(71) TA BÀ HA
Ta bà ha chính là Tán Hoa Thiên Bồ Tát thiên diệp bảo liên (Sen báu có nghìn lá)
GIẢI: Kết hợp ý câu này với đoạn văn trên nghĩa là: Người tu đạo không bị ràng buộc bởi bờ cõi ranh giới, đều phải đưa vào tỉnh sát cõi lòng, biết thẹn thùng xấu hổ
GIẢNG: Câu này là đức Bồ Tát muốn nói đạo thành là do ở mình, và thành là nhờ ở sự tỉnh sát. Trong suốt mười hai giờ, cần phải tự lòng mình tham cứu, tuỳ theo cơ duyên mà giữ gìn, không cho vọng niệm khởi, lâu ngày đạo sẽ thành
(72) NA RA CẨN TRÌ BÀN ĐÀ RA DẠ
Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ chính là đức Phú Lân Na Bồ Tát, tay bưng chậu
DỊCH: (Na ra cẩn trì) là giữ sạch hiền thủ. (Bàn đà ra dạ) là Thánh Tôn Quán Tự Tại. Đó chính là hoá thân của đức Thí Vô Uý Thủ Nhỡn Bồ Tát
GIẢI: (Na ra cẩn trì) có nghĩa là kẻ hiền thì yêu thương, kẻ lành thời gìn giữ. (Bà đà ra dạ) có nghĩa là chỉ có đức Duy Ngã Quang Vương Quán Tự Tại thường ra tay vô uý, trừ khử hết thảy mọi sự sợ hãi, khiến mọi sự được yên ổn
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát, Ngài tỏ lòng từ bi yêu mến giữ gìn đại diện pháp thân đại thiên thế giới, để hoá giải hết thảy mọi chúng sinh trên thế giới, khuyên chúng sinh nên khẩn cấp tu đạo điệu mầu, để thoát khỏi mọi sự khổ não đau thương. Người đời khi ở trong tình trạng sợ hãi lo âu, thường hay lấy giả làm thực, bị thanh sắc của cải, phú quý công danh lôi cuốn xâm phạm và không có cách nào rút chân ra được. Nếu kẻ nào dành hết tai mắt tâm tư để tính toán cho việc vợ con, tài lộc, thời cứ theo đuổi đến trọn đời. Giả sử nếu được nhà cửa đẹp đẽ, nhiều ruộng nhiều vườn, thời lòng tham vẫn thấy chưa đủ. Khi đã được quý hiển, có tiếng tăm, nhưng lòng hiếu danh vẫn chưa cho là đủ. Cũng vì thế mà trong lòng không được một ngày yên ổn. Nếu lại còn khư khư giữ nhiều vọng tưởng, thời mọi điều đưa tới ngoài ý mong muốn. Vì lẽ đó, đức Phật Tổ mở lòng từ bi dạy bảo chúng ta không nên quên bản tướng. Tướng của ta không có, thân tâm tự nhiên được an thái. Việc thành tựu đại đạo vô thượng đệ nhất sẽ không phải là chuyện khó khăn
(73) TA BÀ HA
Ta bà ha chính là đức Đà La Ni Tử Bồ Tát tay bưng quả
GIẢI: câu này kết hợp với cât trên có nghĩa là kẻ tu đạo cần phải chính tâm thành ý làm chủ
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát, tiếp theo ý câu trên. Đại ý nói: Sở dĩ con người gặp nhiều lo âu sợ hãi, đều là do mọi sự suy nghĩ không được trong sạch, rồi từ đó phát sinh biết bao nhiêu sự việc không được an lành. Vì nền tảng của việc tu đạo, thành được là nhờ ý niệm . Tiếc thay, người đời không rõ được bản tính, mà chỉ tìm tòi ở những dấu vết, hiện tượng bên ngoài, đến nỗi đi lầm vào đường bàng môn tà đạo thực là đáng thương, đáng xót
(74) MA BÀ RỊ THẮNG KIẾT RA DẠ
Ma bà rị thắng kiết ra dạ là đức Tam Ma Thiền La Bồ Tát Già Phú Luân Chưởng Bảo Đăng
DỊCH: (Ma bà rị thắng) có nghĩa là bậc đại dũng, anh hùng. (Kiết ra dạ) là sinh tình, bản tính. Trọn câu có nghĩa là nếu quy về cái tính gốc là đại chúng, thời việc tu hành có thể thành tựu. Câu này chính là tóm tắt ý của câu trên, đó chính là hoá thân của Thiên Tý Thủ Nhãn Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát
GIẢI: (Ma bà rị thắng kiết ra dạ) có ý nói: Hết thảy mọi công đức đều thành ở trong tính từ bi. Như vậy, nếu còn giữ lòng độc hại, thời không có cách nào để trở thành chính đẳng chính giác.
GIẢNG: Câu này chính là lòng từ bi của đức Bồ Tát, hiện ra pháp tướng thiên thủ thiên nhãn, soi sáng hết mọi pháp giới. Chúng ta đã thuộc về nhân loại, nếu không chính tâm tu thân để tự vươn lên, thời phụ lòng từ bi của Phật Tổ. Vì thế, phải cất đầu lên, ngửa trông ơn từ bi của Phật Tổ dẫn đường, giả như sống trong cảnh trần hoàn, mà lòng không động, thân không dời đổi, bên ngoài không dối trá mọi người , bên trong không tự dối mình
(75) TA BÀ HA
Ta bà ha chính là đức Đại Ca Diếp Bồ Tát tay cầm niệm châu
GIẢI: câu này là tổng kết đoạn văn trên. Đại ý là tòm tắt trọn vẹn toàn văn bài Đại Bi Chú
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của Bồ Tát mở lòng từ bi phổ độ tất cả chúng sinh trong đại thiên thế giới gồm tứ sinh lục đạo tất cả đều được tốt lành lợi lạc