Home / KINH - LUẬN / Kinh Pháp Bảo Đàn / Phẩm thứ bảy – CƠ DUYÊN

Phẩm thứ bảy – CƠ DUYÊN

Phẩm thứ bảy – CƠ DUYÊN

Tổ đắc pháp tại Hoàng Mai, đến ở thôn Tào Hầu, Thiểu Châu, không một ai biết. Bây giờ có nhà nho Lưu Chí Lược gặp, hết lòng lễ lạy tôn kính. Chí Lược có người cô đi tu tên Vô Tận Tạng, thường tụng Kinh Đại Niết-bàn. Tổ nghe qua liền biết diệu nghĩa, vì Ni thuyết giảng. Cô Ni câu nệ văn chữ mà hỏi.
Tổ bảo: Chữ tôi chẳng biết, nghĩa cô cứ hỏi.
Ni nói: Chữ không biết, nghĩa sao biết?
Tổ bảo: Diệu lý chư Phật chẳng ở chữ nghĩa.
Cô Ni giật mình rúng sợ, bảo các bậc kỳ đức trong làng: Đây là bậc Đạo nhơn, nên thỉnh cúng dường.
Bấy giờ có cháu của Ngụy Võ hầu là Tào Thúc Lương cùng dân làng đến chiêm lễ.
Xưa đời nhà Tùy, chùa Bảo Lâm bị giặc đất bỏ hoang, đến hôm nay dân chúng làng Nga, làng Bảo xây dựng lại, thỉnh Tổ về ở. Tổ trụ trì hơn chín tháng, lại bị bọn ác đuổi theo, Tổ bèn vào núi trốn. Bọn chúng phóng lửa đốt rụi cỏ cây, Tổ ẩn mình vào kẽ đá được thoát chết. Trên đá nơi Tổ tĩnh tọa nay vẫn còn in dấu ngồi và vằn y, nhơn đây gọi là “đá tị nạn”. Nhớ lời Ngũ Tổ dặn, Ngài bèn đến nơi hai ấp Hoài, Hội để ẩn.
Tăng Pháp Hải người Thiều Châu, tỉnh Khúc Giang. Khi gặp Tổ, thưa: Tức tâm là Phật, xin Ngài từ bi chỉ dạy.
Tổ bảo: Niệm trước chẳng sanh tức Tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật, trọn tất cả tướng tức Tâm, lìa tất cả tướng tức Phật. Nếu Ta nói đủ cùng kiếp cũng chẳng hết. Lóng nghe kệ Ta:
Tâm tức là Huệ
Phật tức là Định
Định, Huệ đồng nhau
Trong ý thanh tịnh.
Ngộ pháp môn này
Do tánh ngươi học,
Dụng vốn vô sanh
Chánh tu Định Huệ.
Pháp Hải dưới lời đại ngộ, dùng kệ tán thán:
Tâm này vốn là Phật
Chẳng ngộ nên tự khuất
Nay biết gốc Định Huệ
Định Huệ lìa các vật.
Tăng Pháp Đạt người Hồng Châu, xuất gia năm lên bảy, thường tụng Kinh Pháp Hoa, đến lễ Tổ đầu chẳng chấm đất.
Tổ quở: Lễ đầu chẳng chấm đất, như thế đừng lễ. Trong lòng ngươi ắt có một vật, hay chứa nhóm sự nghiệp gì?
Pháp Đạt nói: Tụng Kinh Pháp Hoa hơn ba ngàn bộ.
Tổ bảo: Nếu ngươi thông ý chỉ Kinh, tụng đến vạn bộ chẳng lấy làm thù thắng, thời cùng Ta đồng một hạnh. Ngươi câu nệ việc tụng kinh, nên có lỗi mà chẳng biết. Lóng nghe kệ Ta:
Lạy để trừ kiêu mạn
Sao đầu chẳng chấm đất
Có ngã, tội liền sanh
Phước lực mất không lường.
Tổ lại hỏi: Ngươi tên gì?
Thưa: Tên Pháp Đạt.
Tổ bảo: Ngươi tên Pháp Đạt mà chẳng đạt pháp. Hãy nghe kệ Ta:
Ngươi nay tên Pháp Đạt
Siêng trì kinh không nghỉ
Tụng suông có ích gì,
Tỏ tâm gọi Bồ-tát.
Ngươi nay có cơ duyên
Ta sẽ vì ngươi thuyết
Chỉ tin Phật vô ngôn
Hoa sen từ miệng nở.
Pháp Đạt nghe xong lễ lạy xin sám hối, cầu Tổ chứng minh: Từ nay về sau con nguyện hành hạnh cung kính khắp mọi người.
Pháp Đạt thưa: Đệ tử tụng Kinh Pháp Hoa chưa hiểu nghĩa Kinh, lòng thường sanh nghi. Hòa thượng trí huệ rộng lớn, xin Ngài từ bi chỉ dạy nghĩa lý trong Kinh.
Tổ bảo: Pháp Đạt! Pháp rất thẳm sâu, tâm ngươi chẳng thẳm sâu. Kinh vôn không nghi, tâm ngươi tự sanh nghi. Ngươi trì Kinh này lấy gì làm tông?
Pháp Đạt thưa: Con căn tánh ám độn, từ trước đến nay chỉ y văn tụng, chẳng biết tông chỉ của Kinh?
Tổ bảo: Ta chẳng biết đọc, ngươi lấy Kinh tụng Ta nghe một lần, Ta sẽ vì ngươi nói.
Pháp Đạt liền cất giọng tụng Kinh, đến phẩm Thí Dụ, Tổ bảo thôi: Kinh này lấy nhân duyên xuất thế làm tông, tuy nói ra nhiều ví dụ cũng không ngoài nhân duyên. Gì là nhân duyên? Kinh dạy: “Chư Phật Thế Tôn vì đại sự nhân duyên nên xuất hiện nơi thế gian, một đại sự nhân duyên đó là Khai Tri Kiến Phật”. Người đời ngoài mê chấp tướng, trong mê châp không. Nếu nơi tướng lìa tướng, nơi không lìa không, tức trong ngoài chẳng mê, một niệm thông suốt, ngộ pháp đây tức là Khai Tri Kiến Phật.
Phật là Giác, chia làm bốn: khai Giác tri kiến, thị Giác tri kiến, ngộ Giác tri kiến, nhập Giác tri kiến. Nếu nghe khai thị khéo ngộ nhập được bổn lai chân tánh, tức Giác tri kiến. Ngươi cẩn thận chớ lầm ý Kinh, cho chỉ có Phật mới khai thị ngộ nhập Phật tri kiến, còn chúng ta không có phần, nếu hiểu như thế hủy báng Kinh. Phật đã là Phật, đầy đủ tri kiến, nào khai, nào thị. Ngươi phải tin: tri kiến Phật của ngươi cùng Phật không khác! Tất cả chúng sanh ngoài tham luyến trần cảnh, trong loạn động, tánh quang minh bị che khuất, cam chịu rong ruổi, nhọc Đức Thế Tôn ra khỏi Tam-muội nói các thứ khổ, khuyên hãy dừng nghỉ, chớ hướng ngoại cầu, cho nên khai tri kiến Phật.
Ta khuyên quý vị thường khai tri kiên Phật nơi tâm. Người đời tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng nói thiện mà lòng ác không bỏ, tham sân, tật đố, xiểm khúc, ngã mạn, tổn người hại vật, thường khai tri kiên chúng sanh. Nếu năng khởi tâm chân chánh soi rọi nơi lòng, trí huệ thường sanh, bỏ các điều ác làm các việc lành là khai tri kiến Phật. Ngươi phải niệm niệm khai tri kiến Phật, chớ khai tri kiến chúng sanh. Khai tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Ngươi nếu lao nhọc chấp niệm cho là công phu, khác gì trâu tiếc sợi lông!
Pháp Đạt thưa: Như thế chỉ cần hiểu nghĩa, chẳng nhọc tụng kinh ư ?
Tổ bảo: Kinh có lỗi gì, chướng ngăn ngươi tụng sao? Tại ngươi có mê ngộ nên có tổn có ích, miệng tụng tâm hành tức chuyển Kinh, miệng tụng tâm không hành tức bị Kinh chuyển. Hãy nghe Ta nói kệ:
Tâm mê Pháp Hoa chuyển
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.
Tụng Kinh mãi không thông
Lầm nghĩa thành oan gia.
Vô niệm, niệm tức Chánh
Hữu niệm, niệm thành Tà
Hữu vô đều chẳng dụng
Thường ngồi xe trâu trắng.
Pháp Đạt nghe kệ đại ngộ, bật khóc thưa: Pháp Đạt con xưa nay bị Pháp Hoa chuyển, chưa từng chuyển Pháp Hoa.
Lại thưa rằng: Kinh dạy “Hết thảy các bậc Thanh văn cho đến Bồ-tát cộng chung lại cũng không thể tư nghi Phật trí”, nay Ngài dạy phàm phu chỉ ngộ tự tâm tức tri kiến Phật, chẳng phải thiện căn không khỏi nghi báng. Lại nữa, Kinh thuyết ba xe: xe dê, xe hươu và xe trâu trắng, khác nhau thế nào cúi xin Hòa thượng lần nữa khai thị.
Tổ bảo: Ý Kinh dạy rỗ, ngươỉ tự mê chẳng hiểu. Người của ba bậc chẳng thể suy lường Phật trí, càng suy lường càng cách xa, lỗi tạỉ suy lường. Phật vì phàm phu nói, chẳng phải nói cho Phật. Lý nầy chẳng tin, theo niệm sanh khởỉ mà thối đọa, thật chẳng biết đang cỡi xe trâu trắng lại hướng tìm ba xe. Vả lại Kinh dạy “Chỉ một Phật thừa, không có thừa khác hoặc hai, hoặc ba, cho đến vô số phương tiện các thứ nhân duyên, thí dụ, lờỉ lẽ, tất cả pháp đều một Phật thừa”, ngươi sao chẳng tỉnh ngộ ba xe là giả? Khi xưa Phật phương tiện giả lập ba xe, nên Nhất thừa là thật. Nay Ta dạy ngươi bỏ giả về thật, về thật rồi cái danh thật cũng không. Nên

About namcuulong

Check Also

Phẩm thứ sáu – SÁM HỐI

Phẩm thứ sáu – SÁM HỐI Bấy giờ, dân chúng ở Quảng Châu, Thiều Châu ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *