Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 10 – CHƯƠNG THIÊN PHẬT (tt)

PUCL QUYỂN 10 – CHƯƠNG THIÊN PHẬT (tt)

– Không được! Nên an trí tháp Như Lai trong căn phòng tốt, còn mình thì ở phòng xấu hơn.
– Có người an trí tháp Như Lai ở phòng thấp, còn mình ngủ phòng trên.
Phật dạy:
– Không được! Nên an trí tháp Như Lai ở phòng trên, còn mình ngủ phòng dưới.
– Có người để tháp Như Lai chung trong phòng minh ngủ.
Phật dạy:
– Không được! Người kia vì giữ gìn tháp vững chắc, nên lo lắng không dám ngủ. Phật cho phép an trí tháp tóc trên cành cây, hoặc đặt một bên đầu lúc ngủ. Nếu vì giữ tháp thì cho phép ngủ trong tháp. Nêu vì giữ kĩ đồ vật, nên cho đặt vật trong tháp và cũng cho ngủ trong đó.
– Có người mang và xách giày vào trong tháp.
Phật dạy:
– Không được! Cho phép ngồi ăn dưới tháp, nhưng không được làm dơ tháp. Nếu có các vật bất tịnh, phải nhóm qua một bên, ăn xong mang đi bỏ.
Hỏi: Có người đi chinh phạt, tuy không có tóc Phật để mang theo, nhưng với tâm tốt tạo một pho tượng nhỏ, hoặc xá-lợi hay quyển kinh nhỏ mang theo và đặt vào búi tóc được không?
Đáp: Thánh giáo không có ghi điều này, nhưng nếu có tâm tốt muốn mang kinh tượng và xá-lợi theo, cũng cho phép y theo cách trên, nếu tạo tháp nhỏ để an trí thì càng tốt. Nhung nghèo không có tiền làm, cũng cho phép gói trong tơ lụa sạch an trí trên đầu xe ngựa, voi để mang đi. Khi đến nơi hoặc mang trên vai hay mang trên cành cây. Nếu để tháp nhò trong búi tóc, sợ tóc dơ uế, xông lên mùi hôi bất tịnh: hoặc khi hành quân trên đường, đại tiểu tiện gấp không kịp tháo tháp xuống Như trước đã nói, tóc Phật không cho để chỗ đại tiểu tiện ô uế. Việc an trí kinh tượng cũng giông như vậy.
5.11.8. Thời gian xuất gia|
Kinh Thập nhị du, Tăng nhất A-hàm, Trường A-hàm v.v… đều ghi: “Thái tử xuất gia hai mươi chín tuổi”. Tăng nhất A-hàm ghi: “Hai mươi tuổi học pháp ngoại đạo”. Nay suy ra thì đa số cho rằng Như Lai trụ thế bảy mươi chín năm. Nếu hai mươi chín tuổi mới xuất gia, ba mươi lăm tuổi thành đạo thì giáo hóa chúng sinh được bốn mươi lăm năm. Nhưng kinh Thiền yếu ghi: “Đức Phật Thích-ca một đời giáo hóa chúng sinh được ba mươi chín năm”. Các kinh phần nhiều đều nói Ngài xuất gia năm mười chín tuổi là đúng. Kinh Vị tang hữu ghi: “Da-du-đà-la nói: ‘Thái tử cưới ta chưa được ba năm’”.
Kinh Thụy ứng nói thái tử cưới vợ năm mười bảy tuổi thì chứng minh năm mười chín tuổi xuất gia là đúng. Rất ít kinh nói thái tử hai mươi chín tuổi xuất gia, ba mươi lăm tuổi thành đạo. Hơn nữa nếu nói thái tử học pháp ngoại đạo hai mươi năm, vậy đến năm mươi tuổi mới thành đạo sao? Đủ biết điều này sai. Bởi vì sự hiểu biết của chúng sinh không đồng, nên thấy cũng khác nhau.
5.11.9. Hội thông
* Lòi bàn
Cho rằng, trải qua nhiều triều đại lâu xa, âm giọng của mỗi miền có sai biệt, lại thêm người dịch không đồng, nghe nói sai lạc. Tuy muôn dung thông, nhưng hoàn toàn không có tiêu chuẩn nhất định. Sách vở trong một đời của các bậc hiền truyền nối nhau mà văn tự còn sai lạc, huống gì trong và ngoài nước. Kinh sách thì nhiều vô số, nên việc truy cầu thật khó được vẹn toàn. Lại như Hoàng Đế ba mặt, Lạc Thần một chân, ngôn ngữ thì không phân Phạn-Hán, nhưng sự việc lại có Sở-Việt; huống gì tà nghiệp dễ tiếp thu, chính pháp khó thông hiểu. Tiếng thì có trung quốc và biên địa, lại hoán đổi chữ viết, nếu được thẩm định, há không có sai biệt sao?

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 6 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 6 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.4. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *