Home / KINH - LUẬN / Kinh Lăng Nghiêm Tông Thông / Lăng Nghiêm Tông Thông Quyển 1 / Mục 1 / VIII. CHẤP TÂM KHÔNG DÍNH DÁNG VÀO ĐÂU TÂT CẢ

VIII. CHẤP TÂM KHÔNG DÍNH DÁNG VÀO ĐÂU TÂT CẢ

Kinh : Ông Anan bạch Phật : “Thưa Thế Tôn, trước đây, tôi thấy Phật với bốn đại đệ tử là Đại Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na và Xá Lợi Phất cùng chuyển Pháp luân, Phật thường dạy : cái tâm tánh hiểu biết phân biệt cũng chẳng ở trong, cũng chẳng ở ngoài, cũng chẳng ở chính giữa, đều không ở chỗ nào cả, tất cả không dính bám, tạm gọi là tâm. Nay tôi không dính bám, thì gọi là tâm chăng?”
Phật bảo Ông Anan : “Ông nói “Cái tâm tánh hiểu biết phân biệt đều không ở đâu tất cả”. Vậy các vật tượng thế gian như hư không và các loài dưới nước, trên đất, bay, chạy, nghĩa là tất cả sự vật mà ông cho là không dính bám đó, là có hay không có ? Không có, thì đồng với lông rùa sừng thỏ, có gì để gọi là không dính bám? Đã có cái không dính bám thì không thể gọi là không. Không có tướng thì tức là không, chẳng phải không mà lại có tướng. Có tướng thì có chỗ ở, làm sao lại không dính bám được?
“Vây, nên biết rằng ông nói cái không dính bám vào đâu tất cả là tâm hiểu biết, thật không có lẽ đó.”

Thông rằng: Cái không dính bám của Ông Anan dẫn ra đó, chưa từng chẳng phải. Nhưng hiểu cho rõ hai chữ “Tất cả”, thì cái “vô trước” ấy là đối với Cảnh mà có. Cảnh mà có thì có vô trước, còn cả hai đều không có, thì hóa ra đoạn diệt! Nói sao cũng mâu thuẫn. Nếu tất cả vật tượng đều không có, thì còn có chỗ nào nữa để mà không dính bám ? Mà đã có cái không dính hám thì vật tượng không thể nói là không có ! Nếu không có tướng không dính bám, thì mới có thể nói là không có tất cả vật tượng. Có sự không dính bám, tức là có tướng rồi. Có tướng không dính bám, tức là có tâm ở đó rồi. Tâm đó ở chỗ không dính bám thì sao lại gọi là “Đều không ở chỗ nào cả”. Tâm đã có chỗ ở thì sao lại nói là “Không dính bám” ? Trước thì ở nơi cái năng để làm rõ cái sở, chẳng thể gọi là không có. Tiếp sau, là dùngcái Sở để làm rõ cái năng ; cái tướng đã có ắt phải có cái hiện hữu, nên cái nghĩa vô truớc không thành được.
Xưa, Nghiêm Dương Tôn giả hỏi Tổ Triệu Châu(42) :
“Một vật chẳng có đem lại thì như thế nào ?”
Tổ Châu rằng : “Buông bỏ đi.”
Ông Nghiêm rằng : “Một vật chẳng có đem lại, thì buông bỏ cái gì ?”
Tổ Châu nói rằng : “Thế thì vác lên mà đi!”
Tôn giả nghe xong, đại ngộ.
Ngài Hoàng Long(2) tụng rằng:
“Một vật chẳng mang lại
Hai vai vác chẳng nổi
Vừa nghe, rõ lỗi mình
Trong lòng vui không xiết
Độc ác đã quên rồi
Rắn cọp là tri kỷ
Rỗng rang ngàn trăm năm
Gió mát chưa ngừng thổi.”
Ngài Thiên Đồng tụng rằng :
“Chẳng ngờ tế hạnh trước trao tay
Từ rõ lòng quê, thẹn gõ đầu
Phá thoát, ngang lưng rìu cán mục
Rửa trong (sạch) phàm cốt, với tiên chơi.”
Bài tụng này thì vô trước cũng không, nên tự do, tự tại. Phần nhiều đều ở nơi cảnh, thì thấy có vô trước, lìa cảnh tức là không vô trước. Ở nơi Tánh thấy vô trước, thì cái vô trước đó tức là Tự Tánh. Dầu còn chỉ một cái ý vô trước, bèn là hỏng hết vậy.

Ghi chú:
(1) Lên tòa thuyết pháp.
(2) Đây là lời nói ý của một vị Tổ trong tích Bà Tử Thiêu Am – một công án.
Tích rằng : xưa, có một người bà tử (bà góa) cung cấp cho một vị am chủ trải qua hai mươi năm.
Một ngày kia, sai đứa tớ gái hỏi: “Hiện nay như thế nào ?”
Am chủ đáp : “Cây khô héo dựa hang núi lạnh. Ba năm (mưa lạnh) không hơi ấm.” (Khô mộc ỷ hàn nham. Tam đông vô noãn khí)
Tớ gái về thuật lại y như vậy.
Bà nói: “Ta hai mươi năm đã dâng cúng cho đứa phàm tục ấy.”
Bèn bảo đuổi đi, rồi liền đốt cái am.
(3) Hằng còn
(4) TổChí Cần Thiền sư, đời Đường, ở núi Linh Vân. Ban đầu ở Ngụy Sơn, nhân thấy hoa đào mà tỏ ngộ đạo.
(5) Cái đức tánh xưa nay có lâu rồi vậy.
(6) Nhà Đại thừa Luận sư ra đời sáu trăm năm sau khi Phật nhập tịch. Tên tiếng Phạn là As’vaghosa. Hoc trò của Hiếp Trưởng lão.
(7) TỔ Đại Trí Hoài Hải Thiền sư, đời Đường, ở núi Bá Trượng, nối kế mối pháp đức Mã Tổ Đạo Nhất Thiền sư. Tổ chế lập phép thức thiền môn đầu tiên, gọi là Bá Trượng Thanh Quy. Tổ để lại nhiều công án như Bá Trượng Giả Hồ, Bá Trượng Tam Nhựt Nhĩ Lung… )
(8) Vật biểu hiện chức trụ trì.
(9) Tông thừa, yếu chỉ nhà thiền, gọi chung là hướng thượng nhất lộ (ngoảnh lên một đường).
(10) Cái Tâm Chân Thật không sanh ra, không diệt mất.
(11) Thị tức thị.
(12) Con mắt vật chất
(13) Tâm và Mắt.
(14) Tai có thể thấy, mắt có thể nghe…
(15) Tổ Huệ Khả. Người đời Bắc Ngụy, xứ Lạc Dương. Lúc Đạt Ma Đại sư ở núi Tung Sơn, tại Chùa Thiếu Lâm, Đức Thần Quang cầu đạo rất mực. Đến đêm hôm trời tuyết, chặt lìa cánh tay trái Đức Đạt Ma cảm chịu. Cải đổi tên là Huệ Khả. Sau, thọ y bát của Tổ Đạt Ma, nối pháp của Thiền tông, làm Tổ Thứ Hai.
(16) Mích tâm liễu bất khả đắc
(17) Họ Phó, tên Hấp, tự Huyền Phong, là Đạo sĩ để tóc. Lấy họ mà gọi là Phó Đại sĩ; còn theo xứ mà gọi là Đông Đương Đại sĩ. Tự ngài xưng là Thiện Huệ Đại sĩ
(18) Tố Văn Yến Thiền SƯ, tại núi Ván Môn, nói kế Tổ Tuyết Phong, sắc phong các hiệu Khuôn Chơn Thiền sư, Đại Từ Vân Khuôn Chơn Hoàng Minh Thiến sư. Đế lại nhiều thoại đầu công án như Vân Môn Nhất Bửu, Vân Môn Tam Cú, Vân Môn Thể Lộ Kim Phong…
(19) Một vị cao tăng. Tuyết Đậu là tên núi. Được ngài Vân Môn truyền pháp Tại núi này còn có Thường Thông Thiền sư, Minh Giác Đại sư đều lấy tên núi làm hiệu.
(20) Lộ trụ : cây cột trước chùa. Là một công án của Tổ Vần Môn : cổ Phât với cây lộ trụ tương giao, đó là cơ thứ mấy ?
(21) Tăng Triệu : người viết bộ Bảo Tạng Luận còn gọi là Triệu Luận.
(22) Bổn Tịch Thiền sư, kế pháp Tổ Động Sơn Lương Giới Thiền sư. Phá Tào Động. Tào Sơn là tên gọi theo chỗ ở.
(23) Tác tặc nhân tâm hư.
(24) Hợp tự biết thực tình.
(25) So sánh, suy lường.
(26) Biết lầm lạc.
(27) Tức ỉà sáu thức tiêu.
(28) Cái Thức Thứ Nhất, A Lại Da.
(29) Tổ Hồng Ân Thiền sư.
(30) Tổ Huệ Tịch Thiền sư, ở Giang Nam, núi Đại Ngưỡng Sơn, tên hiệu Ngưỡng Sơn. Tổ có ba chỗ công án : Ngưỡng Sơn Chẩm Tử, Ngưỡng Sơn Chỉ Tuyết và Ngưỡng Sơn Đằng Điều.
(31) Vân Cư Sơn: núi tại Giang Nam, huyện Khương Kiến Xương. Trên đỉnh thường có mây, nên đặt tên Vân Cư. Lại còn gọi là Âu Sơn, vì có đức Âu Ngập thành đạo tại đó. Đây có nhiều Tổ ở, háa đạo nên thường lấy tên núi làm hiệu.
(32) Đức Huyền Giác, đời Đường. Ban đầu thuần thông phép Chỉ Quán của Thiên Thai. Thường tu thiền quán. Sau đến Tào Khê, một đêm mà khế ngộ yếu chỉ. Đặt tên Nhất Túc Giác. Trở về Vĩnh Gia, học trò gọi hiệu là Chơn Giác Đại sư.
(33) Một loại sáo.
(34) Rảnh rang.
(35) Giáp Sơn : tên núi. Tổ sư tu tại núi này nên lấy tên núi làm hiệu.
(36) Tổ tên Sở Viên, tự Trần Minh, cháu sáu đời của Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền (Tổ Lâm Tế tông). Nương ở Thạch Sương Sơn, ban đầu học Nho. Hai mươi mốt tuổi đi tu, kế pháp nơi Lạc Dương Chiêu.
(37) Nhà Thiền.
(38) Cái Không Chân Thật.
(39) Đọc, tụng.
(40) Ngưu bì.
(41) Môn phong.
(42) Người xứ Tào Châu, học xét ở Quan Âm Viện, xứ Triệu Châu. Kế pháp Tổ Nam Tuyền. Tổ có nhiều công án truyền đạo.
(43) Tổ Phổ Giác Thiền sư, tên Huệ Nam, ở núi Hoàng Long. Thọ pháp Tổ Từ Minh Viên Thiền sư ở Hoàng Long. Tổ để lại nhiều sự tích.

About namcuulong

Check Also

IV. CHẤP TÂM NÚP SAU CON MẮT

Kinh: Ông Anan bạch Phật : “Thưa Thế Tôn, như lời Phật dạy : Vì ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *