng thế. mặt trời trí tuệ cùa Như Lai chiếu khắp tất cả. Nhưng: vì sự mong cầu cũng như căn lành cùa chúng sinh không giống nhau nên họ thấy ánh sáng trí tuệ của Như Lai khác nhau”.
16.7. PHÁP THÍ
Luận Thập trụ Tì-bà-sa ghi:
– Nếu bồ-tát muốn bố thi pháp cho chúng sinh thì nên y theo kinh Quyết định vương Đại thừa mà ca ngợi công đức pháp sư và tùy thuận tu học theo pháp nghĩa mà pháp sư đã nói. Nghĩa là pháp sư nên làm bốn việc:
1. Học rộng hiểu nhiều, nắm rõ tất cả ngôn từ, chương cú.
2. Quyết định biết rõ tướng sinh diệt của các pháp thế gian và xuất thế gian.
3. Đạt thiền định, trí tuệ thuận theo kinh pháp, không còn tranh luận.
4. Tu tập đúng lời nói, không thêm không bớt.
Kinh Chính pháp niệm ghi:
– Nếu có chúng sinh chân chính tu tập nghiệp thiện, nói một bài kệ cho người tà kiến nghe, khiến họ khởi lòng tin sâu nơi Phật thì khi qua đời người này sẽ sinh vào cõi trời ứng Thanh hưởng thụ mọi niềm vui. Sau đó người ấy lại tùy nghiệp mà lưu chuyển. Nếu người nào thuyết pháp vì tiền của, không vì lòng từ bi muốn làm lợi ích cho chúng sinh, nhận tiền để uống rượu hoặc ăn uổng chung với phụ nữ; điều này cũng giống như kỹ nữ bán thân lấy tiền, pháp thí này rất ít phúc báo, chỉ được sinh lên trời làm loài chim thông minh biết nói kệ. Đó là pháp thí bậc hạ.
Thế nào là pháp thí bậc trung? Đó là thuyết pháp vì danh tiếng, vì muốn hơn người, vì muôn hơn các đại pháp sư khác, hoặc thuyết pháp với tâm ganh tị. Loại pháp thí như thế cũng được phúc báo nhỏ, chỉ được sinh lên trời hưởng quả báo bậc trung, hoặc sinh làm người.
Thế nào tà pháp thí bậc thượng? Đó là thuyết pháp với tâm thanh tịnh, vì muốn tăng trưởng trí tuệ cho chúng sinh, vì muốn giúp cho chúng sinh tà kiến an trụ trong chính pháp, không vì lợi dưỡng. Loại pháp thí này lợi mình lẫn lợi người, là cao thượng nhất, được phúc báo vô tận, cho đến chứng đắc Niết-bàn.
Kinh Ca-diếp ghi:
“Bấy giờ, Đức Phật nói kệ:
Đem tất cả châu bàu
Đầy tam thiên thế giới
Bố thí cho chúng sinh
Chỉ được ít cộng đức.
Nếu giảng một bài kệ
Được công đức rất nhiều.
Đem những món vui chơi
Đầy ba cõi bố thí
Không bằng nói bài kệ
Được công đức thù thắng.
Công đức này hơn kia
Giúp người lìa khổ đau ■
Hoặc đem nhiều châu báu
Đầy khắp hà sa cõi
Cúng dường các Đức Phật
Đâu bằng dùng pháp thí.
Thi bàu, tuy phúc nhiều
Sao bằng dùng pháp thí.
Một kệ còn như thế
Huống gì thí nhiều kệ?
Luận Thập trụ tì-bà-sa ghi:
– Người tại gia nên thực hành tài thí, người xuất gia nên thực hành pháp thí. Tại sao? Vì người tại gia bố thí pháp không thuận lợi bằng người xuất gia, bởi lòng tin của người nghe pháp đối với người tại gia cạn mỏng hơn đối với người xuất gia. Người tại gia chỉ có nhiều tiền của. còn người xuất gia thì đọc tụng thông suốt kinh điển và giảng giải giữa đại chúng mà không sợ sệt. Hơn nữa, người tại gia cũng không làm cho người nghe khởi tâm cung kính bằng người xuất gia. Người tại gia cũng thâu phục lòng người không bằng người xuất gia.
– Như bài kệ:
Trước tu tập chính pháp
Sau truyền dạy mọi người
Mới nói được lời này:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 21 – CHƯƠNG PHÚC ĐIỀN

QUYỂN 21 Quyến này gồm ba chương: Phú đức, Qui tín, Nam nữ thế gian. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *