G. THU MƯỜI HAI XỨ

Kinh: Anan, ông hãy xem rừng cây Kỳ Đà và các suối ao đó. Ý ông thế nào? Như thế là sắc trần sanh ra cái thấy hay là cái thấy sanh ra sắc tướng ?
Anan, nêu nhãn căn sanh ra sắc tướng, thì khi thấy hư không không có sắc tướng lẽ ra cái tánh cửa sắc đã tiêu mất rồi. Mà đã tiêu mất thì tỏ rõ hết thảy đều không. Sắc tướng đã không thì lấy gì rõ được tướng hư không ? Đối với hư không thì cũng như vậy.
‘‘Lại nếu sắc trần sanh ra cái thấy, thì khi thấy hư không bèn không có sắc, cái thấy hẳn tiêu mất. Tiêu mất thì tất cả đều không, lấy gì mà rõ được hư không và sắc tướng ?

“Thế nên, phải biết cái thấy cùng với sắc, không đều không có xứ sở. Tức sắc trần và cái thấy, cả hai xứ đó đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.

Thông rằng: Ở đoạn trước dựa trên sáu nhập để phá sáu căn thì tuy dùng sáu trần để đối biện mà ý chánh vẫn ở tại căn. Hiện đây là nói về Mười Hai Xứ, thì tuy là phá cả căn lẫn trần, mà chánh là phá cái trần. Sau này, nói về mười tám giới, thì chỉ chuyên phá cái thức. Đoạn trước về sáu nhập thì luôn luôn có câu “Đều là tướng phát mỏi do chăm chú của Bồ Đề”, đó là từ trên căn mà nói. Đoạn này nói “Hãy xem rừng Kỳ Đà và các suối ao” là từ trên sắc mà khởi nói.
Nếu nói là sắc sanh ra cái thấy, thì chắc hư không chẳng sanh ra cái thấy. Vậy lấy cái gì giúp thấy sắc, lại rõ thấy hư không ? Nếu nói là con mắt sanh ra sắc tướng, thì chắc là nó không thể sanh ra tướng hư không, thi cái gì giúp hiển bày sắc, lại hiển bày hư không ? Do đây mà nói: Con mắt không thể sanh ra sắc, con mắt vốn tự tịch diệt, nào cùng với sắc ư ? Sắc không thể sanh ra con mắt, sắc vốn tự tịch diệt, đâu cùng với mắt ư ? Chỉ lấy hư không mà hình dung ra sắc thì sắc trần tự phá. Cái thấy cùng với sắc, không dều không có xứ sở. sắc là Không mà cái thấy cũng Khôngđó vậy. sắc và cái thấy đều Không, lấy gì làm nhân duyên lấy gì làm tự nhiên, thì chẳng gọi đó là Tánh Chân Như Sao
Xưa, Tổ Ngưỡng sơn chỉ con sư tử ở ngoài tuyết nói: “Có vượt qua được cái sắc này không, nhỉ ?”
Tổ Vân Môn nói : “Hiện giờ nên cùng nhau đẩy ngã cho xong.”
Ngài Tuyết Đậu nói : “Chỉ biết đẩy ngã, chẳng biết đỡ dậy.”
Ngài Phật Giác tụng rằng :
“Một sắc không qua chỉ bày nguời
Trong cõi bạc trắng luống than van
Vượt ngoài “xô ngã” và “đỡ dậy”
Cũng tựa gió Đông đón sáng Xuân.”
(Nhất sắc vô quá chĩ thị nhân
Bạch ngân thế giới lý tần thân
Siêu nhiên thôi đảo hoàn phù khởi
Tranh tợ Đông phong hú nhật tân.)
Ngài Thiên Đồng tụng rằng : “Một ngã một dậy, sư tử sân tuyết. Khéo không phạm đến nhưng chứa lòng nhân. Mạnh mẽ ở chỗ làm mà thấy nghĩa. Ánh sáng trong suốt soi mắt mà tựa người mê. Rõ ràng đổi thân sa vào địa vị. Là kẻ thầy tu, rõ không nương gởi, cùng tử cùng sanh, nào đây, nào đó ? Tin ấm nứt cây mai, hề, xuân đến lạnh cành. Gió mưa lay rụng lá, hề, thu lặng mưa đầy.”
Tổ Vạn Tùng nói : “Đã kêu là sắc ắt cùng với con mắt mà đối nhau. Cái sắc vượt qua màu trắng, chỉ là một vô sắc, nên không cùng với mắt đối nghịch.”
Tổ Vân Môn nói : “Sở dĩ nói “Hiện nên cùng đẩy ngã”, vì nếu hướng về chỗ trắng, chỗ không trắng mà nhận lấythì thật đã rơi vào trong cõi vô sắc. Ngài Tuyết Đậu sở dĩ riêng chỉ ra một con đường để sống lại, ấy là hướng về chỗ xô ngã mà dạy đỡ dậy.”
Tổ Phật Nhãn nói: “Nếu ở trong ấy mà giúp đỡ nâng cho đứng dậy thì liền sanh có thứ lớp.”
Như các vị Tôn túc đối với một sắc tướng nhỏ nhặt mà còn cần phá sạch hết ráo, huống gì là trước mắt thấy có đủ thứ sao ?

About namcuulong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *