Home / PHÁP ÂM MP3 / Sách hay / Con đường thoát khổ / Chương sáu: LÝ THUYẾT VÔ NGÃ

Chương sáu: LÝ THUYẾT VÔ NGÃ

VÔ NGÃ (ANATTA)

Cái mà người ta thường gọi là linh hồn, ngã hay cái tôi, là để ám chỉ một thực thể tuyệt đối, trường cửu trong con người, bản thể bất biến đằng sau thế giới hiện tượng hằng biến. Theo một vài tôn giáo, mỗi người có một linh hồn tách biệt như thế do Thượng đế tạo dựng, và linh hồn ấy sau khi chết sẽ vĩnh viễn sống trong địa ngục hay thiên đường. Số phận nó tùy thuộc vào sự phán xét của đấng sáng tạo ra nó. Theo một vài tôn giáo khác, linh hồn ấy trải qua nhiều đời sống, cho đến khi nó hoàn toàn trong sạch và cuối cùng trở thành đồng nhất với Thượng đế hay Phạm thiên Brahman, Linh hồn phổ quát hay Àtman từ đấy nó phát xuất. Linh hồn hay ngã trong con người là cái suy nghĩ, cảm giác, và nhận thưởng phạt về tất cả mọi hành vi thiện ác của nó. Một quan niệm như thế gọi là ngã kiến.
Phật giáo là tôn giáo độc nhất trong lịch sử tôn giáo nhân loại phủ nhận hiện hữu của một linh hồn, Ngã hay Àtman như thế. Theo giáo lý Phật, ngă kiến là một niềm tin sai lạc, không tương ứng với thưc tại, và nó phát sinh những tư tưởng tai hại về “tôi” và “của tôi”, dục vọng ích kỉ không biết chán, sự chấp thủ, sân hận, ác độc, kiêu căng ngã mạn, và những cấu uế ô nhiễm khác cùng nhiều rắc rối. Nó là nguồn gốc của mọi rối ren trên đời, từ những tranh chấp cá nhân cho đến chiến tranh giữa các dân tộc. Tóm lại, tất cà mọi sự tác quái trên thế gian đều bắt nguồn từ quan niệm sai lạc này.
Có hai ý tưởng thâm căn cố đế trong tâm lý con người: tự vệ và tự tồn. Vì muốn tự vệ con người đã dựng nên Thượng đế để nương tựa, để được che chở, được an ninh bảo đảm, như một đứa trẻ nương tựa vào cha mẹ. Vì muốn tự tồn -người ta đã sáng tạo ra ý tưởng về một linh hồn bất tử hay Àtman sẽ sống mãi đến bất tận. Trong ngu si yếu đuối, sợ hãi, khát khao, người ta cần hai điều ấy để tự trấn an, tự vỗ về; vì lý do đó họ bám vào đấy một cách cuồng tín và hăng say.
Giáo lý Phật không dung dưỡng sự ngu si, yếu đuối, sợ hãi, khát khao ấy, mà cốt làm con người sáng mắt ra bằng cách trừ khử, tiêu diệt, nhổ tận gốc những thói này. Theo Phật giáo, những ý tưởng của chúng ta về thượng đế và linh hồn là sai lạc, trống rỗng. Mặc dù những ý tưởng ấy được phát triển sâu đậm, dệt thành những chủ thuyết, tất cả đều là những dự phóng tinh vi của óc tưởng tượng được gói ghém trong một mớ danh từ triết lý và siêu hình phức tạp. Những ý tưởng này đã ăn sâu gốc rễ trong tâm lý con người, gần gũi thân thiết với họ đến nỗi họ không mong nghe, cũng không muốn hiểu một đạo lý nào ngược lại.
Phật biết rõ điều ấy, ngài dạy rằng giáo lý của ngài “đi ngươc dòng”
(patisotagàmi), trái ngược với những dục vọng ích kỉ của con người. Bốn tuần lễ sau khi giác ngộ, ngồi dưới một gốc cổ thụ, ngài tự nhủ: “Ta đã thực chứng một sự thực sâu xa khó thấy, khó hiểu… chỉ những bậc trí mới hiểu thấu. Những người bị đam mê chế ngự, bị vô minh vây phủ không thể nà thấy chân lý này, vì nó ngược dòng, nó Cao siêu, sâu kín, tế nhị và khó nghĩ bàn.”
Nghĩ thế, Phật đã do dự một lúc: “Có phải vô ích không nếu ta cố giảng giải cho thế gian Chân lý mà ta đã chứng nhập?” Rồi ngài so sánh thế gian như một ao sen: Trong ấy có nhiều hoa còn ở dưới mặt nước, có những hoa khác chỉ vừa ló lên trên mặt nước, nhưng cũng có những bông hoa đã vươn lên khỏi mặt hồ và không còn động chạm với nước. Cũng thế trong thế gian này, trình độ phát triển của con người khác nhau. Có một số người sẽ hiểu được Chân lý- Vì thế đức Phật quyết định giảng dạy chân lý ấy.
Lý Vô ngã là kết quả tự nhiên, là hệ luận của phân tích Ngũ uẩn và Duyên khởi (hay duyên sinh, paticca-samuppàda).
Trong phần thảo luận về diệu đế thứ nhất (Khổ đế, dukkha), chúng ta đã thấy cái mà ta gọi linh hồn hay cá thể được cấu tạo bởi năm uẩn, và khi phân tích kỹ năm uẩn ta không thấy có gì đằng sau chúng có thể gọi được là Tôi, Àtman hay Ngã, hay bất cứ bản thể trường tồn bất biến nào. Đấy là phương pháp phân tích. Ta cũng có kết quả tương tự khi xét kỹ luật Duyên khởi, phương pháp tổng hợp, và theo luật này thì không có gì trên thế gian là tuyệt đối. Mọi sự vật (pháp) đều giới hạn, tương đối, và phụ thuộc lẫn nhau. Đây là thuyết tương đối của Phật giáo.
Trước khi thực sự đi vào vấn đề Vô ngã, ta nên có một ý niệm sơ qua về luật Duyên khởi. Nguyên tắc của lý thuyết này được tóm tắt trong một công thức gồm 4 dòng:
Cái này có, thì cái kia có (imasmim sati idamhoti)
Cái này sinh, thì cái kia sinh (imassuppàda idam uppajjati)
Cái này không, thì cái kia không (iinasniini asati idam na hoti)
Cái này diệt, thì cái kia diệt (imassa nirodhà idam airujjhata).
Theo nguyên tắc điều kiện tính, tương đối tính và tính hỗ tương tùy thuộc ấy, sự tiếp tục của đời sống và sự chấm dứt của nó được giải thích trong một công thức chi tiết gọi là Duyên khởi, (nghĩa là sự sinh khởi có điều kiện hay duyên) gồm 12 yếu tố:
1. Vô minh (làm) duyên (cho) hành (những hoạt động cố ý hay nghiệp) (avijjà-paccayà samkhàvà).
2. Hành (làm) duyên (cho) thức (samkhà-rapaccayà vinnànam).
3. Thức (làm) duyên (cho) danh sắc (những hiện tượng tâm lý và vật lý) (Vinnà-napaccayà uàmarùpam).
4. Danh sắc (làm) duyên (cho) lục nhập (5 giác quan và ý thức) (Nàmarùpapaccayà salàyatanam).
5. Lục nhập (làm) duyên (cho) xúc (động chạm, tiếp xúc) (salàyatanapaccayà phasso).
6. Xúc (làm) duyên (cho) thọ (cảm giác) (phassapaccayà ưedanà).
7. Thọ (làm) duyên (cho) ái (khao khát ham muốn) (vedanàpaccayàtanhà).
8. Ái (làm) duyên (cho) thủ (bám víu, giữ lấy) (Tanhapaccayà upàdànam).
9. Thủ (làm) duyên (cho) hữu (quá trình sinh ra và trở thành) (upàdànapaccayà bhavo).
10. Hữu (làm) duyên (cho) sinh (sự sống, sinh ra) (Bhauapaccayà jàti).
11. Sinh (làm) duyên (cho)
12. Lão (già) tử (chết) ưu bi khổ não (buồn lo đau đớn) (Jàtipaccayà jaràm maranam).
Đây là quá trình theo đó sự sống đã phát sinh, tồn tại và tiếp diễn. Nếu ta đảo ngược công thức lại, ta sẽ đỉ đến sự chấm dứt của quá trình:
Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt V.V.. cho đến khi sinh lão, tử, ưu bi khổ não… diệt.
Cần nhớ rõ một điều rằng mỗi yếu tô trên đây đều vừa là nhân vừa là quả, nó vừa bị định đoạt bởi (paticcasamuppanna) và vừa làm điều kiện cho (paticcasamuppàda) Bởi thế chúng đều là tương đối, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan với nhau, không có cái gì là tuyệt đối hay biệt lập, do đó mà Phật giáo không công nhận có “nguyên nhân đầu tiên” như ta đã thấy trước kia. Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích.
Vấn đề ý chí tự do chiếm một địa vị quan trọng trong tư tưởng và triết học Tây phương. Nhưng theo luật duyên khởi, vấn đề này không phát sinh và không thể phát sinh trong triết học Phật giáo. Nếu toàn thể hiện hữu đều là tương đối, giới hạn và phụ thuộc nhau, làm sao một mình ý chí có thể được tự do? Ý muôn cũng bị giới hạn như bất cứ tư tưởng nào khác. Cái ta gọi là “tự do” chính nó cũng giới hạn và tương đối. Không thể có cái gì vật lý hay tâm lý có thể tuyệt đối tự do, vì mọi sự đều tương quan và tương đối. “Ý chí tự do” bao hàm ý nghĩa một ý muốn không phụ thuộc vào những điều kiện, biệt lập với nhân quả. Làm sao một ý muốn hay bất cứ cái gì thuộc về ý chí có thể phát sinh mà không có những điều kiện, tách rời nhân và quả – khi toàn thể hiện hữu đều giới hạn và tương đối, nằm trong luật nhân quả? Lại nữa ở đây, ý niệm về ý chí tự do cũng liên quan mật thiết đến những ý tưởng về Thượng đế, linh hồn, công bằng,

About namcuulong

Check Also

Chương Bốn: DIỆU ĐẾ THỨ BA: DIỆT: SỰ CHẤM DỨT KHỔ

DIỆU ĐẾ THỨ BA: DIỆT (Nirodha): Sự chấm dứt khổ Chân lý cao cả thứ ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *