Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

phong giới và hỏa giới trong mây xúc chạm nhau phát ra âm thanh”. Vì sao? Thí như các cành cây cọ xát nhau sẽ phát ra lửa. Ở đây cũng như vậy”.
Theo kinh thi có nhiều loại sấm sét, hoặc có xe sấm sét, trống sấm sét, do quỉ thần dùng tay hay dùng dùi đánh. Cho nên thế tục cho rằng có trống trời. Nếu kẻ phạm nhiều tội ác, trời sẽ nổi trống sấm sét đánh chết.
3.10. CHỚP
Kinh Khởi thế ghi: “Đức Phật dạy các tì-kheo:
– Nếu có ngoại đạo đến hỏi các ông: ‘Vì sao trong hư không bỗng nhiên có ánh chớp?’ thì các ông nên trả lời: ‘Có hai nguyên nhân khiến trong mây có chớp: một, ở phương đông có chớp Vô hậu, phương nam có chớp Thuần lưu, phương tây có chớp Đọa quang minh, phương bắc có chớp Bách sinh thụ; hai, có khi phương đông nổi chớp Vô hậu xúc chạm, ma sát, đối nhau, đánh nhau với chớp Đọa lưu quang ở phương tây, do đó trong đám mây phát ánh chớp rực sáng, gọi đó là điển quang; có lúc chớp Thuần lưu quang ở phương nam nổi lên rồi xúc chạm, ma sát, đối nhau, đánh nhau với chớp Bách sinh thụ ở phương bắc, do đó trong đám mây phát ra ánh chớp rực sáng. Thí như hai cành cây bị gió thổi cọ xát nhau, bỗng nhiên phát hỏa, trở lại đốt cháy cây”.
Theo kinh dạy, có lúc sấm trước chớp theo sau, có lúc chớp trước sấm theo sau, hai bên công kích nhau, phát ra lửa đánh vào người và vật.
3.11. TUÔN MƯA
Luận phân biệt công đức ghi: “Có ba loại mưa: một, mưa do chư thiên tuôn, luôn là những cơn mưa nhỏ hạt; hai, mưa do rồng tuôn, là mưa lớn, khí vui thi rồng tuôn mưa nhẹ hạt, đủ thắm ướt, khi giận thì tuôn mưa lớn, nổi sấm sét; ba, mưa do A-tu-la làm, khi A-tu-la đánh nhau với Đế Thích cũng tuôn mưa, lớn hay nhỏ không nhất định”.
Kinh cũng nói có nhiều loại mưa, hoặc không mây mà có mưa, hoặc mây tụ trước rồi mới tuôn mưa, hoặc do rông tuôn mưa, hoặc do tự nghiệp của chúng sinh chiêu cảm mà có mưa.
3.12. KHÔNG ĐỨNG THỜI
Kỉnh Khởi thế ghi: “Đức Phật dạy các tì-kheo:
– Có năm nguyên nhân khiến mưa không thể rơi, làm cho các nhà xem thiên tượng không lường được, tính toán sai lầm. Tức dự đoán nhất đinh mưa mà lại không mưa. Năm nguyên nhân:
* Trên bầu trời mây giăng đen kịt, sấm sét nổi đùng đùng, chớp nháy liên tục, gió thổi hơi lạnh đến là hiện tượng trời sắp mưa lớn. Thầy bói toán, các nhà thiên văn cho rằng nhất định có mưa. Nhưng lúc ấy La-hầu a-tu-la vương ra khỏi cung điện, đưa hai tay tóm lấy tất cả mây làm mưa ném hết ra biển. Bây giờ tất cả chẳng biết vì sao không mưa.
* Trên bầu trời mây giăng đen kịt, sấm sét nổi đùng đùng, chớp nhảy liên tục, giỏ thổi hơi lạnh đến là hiện tượng trời sắp mưa lớn. Các thầy bói toán, các nhà thiên văn thấy vậy, cho rằng nhất định có mưa. Nhưng lúc ấy hỏa đại tăng trưởng mạnh, khiến mây làm mưa bị đốt khô. Bây giờ tất cả chẳng biết vì sao không mưa.
* Trên bầu trời mây giăng đen kịt, sấm sét nổi đùng đùng, chớp nháy liên tục, gió thổi hơi lạnh đến là hiện tượng trời sắp mưa lớn. Các thầy bói toán, các nhà thiên văn thấy vậy, cho rằng nhất định có mưa. Nhưng lúc ấy phong đại tăng trưởng mạnh, thổi hết mâv ra sa mạc Ca-lăng-già, hoặc sa mạc Ma-liên-na, hoặc đến đồng hoang. Bây giờ tất cả chẳng biết vì sao không mưa.
* Trên bầu trời mây giăng đen kịt, sấm sét nổi đùng đùng, chớp nhảy liên tục, giỏ thổi hơi lạnh đến là hiện tượng trời sắp mưa lớn. Các thầy bói toán, các nhà thiên văn thây vậy, cho rằng nhất định có mưa. Nhưng các vị thần có nhiệm vụ tuôn mưa buông lung biếng trễ, nên không làm mưa đúng lúc, vì không đúng lúc cho nên mây tan. Bây giờ tât cả chẳng biết vì sao không mưa.
* Trên bầu trời mây giăng đen kịt, sấm sét nổi đủng đùng, chớp nháy liên tục, giỏ thổi hơi lạnh đến là hiện tượng trời sắp mưa lớn. Các thây bói toán, cảc nhà thiên vàn thấy vậy, cho rằng nhất định có mưa. Nhưng do chúng sinh cõi Diêm-phù không tuhành đúng pháp, tham lam bỏn xẻn, kiến chấp sai lầm thì trời không tuôn mưa. Bây giờ tất cả chẳng biết vì sao không mưa.
Do năm nguyên nhân này mà các thầy tướng, các nhà thiên văn sai lầm, đoán trời mưa không đúng”.
Kinh Tăng nhất A-hàm ghi: “Có bốn loại ngăn che, khiến mặt trời mặt trăng không chiếu sáng: mây, bụi mù, khói và A-tu-luân. Tì-kheo cũng có bốn kết che lấp, khiến tâm không thể khai ngộ: dục kết, sân khuể, ngu si, lợi dưỡng”.
Luật Tứ phần cũng nêu bốn việc đồng như trên để dụ cho: Dâm dục, uống rượu, nắm giữ tiền tài bảo vật, tà mạng. Cũng do bốn pháp này mà chúng sinh không thông đạt Phật pháp. Cho nên có bài tụng:
Hơi lửa bốc khói lên
Khỉ mây đùn bầu trời
Thần long phun sương móc
Gió dậy nôi bụi mù
Bia rượu, cửa buông lung
Dâm là nguồn sinh tử
Bạc vàng gây họa lớn
Tà mạng phá giới căn.
3.13. ĐỘNG ĐẤT
Kinh Phật Bát-nê-hoàn ghi: “A-nan chắp tay thưa hỏi:
– Bạch Thế Tôn! Xin dạy cho con biết có mấy nguyên nhân làm cho mặt đất chấn động?
Đức Phật đáp:
– Có ba nguyên nhân: Một, đất nương trên nước, nước nương trên gió, gió nương trên hư không. Khi gió lớn nổi thì nước xao động, nước xao động thì đất rung chuyển. Hai, sa-môn đắc đạo và các vị trời thần diệu muốn hiện cảm ứng, nên mặt đất chấn động. Ba, do thần lực của Phật; từ khi ta thành Phật đến nay, trước sau đã chấn động ba ngàn nhật nguyệt, một vạn hai nghìn trời đất đều cảm được, tất cả trời người, quỉ thần đều thấy nghe”.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *