2,1,8. Hơn kém
Kinh trường A-hàm ghi: “Người cõi Diêm-phù-đề có ba năng lực hơn người cõi Câu-da-ni: một. người dân dũng mãnh, nhớ dai, có khả năng tạo mọi việc; hai, người dân dũng mãnh, nhớ dai siêng tu Phạm hạnh; ba, dũng mãnh, nhớ dai, là nơi Đức Phật xuất thế.
Người cõi Câu-đa-ni có ba việc hơn người cõi Diêm-phù-đề: Một, nhiều trâu bò, nhiều dê, nhiều châu báu. Người cỗi Diêm-phù-đề có ba năng lực hơn người cõi Phất-vu-đãi: một, người dân dũng mãnh, nhớ dai, có khả năng tạo mọi việc; hai, người dân dũng mãnh, nhớ dai siêng tu Phạm hạnh; ba, dũng mãnh, nhớ dai, là nơi Đức Phật xuất thế. Người cõi Phất-vu-đãi có ba việc hơn người cõi Diêm-phù-đề: một, cõi nước cực rộng; hai, đất đai cục lớn; ba, quốc độ vô cùng tốt đẹp.
Người cõi Diêm-phù-đề có ba năng lực hơn người cõi uất-đan-việt: Một, người dân dũng mãnh, nhớ dai, cỏ khả năng tạo mọi việc; hai, người dân dũng mãnh, nhớ dai siêng tu Phạm hạnh; ba, dũng mãnh, nhớ dai, là nơi Đức Phật xuất thế. Người cõi uất-đan-việt có ba điều hơn người cõi Diêm-phù-đề: một, không bị trói buộc; hai, không có ngã sở; ba, tuổi thọ nhất định là một nghìn năm.
Người cõi Diêm-phù-đề cũng có ba năng lực như trên, hơn ngạ quỷ. Ngạ quỉ cũng có ba việc hơn người cõi Diêm-phù-đề: Trường thọ, thân cao lớn, người làm mà mình thụ dụng. Người cõi Diêm-phù-đề cũng có ba năng lực như trên, hơn loài chim cánh vàng. Loài chim cánh vàng cũng có ba việc hơn người cõi Diêm-phù-đề: trường thọ, thân lớn, cung điện trang nghiêm.
Người cõi Diêm-phù-đề cũng có ba năng lực như trên, hơn a-tu-la. A-tu-la cũng có ba việc hơn người cõi Diêm-phù-đề: cung điện cao rộng, cung điện trang nghiêm, cung điện thanh tịnh. Người cõi Diêm-phù-đề cũng có ba năng lực như trên, hơn chư thiên cõi Tứ Thiên Vương. Chư thiên cõi Tứ Thiên Vương cũng có ba việc hơn người cõi Diêm-phù-đề: trường thọ, đoan chính, nhiều niềm vui.
Người cõi Diêm-phủ-đề cũng có ba năng lực như trên, hơn chư thiên các cõi Đao-lợi, Diêm-ma, Đâu-suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại. Chư thiên các Cõi ấy cũng có ba việc hơn người cõi Diêm-phù-đề: trường thọ, đoan chính, nhiều niềm vui”.
2.2. CHƯ THIÊN
2.2.1. Luận về giai vị
Theo luận Bà-sa, về chư thiên thì có có ba mươi hai tầng, trong đó cõi Dục có mười, cõi sắc có mười tám, cõi Vô sắc có bốn.
– Mười tầng trời cõi Dục: Kiên Thủ, Trì Hoa Man, Thường Phóng Dật, Nhật Nguyệt Tinh Tú, Tứ Thiên Vương, Tam Thập Tam, Diêm-ma, Đâu-suất-đà, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại. Trong đó, trời Nhật Nguyệt Tinh Tú và bốn tầng trời sau cùng thì trụ trong hư không; các trời Kiên Thủ, Hoa Man, Thường Phóng Dật, Tứ Thiên Vương và Đao-lợi trụ tại núi Tu-di.
– Mười tám tầng trời cõi sắc: Gồm ba tầng thuộc Sơ Thiền: Phạm Chúng là thứ dân, Phạm Phụ là quan thần và Đại Phạm là quân vương; Đại Phạm vương không có tầng trời riêng, chỉ một mình ở trên đài cao, trang nghiêm, tráng lệ trong cõi Phạm Phụ; chỉ tầng trời này mới có phân biệt quan dân, các tầng trời khác không có. Ba tầng trời thuộc Nhị Thiền là Thiểu Quang, Vô Lượng Quang và Quang Âm. Ba tầng trời thuộc Tam Thiền là Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh và Biến Tịnh. Chín tầng trời Tứ thiền là Phúc Sinh, Phúc Ái, Quảng Quả, Vô Tưởng, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiên, Thiện Hiện và Sắc Cứu Cánh.
Trời Vô Tưởng không có tầng riêng mà đồng tầng với trời Quảng Quả, nhưng ờ một nơi khác biệt, là nơi sinh về của các ngoại đạo.
– Bốn tầng trời Vô sắc: Không Xứ, Thức Xứ, Vô Sở Hữu, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Hỏi: Trong ba mươi hai tầng trời này, có mấy cõi phàm trụ máy cỗi thánh trụ?
Đáp: Hai nơi chỉ có phàm trụ, năm nơi chi có thánh trụ, hai mươi lăm nơi phàm thánh cùng trụ. Hai nơi chỉ có phàm trụ, một là Đại Phạm trong cõi Sơ Thiền, hai là Vô Tưởng trong Tứ Thiền.
Hỏi: Vì sao hai nơi này chỉ có phàm trụ?
Đáp: Vì trời Đại Phạm không thấu đạt nghiệp nhân, nên nói: “Ta có năng lực tạo ra trời đất, người vật”, rồi cậy vào tà kiến này, xem thường tất cả thánh nhân, vì thế thánh nhân không ở chung. Còn tầng trời Vô Tưởng thì chỉ là nơi sinh đến của ngoại đạo tu định Vô Tường; vì ngoại đạo này không thông đạt, nên khi được thọ mạng năm kiếp vô tâm, liền chấp đó là niết-bàn, sau khi phúc báo hết, liền khởi tà kiến, nên rơi vào địa ngục. Vì thế tất cả thánh nhân không sinh vào đây. Năm chỗ chi có thánh nhân cư trú là trời Ngũ Tịnh Cư, nơi đây là trụ xứ của riêng bậc thánh a-na-hàm và a-la-hán. Hễ muốn sinh về đó, chúng sinh cần phải tiến tu hướng đến a-na-hàm, thân đạt tứ thiền, phát vô lậu định, khởi tu thiền nghiệp, hoặc khởi một phẩm cho đến chín phẩm định mới được sinh. Hàng phàm phu không huân tu thiền nghiệp, nên không được sinh.
Hỏi: Như A-na-hàm sinh. về đó thì không có gì nghi, nhưng a-la-hàn đã vô sinh, tại sao còn nói sinh thiên?
Đáp: Ở đây nói a-na-hàm ở cõi Dục khi sinh về đó thì đắc quả A-la-hán, chứ không phải nỏi đắc quả A-la-hán rồi mới sinh về.
Còn hai mươi lăm nơi phàm thánh đồng cư thì không thể thuật hết. Nếu căn cứ chung cả Đại và Tiểu thừa, thì kinh Niết-bàn ghi: “Có bốn loại thiên: một, Thế gian thiên, như các quốc vương; hai, Sinh thiên, như các vị trời từ Tứ thiên vương cho đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng; ba, Tịnh thiên, như tu-đà-hoàn cho đến bích-chi-phật; Nghĩa thiên, như các đại bồ-tát Thập trụ. Do đó bồ-tát Thập trụ được gọi là Nghĩa thiên, vì thấu suốt pháp nghĩa, thấy tất cả pháp là nghĩa không.
