Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

Bạch Hổ Thông nói: “Mặt trời di chuyển chậm, mặt trăng di chuyển nhanh. Mặt trời di chuyển một độ thì mặt trăng di chuyển đến mười ba độ và bảy phần mười chín độ. Đường kính mặt trời mặt trăng một nghìn dặm. Nếu tính quĩ đạo của mặt trời thì có trong và ngoài. Từ cực bắc đến cực nam cách xa nhau chín trăm chín mươi dọ-tuần, đi trong một trăm tám mươi ngày, đó là mặt trời di chuyển từ trong ra ngoài. Qua một trăm tám mươi ngày này thì mặt trời đi từ ngoài vào trong. Nói mặt trời một ngày đi sáu mươi dặm là vì nó lớn, mặt trời vận hành trên hư không, vì di chuyển chậm nên chỉ đi được sáu mươi dặm. Vì thế một năm có mười hai tháng, sáu tháng di chuyển về phương bắc, sáu tháng di chuyển về phương nam, tổng cộng mặt trời di chuyển trên quĩ đạo ba trăm sáu mươi độ.
Mặt trăng tròn khuyết đâu thể qui công cho mặt trời. Ba ngày thành phách, tám ngày thành ánh sáng, mười sáu ngày xoay chuyển rồi qui công. Từ mồng một đến sáng rằm nhận phù rồi lại di chuyên tiếp. Tháng có thiếu đủ; vì mặt trăng di chuyên trên hư không theo chiều trái, mặt trời theo chiều phải, mặt trời đi chậm, mặt trăng đi nhanh. Khi mặt trăng gặp mặt trời là một tháng, đã đến hai mươi chín mà còn cách bảy độ, nên cần có ngàỵ ba mươi đê vượt qua bảy độ; vì ngày thì không thể phân nên chợt có tháng thiếu. Do âm dương nên có tháng nhuận, Mặt trời vân hành trên quĩ đạo ba trăm sáu mươi lăm độ và một phần tư độ; trong mười hai tháng, mặt trời không đi hết mười hai độ, cho nên cứ ba năm thi mội năm nhuận, năm năm hai lần nhuận. Rõ ràng thiếu âm mà thừa dương, nhuận tức thừa dương.
Trường lịch của Từ Chỉnh ghi: “Đường kính của mặt trời, mặt trăng là một nghìn dặm, chu vi ba nghìn dặm, ờ dưới trời bảy nghìn dặm”. Thượng thư ghi: “Ánh sáng linh diệu của mặt trời chiếu soi ba mươi vạn sáu nghìn dặm”. Địa thuyết thư ghi: “Ánh sáng của mặt trời chiếu soi bốn mươi lăm vạn dặm”.
Liệt Tử nỗi: “Khi đến phương đông, Khổng Tử thấy hai đửa bé đang tranh cãi, liền hỏi nguyên do. Một đứa thưa: ‘Con cho rằng lúc mặt trời mới mọc thì gần con người, lúc trưa thì cách xa con người. Vì lúc mới mọc mặt trời lớn như cái lọng xe. đèn trưa thì chỉ bằng cái mâm. Đó chẳng phải xa thì nhỏ, gần thì lớn sao? Đứa kia lại thưa: ‘Con cho rằng lúc mặt trời mới mọc thì xa, đến trưa thì gần. Vì lúc mới mọc mặt trời mát dịu, đến trưa thì rất nóng. Đây chẳng phải gần thì nóng, xa thì mát sao? Khổng Tử không thể giải quyết được. Hai đửa bé cười và nói: ‘Ai cho ngài là đa trí vậy?’”.
Tân luận của Hoàn Đàm ghi: “Lúc còn nhỏ tôi nghe Lã Hạng kể:
– Khi đến phương đông, Khổng Tử thấy hai đứa bé đang tranh cãi, liền hỏi nguyên do. Một đứa thưa: ‘Con cho rằng lúc mặt trời mới mọc thì gần con người, lúc trưa thì cách xa con người’. Đứa kia lại thưa: ‘Con cho rằng lúc mặt trời mới mọc thì xa, đến trưa thì gần’.
Thái thú Trường Thủy là Quan Tử Dương cho rằng trời cách con người, phía trên thì xa mà bốn phía thì gần. Vì ban đêm, các vì sao hiện ở phương đông thì rất thưa, khoảng cách giữa mỗi sao khoảng hơn một trượng. Đến nửa đêm các ngôi sao hiện đến đỉnh đầu thì rất dày, cách nhau chỉ một hai thước. Mặt trời là thiên dương, hỏa là địa dương, địa dương bốc cao, thiên dương chiếu xuống, tỏa hơi nóng lên mặt đất. Xét hơi nóng ở bốn phía và ngay trên đỉnh đầu, xa gần khác nhau, có khi sai biệt đến một nửa. Khi mặt trời giữa trưa, treo trên đỉnh đầu, ngay trục thiên dương, cho nên chiếu ánh sáng nóng hơn lúc mới mọc. Lúc mặt trời mới mọc ánh sáng chiếu từ thái dương nên mát dịu. Còn khi mặt trời đi về tây, là lúc sắp lặn, lớn nhỏ tuy đồng, nhưng dương khí không giống lúc ban mai.
Luận hành ghi: “Mặt trời và mặt trăng không tròn, nhưng do cách xa người, nên nhìn thấy tròn. Mệt trời là tinh của hỏa, ở trong nước hỏa đã không tròn, sao chỉ riêng trên hư không lại tròn? Mặt trờivà mặt trăng trên hư không giống như năm ngôi sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm ngôi sao lại giống như các sao khác, không tròn, nhưng chiếu ánh sáng thấy như tròn. Vi sao biết? Vi vào thời Xuân Thu , có ngôi sao rơi xuống kinh đô nước Tống, hình dáng như tảng đá, mà tảng đã thì không tròn. Vì thế biết mặt trời, mặt trăng và năm ngôi sao không phải hình tròn.
Sách trên còn ghi: “Nho gia cho rằng trong mặt trời có con chim ba chân”. Mặt trời là lửa, chim bay vào thì cháy tiêu chứ đâu có đứng trong đó được. Nhưng chim đây chính là khí của mặt trời”.
Chương Suy đạc tai trong kinh Thi ghi: “Mặt trăng mồng ba thành phách, mồng tám thành ánh sáng. Thiềm thừ thành hình, thỏ trắng mới tượng”.
Diễn khổng đồ trong Xuân thu ghi: “Con cóc là tinh của mặt trăng”. Thiên Nguyên mệnh bao trong Xuân thu ghi: “Âm tinh là mặt trăng, mỗi ngày di chuyển mười ba độ, thường đón nhận dương tinh vào trong. Cho nên Kim và Thủy tỏa sáng bêntrong”. Hà đồ thủy khai đồ ghi: “Trên lớp bụi của suối vàng là mây xanh, trên lớp bụi của suối đỏ là mây đỏ, trên lớp bụi của suối trắng là mây trắng,trên lớp bụi của suối đen là mây đen”. Quát địa tượng trong Hà đồ ghi: “Tại núi Côn Lôn có xuất hiện khí mây năm màu”.
Chương Thuyết quái trong Chu Dịch ghi: “Tốn là gió, quấy nhiễu muôn vật không có gì nhanh hơn gió, gió làm vạn vật động”. Hà đồ đế thông kỉ ghi: “Gió là sứ giả của trời đất”.
Nhĩ nhã ghi: “Tứ thời hòa thì thuận lợi yên bình, đó là Cảnh phong (Lí Tuần gọi cảnh phong là gió thải bình); gió nam gọi là Khải phong; gió đông gọi là Cốc phong; gió bắc gọi là Lương phong; gió tây gọi là Thái phong; gió xoáy gọi là Đồi (Quách Phát chú thích: gió này xoáy từ trên xuống dưới); gió lốc gọi là Tiêu (gió này cũng xoáy từ trên xuống dưới); gió mang lửa gọi là Đồn, gió xoáy gọi là Phiêu, mặt trời mọc mà có gió thì gọi là Bạo, gió có mưa gọi là Mai, trời âm u mà có gió thì gọi là Ế”.
Dịch kê lãm đồ ghi: “Dương khí hạ xuống thành gió, cái động của gió này không làm cành cây xao động, phát âm thanh”.
Chương Thuyết quái trong Chu Dịch ghi: “Chấn là sấm, làm động vạn vật không gì mạnh hơn sấm”. Hà đồ đế thông kí ghi: “Sấm là tiếng trống cùa trời đất”.
Tà truyện ghi: “Chứa băng có lúc sấm sét sẽ chấn động, bỏ băng không dùng thì sấm sét không chấn động”.
Thiên Nguyên mệnh bao trong Xuân thu ghi: “Âm dương kết hợp tạo thành sấm”.
Sư Khoáng ghi: “Vào mùa xuân, khi sấm mới nổi, phát ra âm thanh ầm ì rất lớn. Tiếng sấm này gọi là Hùng lôi hãn khí. Nếu tiếng sấm phát ra âm thanh nhẹ nhẹ, không lớn thì gọi là Thư lôi thủy khí. Đến tiết Xuân phân, khi trời mưa có tiếng sấm, nhưng tựa như chẳng phải sấm, âm thanh vang lên trong lòng đất. Đó là điềm chiến tranh sẽ nổi lên nơi ấy. Lúc không có sấm mà lại nổi sấm, đó là Thiên cẩu đi, không quá ba năm trong nước sẽ gặp việc hung hiểm”.
Hà đồ thủy khai đồ ghi: “Khí dương kích động thì thành sấm”.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *