Home / TRÌ TRÚ / Chú Đại Bi / Chú Đại Bi câu 46 – 50

Chú Đại Bi câu 46 – 50

dai-bi-chu46(46) BỒ ĐỀ DẠ BỒ ĐỀ DẠ
Bồ đề dạ bồ đề dạ, đó chính là đức Quán Thế Âm Bồ Tát kết duyên với chúng sinh
DỊCH: (Bồ đề dạ bồ đề dạ) có nghĩa là giáo đạo, giáo tâm. Đó chính là hóa thân của đức Bất Khoái Kim Luân Thủ Nhỡn Bồ Tát
GIẢI: (Bồ đề dạ) là nơi kẻ tu đạo khi đã xuống tay (quyết tâm), cần có một lòng dũng cảm tiến lên, ngày đêm tu đạo (bồ đề dạ bồ đề dạ) ý nói người tu đạo phải nhất trí từ trước tới sau, vĩnh viễn không bao giờ lùi bước.
GIẢNG: câu này ý nói là đức Bồ Tát căn dặn những người tu đạo, ngoài sự phát bồ đề tâm, cũng phải phát sinh tiến tâm, không màng thanh sắc, không để mình sa vào hang lửa, không sợ phong sương, có vậy mới đạt được mục đích. Nếu có thể làm được công việc chế ngự được mọi vọng tưởng, chuyên chú một lòng chí, nhẫn nhục gánh vác nặng nề, chịu đựng vất vả, thời đạo tâm ngày một trường cửu, công hiệu ngày càng tăng tiến. Như vậy việc siêu thăng nơi cực lạc sẽ không có gì khó khăn. Vì nẽ đó mà đức Bồ Tát căn dặn mọi người tu đạo, cần có tâm chí vĩnh viễn không bao giờ thoái lui, dụng công phu bền bỉ không dời đổi, và quyết một lòng trước sau như một.

dai-bi-chu47(47) BỒ ĐÀ DẠ BỒ ĐÀ DẠ
Bồ đà dạ bồ đà dạ, chính là bản thân của đức A Nam
DỊCH: (Bồ đà dạ) có nghĩa là bậc trí giả, giác giả. Chính là hóa thân của đức Đích Thượng Hóa Phật Thủ Nhớn Bồ Tát.
GIẢI: (Bồ đề dạ) nói về người tu đạo cần phải hiểu rõ người với ta đều cùng một thể, tuyệt đối không sự mảy may phân biệt. (Bồ đà dạ bồ đà dạ) là nói người tu đạo không những phải nhận thức rõ ý niệm không có tướng ta, không có tướng người. Như vậy, có nghĩa là hết thảy ác đạo chúng sinh ở trên thế gian này đều được đôi sử bình đẳng,\.
GIẢNG: Câu này biểu lộ lòng từ bi quảng đại của đức Bồ Tát. Với ngài, bất kể những kẻ lành hay người ác, đều có thể cùng nhau về nơi cực lạc. Nếu có chúng sinh nào bất hạnh mà sa vào con đường ác đạo. Đức Bồ Tát cũng mở đường cứu vớt hết thảy. Nếu kẻ tu hành mà còn phân biệt tướng ta với tướng người, thời mọi ác nghiệp sẽ đến tràn ngập cõi lòng, vì thế mà việc đi tới đạo phật là xa xôi. Người tu đạo, bất cứ nơi nào cũng phải lấy từ bi làm gốc. Hành động mọi việc đều phải lấy chữ nhân từ làm phương châm. Tất cả mọi cử chỉ, động tĩnh đều không xa lìa đạo đức, có như vậy mới mong thành đạo

dai-bi-chu48(48) DI ĐẾ RỊ DẠ
Di đế rị dạ chính là đức Đại Xa Bồ Tát, tay cầm kim đao
DỊCH: (Di đế rị dạ) có nghĩa là đại lượng, lòng đại từ bi. Đó chính là hóa thân của đức Tích Trượng Thủ Nhãn Bồ Tát
GIẢI: (Di đế rị dạ) nói người tu đạo, nên phát khởi lòng từ bi, khiến cho hết thảy chúng sinh đều có thể thành đạo
GIẢNG: Câu này nói về lòng từ bi của đức Bồ Tát đặc biệt chỉ dạy cho người tu đạo, khiến cho hết thảy chúng sinh đều đạt tới cõi đạo. Người ta cũng như chúng sinh, đều có thể thành đạo, chỉ có phương pháp tu trì không giống mà thôi. Vì thế những người học đạo phật cố nhiên cần phải phát tâm nhưng cũng cần tìm cách được gần gũi các bậc minh sư. Vì thế đức Bồ Tát động lòng từ bi, khuyến cáo những người tu đạo, lấy lòng yêu mến mình, rồi từ chỗ suy ra từ mình đến người tìm cách độ thoát một loạt. Đó chính là tinh thần Đại Thừa của Phật giáo

dai-bi-chu49(49) NA RA CẨN TRÌ
Na ra cẩn trì, chính là nói đức Long Thụ Bồ Tát tay cầm kim đao
DỊCH: (Na ra cẩn trì) chính là bậc hiền giả có thể bảo vệ che chở, đó chính là hóa thân của đức Bao Đính Thủ Nhỡn Bồ Tát
GIẢI: (Na ra cẩn trì) ý nói người tu đạo khi thấy bậc hiền giả nên bày tỏ lòng thân ái, thấy kẻ thiện giả nên bảo hộ. Nói một cách khác, chính là có ý nói từ bi thân ái
GIẢNG: Câu này chính là đức Bồ Tát có ý muốn dạy bảo người tu đạo khi thấy người hiền hiếu cũng như người từ thiện, nên có tinh thần tương thân tương ái, cùng mưu tìm con đường đạo hạnh. Đức Phật có nói: tất cả mọi chúng sinh đều được bình đẳng, và tất cả mọi sự đối nhân hay đổi vật cũng đều như thế cả. Phần này đặc biệt nêu ra những bậc hiền giả, thiện giả để làm đại biểu. Điều quý nhất của kẻ học giả là việc học phải chuyên cần như đẽo như mài. Dĩ nhiên không thể phân biệt về chức nghiệp hay sang hèn, cũng không phân biệt giai cấp cao hay thấp. chỉ cần những kẻ có đức là có thể tương thân tương ái. Vì vậy đối với nhữn ai thối chí, cần khuyến khích họ, để hẹn ngày cùng trở về quê hương, và cùng chứng phật quả

dai-bi-chu50(50) ĐỊA RỊ SẮT NI NA
Địa rị sắt ni na, chính là đức Bảo Lung Bồ Tát, tay cầm thiết xoa
DỊCH: (Địa rị sắt ni na) nghĩa là thanh gươm sắt bén, đó chính là hóa thân của đức Bảo Kiến Thủ Nhỡn Bồ Tát
GIẢI: (Địa rị sắt ni na) ý nói mọi người nên mau chóng kiên quyết tu đạo
GIẢNG: Câu này chính là đức Bồ Tát muốn khuyên người đời phải sớm tu đạo, không nên bõ lỡ mất cơ hội hiếm có. Nếu người ta chân chính thật lòng tu trì thời sẽ có đức Kim Cương Bồ Tát tay cầm bảo đao vô cùng sắc bén đến trước bảo vệ . Khiến cho người tu đạo có thể hàng phục được hết mọi thứ ma quỷ làm hại. Cũng có người dụng công chưa được thâm hậu, tạp niệm hay nổi dậy, chỉ cần treo cao tuệ kiếm, thời mọi loài ma quỷ sẽ tự lẩn tránh. Vậy chữ tuệ nghĩa là gì? Duy thức luận có giải thích: Trong cảnh quan sát suy ngẫm, phải lấy sự đơn giản chọn lựa làm tính, chặt đứt mọi sự hoài nghi là nghiệp. Như vậy có nghĩa là sự coi xem được hay mất đều không ở trong bối cảnh. Chỉ cần tìm tới chữ tuệ mà quyết định sự thủ đắc. Bảo kiếm được so sánh như tuệ kiếm, chính là có ý chí hết thảy mọi đặc tính vừa cứng vừa bén có thể chặt đứt hết thảy mọi thứ, không chút trì nghi. Tiếc thay, người đời chỉ biết bôn ba lao lực mà không biết tấm nhục thân này tồn tại được ở trên thế gian là bao lâu. Nói thực ra, nhục thân còn tồn tại một ngày trên thế gian, thời hết thảy những chuyện vợ con, của cải đều là những thứ gây ra biết bao nhiêu phiền não. Chỉ cần một ngày nào đó, hắt hơi thở cuối cùng là hết thảy đều trở thành số không

About namcuulong

Check Also

Chú Đại Bi câu 66 – 70

(66) TA BÀ MA HA A TẤT ĐÀ DẠ Ta bà ma ha a tất ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *