Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

PUCL QUYỂN 4 – CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ

Đức Phật đáp:
– Cũng có ba nhân duyên: một, lúc ấy bề mặt nguyệt cung chuyển hiện; hai, chư thiên thân màu xanh, tất cả y phục, trang sức… đều xanh, trong nửa tháng ngăn che cung điện. Đên ngày mười lăm, cung điện cùng cực viên mãn, ánh sáng phát ra rực rỡ, thí như cây đuốc nhiều dầu cháy rực, khiến các ngọnđèn nhỏ đều mất ánh sáng. Cung điện này cũng vậy, ánh sáng trong ngày mười lăm có thể ngăn che tất cả các ánh sáng khác; ba, vào ngày mười lăm, nguyệt cung tròn đấy, mọi nơi sáng rực, sáu mươi tia sáng của nhật cung không thể ngăn che được.
– Vì nhân duyên gì mà vào ngày thứ mười lăm của Hắc nguyệt, cung điện này không xuất hiện? Lại vì sao gọi là nguyệt?
Đức Phật đáp:
– Vì vào ngày này nguyệt cung gần nhật cung, bị ánh sáng nhật cung ngăn che, nên nguyệt cung không hiện. Lại vì vào Hắc nguyệt, từ ngày mồng một cho đến mười lăm, ánh sáng và uy đức của nguyệt cung dần dần giảm, nên gọi là nguyệt.
– Vì sao trong nguyệt cung có hình ảnh?
– Này các tì-kheo! Vì trong cõi này có cây Diêm-phù, nên gọi cỗi này là châu Diêm-phù. Cây này cao lớn, nên ảnh của nó hiện lên nguyệt cung”.
Luận Du-già ghi: “Do ảnh của các loài cá, ba ba… sống trong biển lớn hiện trong nguyệt cung, nên ta thấy trong đó có bóng đen”.
Tây Vực truyện ghi: “Vào thời quá khứ có một con thỏ tu tập hạnh bồ-tát. Đế Thích muốn thừ lòng, nên hiện xuống xin thịt thỏ để ăn. Thỏ liền nhảy vào lửa xả thân bố thí. Thiên đế cảm thương, mang thân thỏ cháy về đặt trong mặt trăng, mong mỗi khi chúng sinh ngửa nhìn, biết được thân tu tập hạnh từ của bồ-tát thời quá khứ”.
3.5. LẠNH NÓNG
Kinh Khởi thế ghi: “Đức Phật dạy:
– Vì sao mùa hạ lại nóng bức? Này các tì-kheo! Nhật cung hướng về phương bắc, một ngày di chuyển được sáu câu-lô-xá, chưa từng rời quĩ đạo mặt trời. Nhưng có mười nguyên nhân khiến khí hậu nóng bức. Đó là tất cả ánh sáng Nhật thiên chiếu vào các núi nằm ngoài Tu-di theo thứ tự: Khư-đề-la-ca, núi Y-sa-đà-la, núi Do-càn-đà, núi Thiện Hiện, núi Mã Phiến Đầu, núi Ni-dân-đà-la, núi Tì-na-da-ca, núi Luân Vi và cung điện pha lê của Dạ-xoa trên hư không, Tu-di sơn vương và các núi lớn trong bốn châu.
– Vì sao thời tiết lại lạnh mát? Này các tì-kheo! Sau tháng sáu, nhật cung chuyển hướng về phương nam, thì có mười hai nguyên nhân khiến khí hậu nóng hay lạnh:
1. Giữa núi Tu-di và núi Khư-đề-la-ca có biển Tu-di rộng tám vạn bốn nghìn do-tuần, chu vi mênh mông. Trong biến trổ đầy hoa, tỏa hương thơm ngát, ánh sáng của Nhật thiên chiếu vào biển này, khiến khí hậu mát mẻ.
2. Nhật thiên chiếu vào núi Y-sa-đà-la.
3. Nhật thiên chiếu vào núi Du-càn-đa.
4. Nhật thiên chiếu vào núi Thiện Hiện.
5. Nhật thiên chiếu vào núi Mã Phiến Đầu.
6. Nhật thiên chiếu vào núi Ni-dân-đà-la.
7. Nhật thiên chiếu vào núi Tì-na-da-ca.
8. Nhật thiên chiếu vào núi Đại Luân Vi.
9. Nhật thiên chiếu vào tất cả các dòng sông ở châu Diêm-phù.
10. Nhật thiên chiếu vào tất cả các dòng sông ở châu Cù-đà-di.
11. Nhật thiên chiếu vào tất cả các dòng sông ở châu Phất-ba-đề.
12. Nhật thiên chiếu vào tất cả các dòng sông ở châu Uất-đơn-việt.
Luận Lập thế A-tì-đàm ghi: “Có người hỏi:
– Vì sao mùa đông lại lạnh? Vì mùa đông là lúc thủy giới vô cùng rộng lớn, lúc chưa giảm đến cùng tận, cỏ cây còn thấm ướt, chưa khô héo, mặt đất trơn ướt. Bấy giờ hơi nóng chìm xuống dưới, hơi nước bốc lên trên. Vì sao biết được điều này? Vì nước dưới sâu thì ấm, nước trên mặt thì lạnh. Khi tiết đông lạnh đến, mặt trời vận hành trên quĩ đạo, chiếu ánh nắng xuống mặt đất không lâu, dương khi ẩn bên trong, nên thức ăn tiêu hóa nhanh. Vì thế mùa đông thời tiết giá lạnh.
– Vì sao mùa xuân nóng? Vì mùa xuân thủy giới cũng rộng lớn, nhưng đã giảm đến cùng tận, cây cỏ úa héo, mặt đất khô cằn, hơi nước lắng xuống dưới, hơi nóng bốc lên trên; vì sao biết được? vì nước dưới sâu thì lạnh, nước trên mặt thì nóng. Mùa đông đã qua, mặt trời vận hành trên quĩ đạo, chiếu ánh nắng xuống mặt đất rất lâu, hỏa đại trong thân yếu. Vì thế mùa xuân thời tiết nóng bức.
– Vì sao mùa hạ có lạnh có nóng? Vì vào tháng tám, hằng ngày đại địa bị mặt trời chiếu nóng, lại gặp mây lớn giăng dày, tuôn mưa khắp nơi, hơi đât bị hâm nóng xông lên. Nếu gặp gió thổi thì hơi nóng bốc lên tan hết, bấy giờ khí trời lạnh. Nếu không có gió, thì thời tiết rất nóng. Vì thế mùa hạ có lanh có nóng (Ấn Độ định bốn tháng một mùa, nên chỉ có mùa xuân, hạ và đông. Vì thế kinh nói lập cung điện cho ba mùa).
Kinh Khởi thế ghi: “Vì sao ở thế gian có các dòng sông?
Đức Phật dạy:
– Vì có mặt trời nên có sức nóng, có sức nóng nên có đốt, có đốt nên có hơi ẩm, có hơi ẩm nên có nước. Tất cả nước trong núi rừng tuôn chảy thành dòng, vì thế mà hình thành các dòng sông”.
3.6. CHIẾU DỤNG
Kinh Trường A-hàm ghi: “Lúc kiếp mới thành, trời đất tối tăm. Bấy giờ có một luồng hắc phong thổi vào biển lớn, rẽ nước lấy mặt trời đặt ở lưng chừng núi Tu-di, sau đó lập quĩ đạo cho mặt trời vận hành quanh bốn thiên hạ chiếu sáng chúng sinh”.
Kinh Khởi thế ghi: “Thế gian đang tăm tối, lại bỗng nhiên xuất hiện mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Từ đó có ngày, đêm, năm, thời tiết. Lúc ấy Nhật thiên tử lên cung điện, từ phương đông xuất hiện, đi quanh lưng chừng núi Tu-di hướng về phương tây, lặn rồi lại từ phương đông mà xuất hiện. Chúng sinh thấy Nhật thiên xuất hiện ở phương đông, liền nói với nhau: ‘Này các vị! Lại là cung điện ánh sáng của Nhật thiên, xuất hiện ở phương đông, di chuyển quanh Tu-di theo chiều phải

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *