Cho dù núi Tu-di bất động
Đại, Tiểu Thiết Vi rất vững chãi.
Thậm chí các núi trong mười phương
Chỉ cần chạm nhẹ nát thành bụi.
Nào thép cứng chắc, ngọc kim cương.
Cùng với các loại châu báu khác
Sức bậc Đại Trí nghiền như bột
Huống gì đấu với người yếu này.
Chư thiên nói kệ xong, tung rải các loại hoa trời trên thái tử, rồi ẩn thân vào hư không. Lúc ấy, vua Tịnh Phạn chứng kiến thái tử thi đấu toàn thắng, biết thái tử đã thông thạo các môn, nên vô cùng vui mừng. Vua ra lệnh đeo chuỗi báu cho voi trắng để thái tử cưỡi vào trong thành. Tùy tùng vừa dẫn voi đến cửa thành thì gặp Đề-bà đi vào. Đề-bà hỏi:
– Con voi này của ai, định dẫn đi đâu?
Các tùy tùng đáp:
– Voi này đưa ra thành để Tất-đạt cưỡi vào.
Nghe vậy, Đề-bà-đạt-đa sinh tâm đố kị, dùng tay trái nắm mũi voi, tay phải đánh mạnh vào trán, voi ngã nhào trên đất, xoay ba vòng và chết tại chỗ.
Xác voi nằm chắn ngang cửa thành, làm tắc nghẽn đường, không ai ra vào được. Khi ấy, đồng tử Nan-đà cũng vừa đi tới. Sau khi hỏi biêi sự việc, Nan-đà dùng tay phải nắm đuôi voi kéo ra khỏi cửa thành khoảng bảy bước.
Thái tử hỏi:
– Ai đã kéo con voi khỏi cửa thành?
Mọi người đáp:
– Nan-đà kéo.
Thái tử nói:
– Quý thay! Nan-đà đã làm được việc tốt!
Thái tử suy nghĩ: ‘Hai người ấy tuy thể hiện sức mạnh của mình, nhưng con voi này quá lớn, sau sẽ thối rữa mùi hôi xông khắp cửa thành này’. Thế là thái tử dùng tay trái nhấc voi, tay phải nâng lên cao ném ra ngoài thành, vượt qua bảy lớp tường, bảy lớp hào, cách thành khoảng một câu-lô-xá, chỗ con voi rơi xuống thành một cái hố lớn. Cho đến nay nhiều người vẫn còn kể cho nhau nghe về câu chuyện ấy và gọi chỗ ấy là Tượng Đọa khanh.
Khi ấy, vô lượng trăm nghìn chúng sinh, đồng loạt la lớn: “Thật là hi hữu! Thật là kì lạ! Là việc chưa từng nghe thấy!”. Rồi họ nói kệ:
Điều-đạt đánh chết voi trắng rồi
Nan-đà kéo khỏi cửa bảy bước
Thái tử nhấc bỗng voi lên cao
Ném ra ngoài thành như ném đất
Kinh Tập nhất thiết phúc đức tam-muội ghi: “Bây giờ trong thành Tì-da-li có đại lực sĩ Tịnh Oai Đức rất khỏe mạnh, tất cả chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề không có ai bằng. Tịnh Oai Đức nghe sa-môn Cù-đàm có đủ mười lực như thân của na-la-diên, liền nghĩ: ‘Ta nên đến xem sa-môn Cù-đàm có gì bằng ta!’. Thế là, Tịnh Oai Đức liền đến chỗ Phật. Vừa nhìn thấy Như Lai, lực sĩ liền khởi lòng tin ưa, lễ dưới chân và nhất tâm nhìn Phật. Thế Tôn biết lực sĩ đã khởi tín tâm, nên muốn hàng phục, Ngài bảo tôn giả Mục-liên:
– Ông hãy đến lấy mũi tên mà khi xưa còn làm bồ-tát, Ta đã thi bắn để chọn Cù-di đem về đây.
Tôn giả Mục-kiền-liên bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Con không biết mũi tên đó ởđâu!
Thế Tôn liền từ chân phải phóng đạo hào quang chiếu kháp ba nghìn thế giới, soi đến đại kim cang luân, thì thấy mũi tên căm chặt ở đó.
Đức Phật hòi tôn giả Mục-kiền-liên:
– Ông thấy mũi tên không?
Tôn giả Mục-kiền-liên bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Con đã thấy.
Đức Phật bảo tôn giả Mục-kiền-liên:
– Ồng lấy đem về đây!
Bấy giờ, mọi người đều thấy tôn giả Mục-kiền-liên, trong khoảng thời gian như co duỗi cánh tay, đã đến đó lấy mũi tên đem về dâng Như Lai.
Đức Phật nói:
– Đây là sức do cha mẹ sinh chứ chẳng phải sức thần thông. Nếu dùng sức thần thông thì mũi tên này có thể xuyên qua vô lượng vô biên thế giới chư Phật”.
5.8.4. So sánh
Kinh Tập nhất thiết chư công đức tam-muội ghi: “Đức Phật bảo tôn giả Mục-kiền-liên:
– Sức của tất cả thiên tử trong cõi Tứ Thiên Vương chỉ bằng sức của một thiên vương. Sức của mười thiên vương chỉ bằng sức của một thiên tử trong cõi trời Tam Thập Tam. Tất cả sức của thiên tử trong cõi trời Tam Thập Tam chỉ bằng sức của một Đế Thích. Sức của mười Đế Thích chỉ bằng sức của một thiên tử trong cõi trời Diệm-ma. Sức của tất cả thiên tử trong cõi trời Diệm-ma chỉ bằng sức của một Diệm-ma thiên vương. Sức của mười Diệm-ma thiên vương chỉ bằng sức cùa một thiên tử trong cõi trời Đâu-suất. Sức của tất cả thiên tử trong cõi trời Đâu-suất chỉ bằng sức của một Đâu-suất-đà thiên vương. Sức của mười Đâu-suất-đà thiên vương chỉ bằng sức của một thiên tử trong cõi trời Hóa Lạc. Sức của tất cả thiên tử trong cõi trời Hóa Lạc chỉ bằng sức của Hóa Lạc thiên vương. Sức của mười Hóa Lạc thiên vương chỉ bằng sức của một thiên tử trong cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Sức của tất cả thiên tử trong cõi trời Tha Hóa Tự Tại chỉ bằng sức của một Tha Hóa Tự Tại thiên vương. Sức của mười Tha Hóa Tự Tại thiên vương chỉ bằng sức của một thiên tử trong cõi Ma thiên. Sức của tất cả thiên tử trong cõi Ma thiên chỉ bằng sức của một Ma vương. Sức của mười Ma vương chỉ bằng sức của Bán Na-la-diên. Sức của mười Bán Na-la-diên chỉ bằng sức của một Na-la-diên. Sức của mười đại Na-la-diên chỉ bằng sức của một bồ-tát tu hành trăm kiếp. Sức của mười bồ-tát tu hành trăm kiếp chỉ bằng sức của một bồ-tát tu hành nghìn kiếp.
Như thế lần lượt tính lên mười bậc nữa, cho đến sức của mười bồ-tát tu hành nghìn nghìn nghìn vạn kiếp chỉ bằng sức của một bồ-tát Vô sinh pháp nhẫn. Sức của mười bồ-tát Vô sinh pháp nhẫn chi bằng sức của một bồ-tát Thập địa. Sức của mười bồ-tát Thập địa chi bằng sức của một bồ-tát thân sau cùng.
Vì thế, này Mục-kiền-liên! Bồ-tát thành tựu sức như thế, nên vừa sinh liền đi bảy bước. Nếu không nhờ Phật giữ gìn thì thế giới này sẽ bị hủy hoại, không tồn tại. Vì sao? Khi bồ-tát vừa sinh ra liền đi bảy bước, lúc bồ-tát đặt chân xuống đại địacủa thế giới này ngang dọc sáu mươi nghìn do-tuần đều chìm xuống sâu trăm nghìn do-tuần; khi bồ-tát nhấc chân lên thì đất lại vọt lên trăm nghìn do-tuần. Nhờ Phật giữ gìn, nên thế giới này không chấn động, không hủy hoại, chúng sinh không xao động. Bồ-tát tối hậu thân vừa sinh đã có đầy đủ sức như thế. Giả sử tất cả chúng sinh trong tất cả thế giới này đều đầy đủ lực của bồ-tát, sắp thành Bồ-đề, thì cũng không bằng một phần trăm nghìn vạn ức xứ phi xứ trí lực của Như Lai, cho đến tính đếm thí dụ không thể được. Nếu đầy đủ mười lực như thế, mới gọi là Như Lai, ứng, Chính Biến Giác.
Trong đây không nói đến thông lực của bồ-tát. Nếu dùng thông lực thì có thể đặt hàng sa thế giới trên đầu sợi lông rồi ném qua vô biên hàng sa thế giới. Ném qua nhận lại như thế mà không làm cho chúng sinh xao động. Thần lực như thế không thể tính lường, không thể đếm biết. Nếu Như Lai hiện hết các thần lực, hàng thanh văn các ông còn không thể tin, huống gì những chúng sinh khác!
Lực sĩ Tịnh Oai Đức nghe Đức Phật nói đó là sức do cha mẹ sinh ra, trong lòng vô cùng sợ hãi, toàn thân rung động, cho là hiếm có, nên lìa tâm kiêu mạn, xin quy y Tam bảo và phát tâm Vô thượng”.
Tags du học hiện tưởng nuôi dưỡng tà ma tất đạt tịnh phạm trung thiên xem tướng xuất thai
Check Also
PUCL QUYỂN 6 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)
QUYỂN 6 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.4. ...