Home / KINH - LUẬN / Kinh Lăng Nghiêm Tông Thông / Lăng Nghiêm Tông Thông Quyển 1 / Mục 2 / IV. NƯƠNG CÁI THẤY, GẠN HỎI CÁI TÂM

IV. NƯƠNG CÁI THẤY, GẠN HỎI CÁI TÂM

Kinh : Khi ấy, Thế Tôn khai thị cho Ông Anan và đại chúng, muốn cho được vô sanh pháp nhẫn. Nơi tòa sư tử xoa đầu Ông Anan mà nói: “Như Lai thường nói : các pháp sanh ra đều duy tâm hiện. Tất cả nhân quả, thế giới, vi trần đều do tâm mà thành thế. Anan, như trong các thế giới, hết thảy sự vật hiện có, cả đến ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, thắt nút… tìm hỏi nguồn gốc thì đều có thể tánh. Ngay cả hư không còn cố tên, có tướng, huống là cái Chân Tâm sáng suốt, trong sạch, nhiệm mầu, tánh cửa hết thảy tâm mà lại không có tự thể sao ?
“Nếu ông quyết chấp cái phân biệt giác quan, hiểu biết là tâm thì cái tâm ấy phải rời hành tướng của các trần : sắc, hương, vị, xúc, pháp… riêng có toàn tính. Chứ như hiện nay, ông vâng nghe pháp âm của Ta, đổ là nhân cái tiếng mà có phân biệt : dầu cho có diệt hết tất cả cái thấy, nghe, hay, biết, bên trong giữ lấy trống rỗng u nhàn, thì đó cũng còn là sự phân biệt bóng dáng pháp trần(15) mà thôi.
“Ta không bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải chính nơi tâm ông, suy xét chín chắn. Nếu rời tiền trần mà có tánh phân biệt, thì đó mới là Chân Tâm của ông. Còn nếu cáỉ tánh phân biệt mà lìa tiền trần không có tự thể, thì nó chỉ là sự phân biệt bóng dáng tiền trần. Tiền trần không thường trụ, vậy khi chứng biến diệt, thì cái tâm nương vào tiền trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ, ắt Pháp thân của ông cũng đồng với đoạn diệt. Còn gì để chứng vô sanh pháp nhẫn?”

Thông rằng : Chỗ các pháp sanh ra, là độc chỉ do tâm biến hiện, như bóng hình trùng trùng đều độc chỉ trong cáigương hiện bày ra. Sáu trần như hình, cái phân biệt (thức tâm) như bóng. Bóng nhờ hình mà có, tâm thức nhờ cái trần mà có. Cái này đây ắt là sự phân biệt bóng dáng tiền trần.(16) Dao động thuộc về tiền trần, yên tịnh thuộc về pháp trần. Cho nên, ở trong giữ cái trống rỗng u nhàn thì tuy không có bóng dáng tiền trần nhưng vẫn còn cái bóng dáng trống rỗng u nhàn, đó còn là sự phân biệt bóng dáng của pháp trần.
Cái chấp ấy là cái thức, mà chẳng phải là cái bổn giác chân tâm thường trụ. Chân tâm thường trụ lìa khỏi tất cả phân biệt, như cái gương lớn tròn sáng(17) lìa khỏi cả hai thứ động (sáu trần) và tĩnh (thức). Cái tâm này vốn tự không nhiễm, nên nói là tịnh, nhiễm mà chẳng nhiễm, nên nói là diệu tịnh. Tất cả nhân quả, thế giới nhiều như vi trần, nhân nó mà lập thành, nó cũng là cái bổn tánh của vọng tâm tạo thành chín cõi.(18) Nên nói là cái tánh của cả thảy tâm. Nếu thấy tâm này, thì lìa phân biệt mà an trụ tự tánh, đó là cái tự tánh không tùy theo phân biệt mà hoặc có hoặc không. Sắc lìa thức phân biệt như trần lìa bóng, liền là bản thể của gương, Thể của gương không theo bóng của trần mà sanh mà diệt. Nếu chấp cái giác tri phân biệt làm tự tánh, tức là chấp bóng làm gương vậy. Cái hay biết phân biệt đó, đối với trần thì có, lìa trần thì không, như bóng trong gương, vốn không tự thể, rốt là đoạn diệt, như thế làm sao chứng vô sanh ? Cho nên, phải biết cái tâm tự có bản thể, chẳng phải đoạn diệt.
Đoạn trước, Phật quở “Cái đó chẳng phải là tâm ông”, vì cái chỗ Ông Anan nhìn nhận chỉ là cái tâm đoạn diệtgiả dối, chẳng phải là cái tâm xưa nay chân thật vậy. Chứ đâu phải thật không có tâm ư ?
Tổ Huyền Sa(19) Sư Bị thượng đường rằng : “Hiện có một thuyết cho là : linh linh, sáng sáng là cái trí tánh linh đài, hay thấy, hay nghe, hướng vào trong miếng ruộng-thân ngũ uẩn làm chủ tể. Đó là kẻ dối gạt lớn của thiện tri thức, biết chăng? Ta nay hỏi các ông, nếu nhận cái linh linh sáng sáng đó là cái chân thật của các ông, thì tại sao khi ngủ mê, lại chẳng còn là sáng sáng linh linh nữa ? Nếu lúc ngủ mê chẳng có thì tại sao lại có cái lúc sáng sáng, linh linh? Có hiểu chăng? Cái đó gọi là nhận giặc làm con, là căn bản của sanh tử, tập khí duyên ra vọng tưởng. Các ông muốn biết căn do ư ? Ta nói cho nghe : Cái sáng sáng linh linh chỉ do tiền trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà có phân biệt, rồi nói bậy đó là cái sáng sáng linh linh. Nếu không tiền trần, thì cái sáng linh linh này của các ông, cũng như lông rùa sừng thỏ.
“Này các ông, cái chân thật ở tại chỗ nào ? Nay các ông muốn thoát khỏi cái chủ tể của ruộng-thân ngũ uẩn, chỉ cần biết nắm lấy cái thể kim cang bí mật của các ông. Cổ nhân hướng về các ông mà nói: Trọn thành Chánh Biến, khắp đầy pháp giới. Nay ta chút phần vì các ông, người trí có thể qua thí dụ mà hiểu được. Các ông có thấy mặt trời của Nam Diêm Phù Đề không ? Cái chỗ sinh sống của người đời: làm lụng, kinh doanh, nuôi sống sinh mạng, đủthứ tâm hành, không gì chẳng nhờ ánh sáng mặt trời mà thành lập. Vậy mà cái thể của mặt trời có chăng bấy nhiêu tâm hành ? Vậy mà có chỗ nào mà không cùng khắp ?
“Muốn biết cái thể kim cang, cũng phải nhìn như thế. Chỉ như hiện đây, núi sông, đất rộng, mười phương cõi nước, sắc không, sáng tối, cho đến thân tâm các ông, không có cái gì mà chẳng trọn nhờ cái oai quang viên thành ấy của các ông mà hiển bày. Ngay đến Trời, người, chúng sanh, nghiệp báo, hữu tình, vô tình không có cái gì chẳng trọn nhờ cái oai quang của các ông. Cho đến chư Phật, thành đạo, thành quả, tiếp vật lợi sanh, không gì mà chẳng trọn nhờ oai quang của các ông. Như cái thể kim cang y, có phàm phu cùng chư Phật không ? Có tâm hành của các ông không ? Không thể nói là không có, bèn tận dụng được vậy. Biết không ?”
Tổ Huyền Sa nhờ xem Lăng Nghiêm mà phát minh tâm địa. Do đó, Ngài ứng cơ nhạy bén, thầm hợp với khế kinh. Đoạn Ngài nói ở trên, mỗi mỗi đều chẳng khác ý chỉ của kinh, cho đến nói “Tất cả đều nhờ vào lực của oai quang”, cùng với câu kinh “Các pháp sinh ra là duy một tâm hiện” lại càng thần diệu.
Lại nữa, Tổ Trúc Am Khuê(20) kế pháp của Tổ Phật Nhãn, cùng với người bác là cư sĩ Trì Nhất, cùng thích Lăng Nghiêm.
Tổ Trúc Am Khuê nói : “Nếu rời tiền trần mà có tánh phân biệt, đó chính là căn bản của sanh tử.”
Cư sĩ hoảng hồn, nói : “Phật nói lầm hay sao ?”
Tổ Am nói : “Phật cố nhiên là không lầm. Nhưng hiện giờ cái tâm đối diện hỏi han của cư sĩ quả thật ở đâu ?”
cư sĩ bèn tán thán rằng : “Phật nói: hiểu cái Đệ Nhất Không, gọi là Sư Tử Hống, Ngài làm rồi mà không vướng mắc đây.”
Tổ Am, sau đó thượng đường mà rằng: “Khi thấy mà có tướng thấy, cái thấy â’y chẳng phải là cái thấy chân thật (chánh kiên). Thấy do lìa tất cả tướng thấy, cái thấysấy là siêu việt (giải thoát).(21) “Hoa rơi hữu ý theo dòng nước. Dòng nước vô tình đưa hoa rơi.” Các thứ có thể trả về được dĩ nhiên chẳng phải là ông. Còn cái không thể trả về được, nếu chẳng phải là ông, thì là ai ? “Thường hận xuân đi không chỗ kiếm. Chẳng hay trở lại chốn xưa ra.” Hét lên một tiếng mà rằng : “Ba mươi năm sau, chớ nói Phật, Tổ dạy hư con cái nhà người!”
Theo chỗ thấy của Tổ Trúc Am, thì lìa tiền trần cũng không có cái tự tánh phân biệt nào nữa để được. Người tự khéo chuyển Lăng Nghiêm thì một đoạn chân phong “Thấy do lìa thấy, thấy ấy siêu việt” có thể cùng với Tổ Huyền Sa đồng tham vậy,

About namcuulong

Check Also

II. PHÓNG QUANG NÊU RA TÁNH THẤY VIÊN MÃN SÁNG SUỐT

Kinh : Bấy giờ từ mặt Đức Thế Tôn phóng ra các thứ hào quang, ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *