DUYÊN KHỞI CỦA KINH

Chân Tâm, Biền Diệu Trang Nghiêm, Diệu Minh Minh Diệu… đều để trả lời cho ý nghĩa của chữ Diệu, mà chấm dứt bằng bài kệ :
“Gọi đó: Diệu Liên Hoa
Kim Cương Vương, Bảo Giác Như huyễn Tam Ma Đề
Khẩy tay, vượt Vô Học
Pháp này là Vô Thượng
Một đường trực nhập Niết Bàn Của mười phương chư Phật.”
Pháp Đốn Ngộ này, chẳng phải các loại chỉ quán, thiền định tầm thường có thể so sánh.
Thuở xưa, Ngài Tuyết Phong ba lần tham yết Tổ Đầu Tử,(15) chín lần thưa hỏi Tổ Động Sơn,(16) cũng đã là bậc đa văn. Kế thế Tổ Đức Sơn rồi, cùng Tổ Nham Đầu đến núi Ngao Sơn ở Lễ Châu. Gặp lúc tuyết rơi, Tổ Đầu mỗi ngày chỉ lo ngủ, còn Ngài Tuyết Phong cứ một mạch tọa thiền.
Một hôm, Ngài kêu lớn rằng: “Sư huynh, Sư huynh ! Dậy đi chớ !”
Tổ Nham Đầu rằng: “Làm cái gì ?”
Ngài đáp : “Đời này chẳng lo xong thì gặp cái lão Văn Thúy ấy sẽ bị lão trói đấy. Ngày nay đã đến đây, vậy mà chỉ lo ngủ.”
Tổ Nham Đầu hét to : “Cây cột phướn, ngủ đi! Hàng ngày cứ ngồi như ông Thổ Địa trong làng rồi sau này đi làm nam nữ ma mỵ nhà người!”
Ngài tự chỉ vào ngực mà nói: “Tôi đây trong cái ấy chưa yên, chẳng dám tự dối mình.”
Tổ Nham Đầu nói : “Tôi sắp nói rằng ngày sau ông sẽ hướng lên đỉnh núi trơ trụi trên tảng đá kết thảo am, xiển dương đại giáo, sao ông lại nói như thế ?”
Ngài nói: “Tôi ở trong ấy quả thật không yên.”
Tổ Nham Đầu(17) nói : “Nếu ông thật như thế, thì cứ theo chỗ thấy của ông, mỗi mỗi nói ra hết đi. Đúng, tôi sẽ chứng minh cho. Không đúng, tôi sửa sang đẽo gọt cho.”
Ngài nói : “Mới đầu, tôi đến tham yết Ngài Giám quan,(18) nghe buổi giảng nêu lên cái nghĩa sắc không, bèn có chỗ vào.”
Tổ Nham Đầu nói : “Chuyện ấy đã ba mươi năm rồi, rất kỵ nêu lại !”
Ngài nói : “Lại thấy bài kệ của Tổ Động Sơn :
“Rết kỵ tìm nơi khác Mỗi mỗi càng cách xa
Y nay chính là ta
Ta giờ chẳng phải y.”
(Thiết kỵ tùng tha mích
Điều diều dữ ngã sơ Cừ kim chính thị ngã Ngã kim bất thị cừ.)
Tổ Nham Đầu nói: “Nếu cho là như thế thi tự cứu cũng chẳng xong.”
Ngài lại nói : “Sau đến hỏi Ngài Đức Sơn(19): “Việc xưa nay trong Tông thừa người tu học có được phần nào chăng ?” Tổ Đức Sơn đánh cho một gậy, mà rằng: “Nói gì vậy ?” Khi ây, tôi như thùng vỡ đáy.”
Tổ Nham Đầu hét to : “Ông há chẳng nghe nói, “Từ cửa mà vào ắt chẳng phải là của báu nhà mình”, sao ?”
Ngài hỏi : “Ngày sau như thế nào mới phải ?”
Tổ Nham Đầu đáp : “Ngày sau mà muốn hoàng dương đại giáo, mỗi mỗi đều từ trong ngực mình tuôn ra. Ngày sau hãy cùng ta mà trùm trời trùm đất đi.”
Ngài Tuyết Phong nghe xong đại ngộ, bèn làm lễ, mừng rỡ la lên rằng : “Sư huynh ơi, hôm nay mới đúng là Ngao Sơn(20) thành đạo.”
Kỳ diệu thay, kỳ diệu thay. Đâu phải cứ một bề ngồi thiền mà có được thứ thoại đầu này!

Ghi chú
1) Tên bến sông Lạc, nay là tên của một huyện. Tổ ở huyện này nên lấy tên xứ để gọi.
(2) Thiên Nhiên Thiền sư, ở Đơn Hà Sơn, Đông Châu.
(3) Thập Đắc và Hàn Sơn là hai vị tăng giả vờ điên khùng. Thật ra, là hiện thân của hai Đại Bồ tát.
(4) Phổ Nguyện Thiền sư, đời Đường, ở núi Nam Tuyền, nối kế pháp của Mã Tổ.
(5) Người xem hết đại chúng trong chùa.
(6) Thí tài.
(7) Gõ bản.
(8) Tổ Quang Nhâm Thiền sư, hiệu Sớ Sơn. Tướng lùn xấu, biện luận tinh anh. Gọi là Ông Phật lùn. Nối kế pháp ở Động Sơn.
(9) Trong Gía Lý.
(10) Ôm giữ bát.
(11) Ba Giáo Pháp trừ phiền não.
(12) Rảnh rang, mở khỏi.
(13)Ngũ vị tân.
(14) Yên lặng cùng tột.
(15) Nghĩa Thanh Thiền sư, đời Đường, xứ Thơ Châu, tại núi Đầu Tử. Nối kế pháp Đại Dương Huyền Thiền sư.
(16) Tức Quân Châu Động Sơn. Đắc pháp nơi Vân Nham Thịnh Tổ sư Lập Thiên Chánh Ngũ Vị, thế mạnh, pháp rất thịnh hành. Sắc phong Ngộ Bổn Thiền sư.
(17) Đức Nham Khoát Thiền sư, đời nhà Đường, ở núi Nham Đầu. Tham học với Tổ Đức Sơn mà khế hiểu ý chỉ. Gặp Tổ Võ Tông gạn hỏi giáo pháp. Lánh ẩn minh làm người đưa đò. Sau cất am ở núi Ngọa Long Sơn. Ba năm tịch. Sắc tặng Thanh Nham Thiền sư.
(18) Tên riêng của Tổ Tề An Thiền sư.
(19) Tổ Thích Tuyên Giám, đời Đường, ở Chùa Đức Sơn, Lãng Châu. Xuất gia từ nhỏ. Rất hiểu biết Kinh Luật, lắm thấu đáo kinh Kim Cang. Người đời ấy gọi là Châu Kim Cang, chẳng tin chịu cái đạo của Nam phương Thiền tông (Nam phương Huệ Năng).
(20) Tên núi ở Hồ Nam. Lời truyền, tích xưa có ba nhà sư là Giám Tuyên, Nghĩa Tồn, Văn Thúy du phương đến đây ngộ đạo. Từ đó đồ dệ nói Ngao Sơn ngộ đạo.

About namcuulong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *