H. THU MƯỜI TÁM GIỚI

Kinh:Lại như chỗ ông bày tỏ : Ý căn và pháp trần làm duyên, sanh ra ý thức. Thức đó là nhân ý căn sanh ra, lấy ý căn làm giới, hay nhân pháp trần sanh ra, lấy pháp trần làm giới ?
“Anan, nếu nhân ý căn sanh ra, thì trong ý ông chắc phải có chỗ suy nghĩ mà phát rõ ra cái ý của ông ; nếu không có các pháp trần thì ý không có chỗ sanh ra. Lìa các duyên trần, ý căn còn không có hình tướng, thì cái thức đem dùng vào chỗ nào ?
“Lại cái thức tâm của ông cùng các sự nghĩ suy, các sự rõ biết là đồng nhau hay khác nhau. Nếu đồng với ý căn, tức là ý căn rồi, làm sao lại do ý căn sanh ra ? Nếu khác mà không đồng với ý căn, thì lẽ ra không có biết gì. Nếu không có chỗ biết, thì làm sao lại do ý căn sanh ra? Còn nếu có chỗ biết, làm sao biết được ý căn? Khi hai tánh đồng nhau và khác nhau đều không thành, giới do đâu mà lập?
“Nếu ý thức do pháp trần sanh ra, thì các pháp trong thế gian không ngoài năm trần. Ông hãy xem các pháp sắc, thanh, hương, vị, xúc đối với năm căn đều có hình tướng rõ ràng, chẳng phải chỗ thu nhiếp của ý căn. Nếu ý thức của ông quyết đinh nương nơi pháp trần mà sanh ra, thì ông hãy xem xét kỹ, mỗi pháp có hình trạng gì? Nếu lìa ngoài sắc không, động tĩnh, thông bít, lìa hợp, sanh diệt, vượt ngoài các tướng này, rốt ráo là không chỗ đắc. Sanh thì các pháp sắc không đều sanh ra, diệt thì các pháp sắc không đều diệt. Các nguyên nhân đã không, thì cái thức có là do chúng sanh ra, nào có hình tướng gì đâu? Tướng trạng không thể có, giới do đâu mà sanh?
“Thế nên, phải biết : Ý căn, pháp trần làm duyên, sanh ra ý thức, ba chỗ này đều không. Tức là ba thứ ý giới, pháp giới và ý thức giới vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.”

Thông rằng: Cái ý thức giới này là tánh hiểu biết biệt của thức thứ sáu. Đã lấy sự biết do phân biệt làm thì Ba ngoài pháp hẳn không có duyên, ý bèn chẳng sanh.
Lìa duyên thì vô hình, vậy ý thức dùng vào đâu ? thế thì cái thức duyên theo pháp này, rõ ràng không sanh ra ý căn. Nếu nói ý căn hay phân biệt mà sanh ra ý thức thì thức thứ bảy làm chỗ nương cho sự nhiễm, tịnh và thức thứ tám là thức tâm làm chỗ nương dựa căn bản của mọi thức, đối cùng thức thứ sáu có tánh hiểu biết do phân biệt là đồng hay là khác ?
Kinh Lăng Già nói : Tâm (Thức Thứ Tám) hay tích nhóm Nghiệp Ý (Thức Thứ Bảy), hay mở rộng sự tích nhóm hiểu biết do phân biệt gọi lằ thức, đối đãi với hiện cảnh thí có năm thức.
Luận Duy Thức nói: Tập khởi gọi là Tâm, suy lường gọi là Ý, hiểu biết cảnh gọi là Thức. Chỉ là một pháp mà khác tên.
Đã duy chỉ một pháp, đều có thế gọi là Tâm, đều có thể gọi là Ý, đều có thế gọi đó là Thức. Nhưng sự tinh vi ấy có thể biện biệt, có nhiều thứ ấy mà đặt tên vậy.
Ở trong thức thứ tám, ý và thức đều không còn, nên chỉ có thể gọi là tâm.
Ở thức thứ bảy, chẳng phải tâm, chẳng phải thức, chỉ có thể gọi là ý.
Ở thức thứ sáu, thì tâm và ý đều đối đãi với cảnh, nên gọi là thức phân biệt sự vật.
Kỳ thật chỉ là một. Như biển khởi sóng : không khác cũng không không khác. Thức thứ sáu đuổi theo trần sanh ra gió cảnh giới, liền khởi động các sóng suy lường củathức thư bảy, mà thật chẳng rời cái biển lặng chứa của thức thứ tám. Ba thức này chẳng phải đồng, chẳng phải khác, cứ hãy tạm để đó.
Bây giờ, nói về chuyện ý sanh ra thức. Nếu nói thức đồng với ý thì thức là ý, làm sao gọi ý là cái năng sanh và thức là cái được sanh ? Nói là dồng thì không được vậy. Nếu nói thức khác với ý, hoàn toàn chẳng đồng thì một cái thuộc hữu tình, một cái thuộc vô tình, lẽ ra không có chỗ biết, vậy bảo khác nhau thì không thể được. Nếu không có chỗ biết, thì chắc chẳng phải do ý sanh. Ý phân biệt được cái chỗ sở sanh thì phải có cái thức ở trong ấy. Nếu có chỗ để biết, thì khi ý sanh mà không có pháp nào để duyên, thì chỉ có cái ý làm sao mà tự biết cái ý ? Nếu cho là biết cái ý, thì cái ý trở lại thành cảnh, không còn là căn được. Nếu không biết cái ý, lại giống như không có thức, thì sao nói là ý sanh thức ?
Rời ngoài pháp mà tìm cái thức, rất khó hình dung : nếu nói là đồng, thì không còn có thể gọi là sanh ra; nếu .gọi là khác thì không thể gọi được là thức. Thế là hai tánh đồng nhau, khác nhau đều không thành tựu. Thức không có chỗ định, giới làm sao lập thành ? Do đó mà nói thức do căn sanh là hư vọng vậy.
Nếu nói thức duyên với pháp trần mà hiện, nhân pháp mà có sanh ra, thế thì phải có pháp khá hình dung ra được rồi mới có thể làm nhân. Nay các pháp của thế gian chẳng thể ngoài năm trần, đối đãi năm căn, và làm cái sở nhân của năm thức. Ý có thể lìa ngoài năm trần này mà riêng có tướng trạng của các pháp để làm sở nhân không ? Cái nội cảnh mà ý tự duyên, tuy không nhờ năm căn bên ngoài nhưng rốt cuộc không thể ra khỏi bóng dáng của sắc không,sanh diệt… các pháp. Dầu có duyên các pháp xuất thế gian là phi sắc, phi không, bất sanh bất diệt nhưng cái phi sắc phi không cũng do sắc không mà hiển, cái bất sanh bất cũng do sanh diệt mà bày. Rốt là chẳng có thể rời ngoài sắc không, sanh diệt mà có riêng được cái pháp trần ,để làm nhân sanh thức. Ở nơi năm trần mà tìm pháp thì trần là nhân của ngũ căn, chẳng phải là nhân của ý. Mà rời năm trần để cầu pháp, thì không có pháp nào để được. Đã không thể đắc, thì không cố nhân vậy. Nhân mà không có, lấy gì sanh ra ? Nếu không có nhân mà nói là có thức sanh ra, thì thức này chẳng thể nào phân biệt các pháp. Còn nếu phân biệt được các pháp thì tạo ra được tướng trạng gì ? Tướng trạng không có, thức thật chẳng sanh. Nên nói là nhân pháp mà thức sanh là sai lầm vậy. Đã chẳng phải ý sanh, lại chẳng phải pháp sanh, thì ý thức ở tại chốn nào ? Không có nơi chốn, tức là chốn chân thật vậy.
Xưa, Thượng tọa Quốc Thanh Tịnh hỏi Tổ Trường Sa: “Như trong kinh dạy : không thể lấy cái tâm có chỗ biết mà đo lường nổi cái Tri Kiến Vô Thượng của Như Lai, thế thì làm sao ?”
Tổ Sa nói : “ông hãy nói xem : cứu xét cho cùng cái tâm có chỗ biết này, lại có đo lường nào được nổi chăng ? Theo đó mà tin nhập.”
Sau này, có vị tăng hỏi : “Đệ tử mỗi đêm ngồi thiền, tâm niệm tán loạn, chưa biết cách nào nhiếp phục. Xin thầy chỉ bảo.”
Ngài Quốc Thanh Tịnh trả lời : “Nếu ban đêm ngồi tịnh mà niệm niệm lăng xăng, thì lấy cái tâm lăng xăng đó cứu xét cái chỗ lăng xăng. Thấy là nó không có xứ sở, thì cái tâm niệm lăng xăng đó đâu còn ! Cứ xét ngược lại cáitâm, thì cái tâm cứu xét đó đâu có tại chồ nào. Trí chiếu soi vốn không, cái cảnh để duyên cũng tĩnh lặng vậy. Chiếu mà chẳng chiếu, tuyệt không có cảnh để chiếu soi vậy. Cảnh, trí đều tịch diệt, tâm lượng an nhiên, Ngoài chẳng tìm cầu lấy sự tán loạn, trong chẳng trụ nơi định tĩnh. Hai dường dứt bặt, một tánh suốt nhiên. Đây là yếu đạo về nguồn vậy.”
Tổ Dược Sơn đang ngồi, có vị tăng hỏi : “Ở cái chỗ bằng phẳng, suy nghĩ cái gì ?”
Tổ Sơn nói: “Suy nghĩ cái thật chẳng có suy nghĩ.”
Hỏi: “Cái chẳng suy nghĩ đó, lằm thế nào suy nghĩ?”
Tổ Dược Sơn nói: “Tuyệt chẳng suy nghĩ!”
Có vị tăng hỏi Thiền sư Thục Châu Tây : “Thế nào là chỗ phi tư lượng ?”(22)
Ngài đáp : “Ai thấy một chấm trong đêm tối giữa hư không ?”
Ngài Đơn Hà tụng rằng:
“Một điểm linh minh, sáu chẳng thâu
Rõ thay, nào phải sững mắt vào
Tin tức trong kia, người khó rõ
Chỉ có hư không một điểm mù”
(Nhát điểm linh minh lục bất thâu Chiêu nhiên hà dụng cánh ngưng mâu
Cái trung tiên tức nhân nan ủy Độc hữu hư khộng ám điểm đầu.)
Cho nên, rõ được chỗ tâm thức chẳng thể đến được, bèn thâu suốt nguồn cội của thức vậy.

About namcuulong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *