Home / KINH - LUẬN / Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật / TẬP HAI KINH MA HA BNBLM / KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ HAI MƯƠI

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ HAI MƯƠI

không có ba ác đạo. Tại sao vậy? Vì cảnh chiêm bao cùng các pháp không hai, không sai khác.
Phải biết đó là tướng bất thối chuyển của đại Bồ Tát bất thối chuyển.
Lại này Tu Bồ Đề! Trong chiêm bao, đại Bồ Tát thấy lửa Địa ngục nấu chúng sinh liền phát thệ: Nếu tôi thật là bậc bất thối chuyển, nguyện lửa này liền tắt.
Nếu lửa Địa ngục liền tắt theo lời nguyện, phải biết đó là tướng bất thối chuyển.
Lại này Tu Bồ Đề! Ban ngày đại Bồ Tát thấy thành thị bị hỏa hoạn liền nghĩ rằng: Trong chiêm bao, tôi thấy hạnh, loại, tướng mạo bất thối chuyển, nay tôi thật có như vậy. Tự lập thệ rằng: Xin cho lửa này liền tắt.
Sau khi lập thệ, nếu lửa liền tắt thì phải biết đó là đại Bồ Tát được thọ ký Vô thượng Bồ đề, trụ bậc bất thối chuyển.
Nếu lửa đó chẳng liền tắt, đốt cháy từ nhà này đến nhà khác, từ xóm này đến xóm khác, này Tu Bồ Đề! Phải biết những nhà bị cháy là do đời trước nghiệp nhân phá pháp sâu dầy nên đời nay mang tai họa thừa ấy.
Do nhân duyên đó, phải biết là tướng bất thối chuyển của đại Bồ Tát bất thối chuyển.
Lại này Tu Bồ Đề! Nay đức Phật lại vì người mà nói hạnh, loại, tướng mạo của đại Bồ Tát bất thối chuyển.
Nếu có nam tử hay nữ nhân bị quỷ thần dựa. Khi đó Bồ Tát tự nghĩ: Nếu tôi được chư Phật quá khứ thọ ký, tâm tôi thanh tịnh cầu Vô thượng Bồ đề, hành chính đạo thanh tịnh, xa rời tâm cầu Thanh Văn, Bích Chi Phật, đáng được Vô thượng Bồ đề. Tôi quyết chắc sẽ được Vô thượng Bồ đề, chẳng phải là không được. Hiện tại chư Phật ở mưòi phương quốc độ không gì chẳng biết, chẳng thấy, chẳng hiểu, chẳng chứng. Chư Phật biết thâm tâm tôi định chẳc quyết sẽ được Vô thượng Bồ đề. Do lòng chí thành phát thệ ấy, nam tử hay nữ nhân bị quỷ thần dựa não hại đây sẽ được khỏi khổ nạn, quỷ thần sẽ rời xa.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát phát thệ như vậy, nếu quỷ thần chằng rời đi, thì phải biết Bồ Tát đó chưa được chư Phật quá khứ thọ ký Vô thượng Bồ đề. Nếu quỷ thần rời thì phải biết đã được chư Phật quá khử thọ ký Vô thượng Bồ đề.
Do những hạnh, loại, tướng mạo đó mà biết là đại Bồ Tát bất thối chuyển.
Lại này Tu Bõ Đề! Đại Bô Tát xa rời sáu ba la mật và sức phương tiện, tu hành tứ niệm xứ nhẫn đến ba môn tam muội chưa lâu, chưa nhập địa vị Bồ Tát. Bồ Tát đó bị ác ma nhiễu hại bèn thệ rằng, nếu tôi thật được chư Phật thọ ký thì quỷ thần này phải rời đi. Ác ma có oai lực hơn quỷ thần nên quỷ thần liền rời đi. Bồ Tát này nghĩ rằng do sức thệ nguyện của tôi mà quỷ thần phải rời đi, chứ chẳng biết là sức của ác ma. Vì cậy chỗ chứng đắc đó nên khinh dễ các Bồ Tát khác: Tôi đã được chư Phật thọ ký, còn các Ngài thì chưa. Sinh lòng tăng thượng mạn. Do đây mà xa lìa nhất thiết chủng trí, xa lìa Vô thượ ng Bồ đề.
Này Tu Bồ Đề! Phải biết người đó sa vào hai bậc: hoặc bậc Thanh Văn, hoặc bậc Bích Chi Phật.
Do nhân duyên luống thệ như trên, không có sức phương tiện nên mà sự phát khỏi. Người đó vì chẳng thân cận, y chỉ thiện tri thức, chẳng hỏi rành tướng mạo bất thối chuyển nên bị ma trói buộc càng thêm kiên cố.
Tại sao vậy? Vì Bồ Tát đó hành sáu ba la mật chẳng được lâu nên không có sức phương tiện.
Phải biết đó là ma sự của Bồ Tát
Này Tu Bồ Đề! Thế nào là Bồ Tát hành sáu ba la mật chẳng được lâu, nhẫn đến chưa nhập địa vị Bồ Tát, bị ác ma nhiễu hại?
Này Tu Bồ Đề! Ác ma hóa hiện các thứ thân hình đến bảo Bồ Tát rằng: Ở chỗ chư Phật, Ngài được thọ ký Vô thượng Bồ đề. Ngài tên ấy, cha tên ấy, mẹ tên ấy, anh chị em tên ấy, bảy đời cha mẹ của Ngài tên họ như vậy, Ngài sinh trong ấp ấy, làng ấy, thành ấy, nước ấy, tại địa phương ấy. Nếu thấy Bồ Tát tính hạnh hòa nhu, ác ma nói: Đời trước Ngài cũng hòa nhu. Nếu thấy Bồ Tát thấy tính nóng gấp, ác ma nói: Đời trước ngài cũng như vậy. Nếu thấy Bồ Tát tu hạnh tịch tịnh, ác ma nói: Đời trước Ngài cũng tu như vậy. Nếu thấy Bồ Tát khất thực, nạp y, chiều chẳng uống tương, một lần ngồi ăn, ăn một bát, ở nơi gò mả, ở chỗ trống, ở dưới cây, ngồi luôn chẳng nằm, ngồi kiết già, chỉ thọ ba y, hoặc thiểu dục, hoặc tri túc, hoặc tu hạnh xa lìa, hoặc chẳng thoa chân, hoặc ít nói chuyện, ác ma bèn nói: đời trước Ngài cũng có hạnh như vậy, đời nay Ngài có công đức Đầu Đà này, đời trước Ngài cũng có công đức như vậy.
Bồ Tát nghe nói việc đời trước và họ tên, lại nghe khen ngợi công đức Đầu Đà liền vui mừng, sinh lòng kiêu mạn.
Bấy giờ ác ma nói: Ngài có công đức như vậy, có tướng như vậy, Ngài đã thật chư Phật thọ ký Vô thượng Bồ đề.
Này Tu Bồ Đề! Ác ma hiện làm Tỳ Kheo vấn y, hoặc hiện làm Cư Sĩ, hoặc hiện hình cha mẹ đến bảo Bồ Tát: Ngài đã được thọ ký Vô thượng Bồ đề. Tại sao? Vì bao nhiêu tướng bất thối chuyển, Ngài đều có đủ.
Này Tu Bồ Đề! Thật ra những tướng mạo bất thối chuyển chân thật của đức Phật nói, người này hoàn toàn không có.
Phải biết Bồ Tát đó bị ma nhiễu hại. Tại sao vậy? Vì Bồ Tát đó hoàn toàn không có tướng mạo bất thối chuyển. Nhân nghe khen tặng mà sinh lòng kiêu mạn, khinh miệt người khác.
Phải biết đó là ma sự của Bồ Tát.
Lại này Tu Bồ Đề! Bồ Tát hành sáu ba la mật chẳng được lâu, chẳng biết tướng danh tự, chẳng biết tướng sắc, tướng thọ, tưởng, hành, thức. Ác ma đến nói: Đời sau, lúc Ngài được Vô thượng Bồ đề, sẽ có những danh hiệu như vầy. Rồi ác ma theo chỗ tưởng niệm của Bồ Tát đó mà nói danh hiệu. Bồ Tát vô trí, không có phương tiện đó nghĩ rằng tôi đã trước có danh hiệu thành Phật như người này nói, hợp đúng với bốn ý của tôi. Chắc là tôi đã được chư Phật thọ ký.
Này Tu Bồ Đề! Tướng mạo bất thối chuyển của đức Phật nói, người này hoàn toàn không có. Chỉ theo danh hiệu trống rỗng ấy rồi kiêu mạn, khinh miệt người khác. Vì thế mà xa lìa Vô thượng Bồ đề. Bồ Tát này xa lìa Bát nhã ba la mật, không có sức phưưng tiện, xa lìa thiện tri thức, theo ác tri thức nên sa vào hai bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật. Nếu được liền tại thân đời này, ăn năn sám hối, lâu lâu qua lại trong sinh tử rồi sau mới trở lại y chỉ Bát nhã ba la mật. Nếu gặp thiện tri thức rồi thường gần gũi thì sẽ được Vô thượng Đồ đề. Còn nếu tại thân này chẳng liền sám hối sẽ phải sa vào hai bậc: hoặc Thanh Văn, hoặc Bích Chi Phật.
Này Tu Bồ Đề! Nơi tứ trọng giới, nếu Tỳ Kheo phạm một giới thì chẳng phải là Sa Môn, chằng phải là Thích tử, hiện đời chằng được hỗn quả Sa Môn.
Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát đó ham danh tự giả, có tâm kiêu mạn, khinh miệt người khác, phải biết tội này nặng hơn tội phạm giới trọng cùa Tỳ Kheo. Này Tu Bồ Đề! Chẳng những nặng hơn bốn trọng giới mà còn hơn cả tội ngũ nghịch. Bởi ham nhận danh hiệu giả mà sinh lòng cao ngạo, khinh miệt người khác, phải biết là tội rất nặng. Như về những danh hiệu, còn các ma sự nhỏ nhặt khác, Bồ Tát phải cảnh giác biết rõ.
Lại này Tu Bồ Đề! Bồ Tát ở chổ vắng vẻ núi đầm trống xa. Ma đến khen ngợi rằng: Hạnh Ngài làm là pháp viễn ly cửa Phật ca ngợi.
Này Tu Bồ Đề! Đức Phật chẳng ca ngợi sự viễn ly như vậy, nghĩa là chi ở nơi vắng vẻ núi đầm trông xa mà gọi là viễn ly.
– Bạch đức Thế Tôn! Nếu ở chỗ vắng vẻ núi đầm trống xa như vậy mà chẳng phải là pháp viễn ly thì có pháp viễn ly khác thế nào?
– Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát xa rời tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật, ở chỗ vắng vẻ núi đầm trống xa, đây là pháp viễn ly mà đức Phật hứa khả. Pháp viễn ly này Bố Tát phải tu hành. Ngày đêm hành pháp viễn ly này thì gọi là Bồ Tát viễn ly hạnh.
Này Tu Bồ Đề! Nếu pháp viễn ly của ác ma nói, ở chỗ vắng vẻ núi đầm trống xa mà tâm Bồ Tát này ở tại nơi ồn náo: đó là chẳng xa rời tâm niệm Thanh Văn, Bích Chỉ Phật, chẳng siêng tu Bát nhã ba la mật, Bồ Tát này chẳng đầy đủ được nhất thiết chủng trí. Bồ Tát này hành pháp viễn ly của ác ma nói, lòng chẳng thanh tịnh mà đi khinh khi các Bồ Tát ở gần thành thị tâm thanh tịnh, không có tâm niệm ồn náo, Thanh Văn, Bích Chi Phật, cũng không có tâm tạp ác khác, đầy đủ thiền định, giải thoát, trí huệ, thần thông. Bồ Tát xa rời Bát nhã ba la mật không có sức phương tiện đó, dầu ở chỗ tuyệt trống vắng ngoài trăm do tuần, chỗ cầm thú, quỷ thần, la sát ở, hoặc một năm cho đến trăm ngàn vạn ức năm, hoặc lâu hơn thời gian trên, mà chẳng biết pháp viễn ly chân thật của Bồ Tát: đó là thâm tâm phát Vô thượng Bồ đề, chẳng có tâm tạp ác, ồn náo. Chỗ làm của Bồ Tát này đức Phật không hứa khả.
Này Tu Bồ Đề! Đức Phật nói pháp viễn ly chân thiệt. Bồ Tát này chẳng ở trong đó, cũng chẳng thấy tướng viễn ly đó. Tại sao? Vì Bồ Tát này chỉ hành theo pháp viễn ly hư giả. Bấy giờ ác ma đến đứng trong hư không khen rằng: Lành thay! Lành

About namcuulong

Check Also

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ MƯỜI SÁU

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ MƯỜI SÁU Hán dịch: ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *