giống như tượng Phật. Song lại nghe những vị tăng có phẩm hạnh nói đến chuyện này chẳng đồng, nhưng đa phẩn đều nói thấy mắt, mặt, tướng trạng rất rõ ràng.
Tôi buồn vì không thấy được, bèn khiết trai sám hối bảy ngày, rồi đến xem thì thấy tháp bạc, sau lại xem tiếp thì thấy có Phật màu bạc. Tăng tục thấy chẳng giống nhau: hoặc thấy tháp Phật, bồ-tát; hoặc thấy chúng tăng ngồi thành hàng, hoặc thấy tràng phan lọng hoa, hoặc thấy tám bộ chúng, hoặc thấy tướng khổ của ba đường, hoặc thấy sự sinh tử trong bảy đời, trong một lúc lại thấy ảnh tượng hoặc yên định hoặc biến đổi. Tuy các tướng thiện ác xen nhau biến hiện, nhưng hiện tướng lành nhiều hơn. Cho nên nhiều người đến cầu xin đều phát nguyện. Như muốn biết kiếp trước thụ thân gì? Ở đâu?… tất cả đều như lời nguyện mà hiện ra. có người nhân đây khởi lòng tin Phật pháp, vì thấy gương nghiệp nơi chốn địa ngục.
Tháng bảy, niên hiệu Trinh Quán thứ sáu (632), vua hạ lệnh nghinh đón tượng vào nội cung cúng dường.
6.436. Đời Tùy, tượng Phật ở chùa thuộc huyện Sa Hà, Hình châu: Vào đời Tùy Văn đế, có người vào núi thấy vị tăng giữ một tượng Phật đồng cao hơn ba thước, ông xin thỉnh, vị tăng đồng ý rồi biến mất.
Mọi người khắp nơi nghe tin, tấp nập kéo đến thỉnh tượng, nhưng nhấc không lên. Chỉ có vị tăng ở chùa Sa Hà thỉnh được đưa về chùa.
Sau đó, có người ở cạnh chùa nhặt được một thỏi vàng, trên có khắc hình chim quạ và ghi: “Nên thếp toàn thân Phật”, người này liền dâng lên để thếp tượng. Thiếp xong, toàn thân tượng xuất hiện hình chim quạ. Sau, tượng bỗng biến mất, nhưng vài lần thấy ánh sáng phát ra từ hồ nước bên cạnh chùa, đến tìm thì hồ nước bỗng cạn và tượng lại xuất hiện. Hậu Chủ nhà Tùy biết được bèn sai thợ phỏng theo đó mà đúc tượng, qua hơn hai trăm ngày mới xong, nhưng tượng vẫn khiếm khuyết. Cuối cùng không thành nên phải bỏ.
6.4.37. Đời Tùy, sư Pháp Khánh ở chùa Ngưng Quán: Niên hiệu Khai Hoàng thứ ba (583) sư tạo một tượng Phật Thích-ca đứng bằng vải bố, cao một trượng sáu. Chưa xong tượng, sư đã tịch. Ngay trong ngày sư mất, ở chùa Bảo Xương sư Đại Trí cũng tịch. Ba ngày sau, Đại Trí sống lại kể:
– Trước vua Diêm-la, ta thấy sư Pháp Khánh sắc mặt rất buồn, lát sau lai thấy tượng Phật đến trước vua Diêm-la, vua vội vàng xuống bệ chắp tay kính lễ tượng. Tượng bảo:
– Pháp Khánh tạo Ta vẫn còn chưa xong, vì sao bắt sư phải chết?
Vua quay lại gọi một người đến và hỏi:
Pháp Khánh đã đến sế chết chưa?
Sư chưa tới số chết, nhưng lương thực đẵ hết.
Vua nói:
Cho người này ăn lá sen để làm phúc nghiệp đến trọn đời.
Lát sau chẳng thấy sư đâu nữa.
Đại Trí sống lại, nói điều này với chư tăng trong chùa và bảo đến chùa Ngưng Quán để xem. Mọi người đồng đến, chốc lát thì thấy sư sống lại và kể giống như Đại Trí. Từ đố sự thường ăn lá sen, luôn cho là ngon và không thể ăn được những vị khác. Mấy năm sau khi tạo tượng hoàn thành thì sư mất. Tượng ấy tuyệt đẹp, đủ đầy dung nghi sắc tướng và nhiều lần phóng ánh sáng. Chùa ấy tuy bị hư hoại, nhưng tượng hiện nay vẫn còn.
6.438. Đời Đường, Hác Tích ở Phương châu: Khoảng niên hiệu Vũ Đức (618-626), đời Đường, ở Phương châu có Hác Tích kính tin Tam bảo, ông thường thấy bầy nai hay qua lại trên một vùng núi. Lấy làm lạ, ông đến đào chỗ ấy thì được một tượng đá cao khoảng một trượng bốn thước, liền thỉnh về làng. Tượng ấy đến này vẫn còn. Từ lúc tượng được mang đi, đàn nai cũng không đến đó nữa. Các người già truyền lại rằng: “Có bốn mươi pho tượng được lưu lại từ thời Phật Ca-diếp, nay có hai pho đã xuất hiệ* số còn lạỉ ẩn trong núi”.
Tượng có chất liệu như ngọc ngày nay, lại cứng giống tượng sắt ở Hoa Đông7, không thể đục sửa.
6.4.39. Đời Đường, phiến đá ở núi Lương châu: Khoảng tháng chín niên hiệu Trinh Quán thứ mười bảy (643) đời Đường, đô đốc Lương châu là Lí Tập Dự nhân đi tuần tra đến huyện Xương Tuyền phía đông nam của châu này, thấy một đoạn văn trên phiến đá gồm một trăm mười chữ, như chữ: thất Phật, bát bồ-tát, thượng quả, Phật điền… ông liền dâng sớ tâu trình. Vua cho kiểm tra lại thấy đúng, nên hạ chiếu miễn tô thuế và sưu dịch cho Lương châu trong một năm, kẻ có tội cũng được tha.
6.4.40. Đời Đường, dấu chân Phật ở chùa Tương Tư, Phù châu: Đời Đường, ở Thạch Sơn phía bắc chùa Tương Tư, cách Du châu một trăm dặm về phía tây có mười hai dấu chân Phật đều dài khoảng ba thước, rộng một thước mốt, sâu chín tấc, bên trong có hoa văn hình vảy cá. Cách điện Phật về phía bắc hơn mười bước, có vị tăng ở đây.
Đến tháng mười niên hiệu Trinh Quán thứ hai mươi (646), bỗng nhiên trong dòng suối cạnh chùa xuất hiện hoa sen hồng, có đầy đủ tua và đài, lớn khoảng ba thước, cánh hoa khép lại. Khi nâng hoa lên khỏi mặt nước thi hoa ủ rũ, đặt hoa xuống nước thì lại tươi đẹp, cả tháng mà chẳng úa tàn. Người đi thuyềnqua lại không ngớt lời ca ngợi, nhân đó mà đật tên chùa là Tương Tư.
Có thuyết nói ở Phù châu cũng có chùa Tương Tư. Do chùa nghèo khó, nên cảm hiện để tạo phúc. Đến nay chùa vẫn thường đầy đủ.
Xưa ở phía đông thành Kinh châu, Nam Tề, giếng nước trong cung bỗng hiện ra gấm lụa, mọi người lấy mặc, giống hệt như gấm của loài người, trải qua một tháng thì hết. Cho nên, hoa xuất hiện cũng không có gì là kì lạ.
6.4.41. Đời Đường, dấu chân Phật ở Tuần châu: Vào đời Đường, ở phía bắc chùa Linh Khám, huyện Hưng Ninh thuộc đông bắc Tuần châu có ba mươi dấu chân Phật in trên đá, dấu chân lớn nhất khoảng năm thước. Tuần châu là một khu vực rộng, chiều đông tây dài hai trăm dặm, chiều nam bắc một trăm dặm. Gần chùa có một kho đồng, bề mặt ba thước, lượng đồng hơn một trăm mâm đồng hợp lại. Trên đó có bài minh ghi: “Tăng được thì phúc đến, tục được sẽ mang họa”.
Người già truyền rằng: Đời Tấn, có vị tăng ẩn tu trong núi này, sư thường lên các đỉnh núi lớn, đến chỗ có dấu chân Phật, gặp một hang đá rộng có hoa quả tươi tốt, định ở lại đó nghỉ qua đêm.
Thần núi lo sợ, đứng sừng sững nói:
– Nơi đây ngài không thể ở, vì có bầy quỉ trong núi thường đến!
Check Also
PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO
QUYỂN 22 Quyển này có một chương Nhập đạo. 13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO 13.1. LỜI ...