Home / KINH - LUẬN / Kinh Pháp Cú thí dụ / PHẨM THỨ BA MƯƠI HAI – ÁI DỤC

PHẨM THỨ BA MƯƠI HAI – ÁI DỤC

PHẨM THỨ BA MƯƠI HAI – ÁI DỤC
1- PHẬT DÙNG PHƯƠNG TIỆN ĐỘ MỘT VỊ SA MÔN THỐI CHÍ

Lúc Phật ở tại Tinh xá Kỳ-xà-quật, nước La-duyệt-kỳ, giảng đại pháp cho trời, người, rồng, quỷ nghe, có người bỏ cả nhà cửa, vợ con đến nơi Phật ở, đảnh lễ xin làm Sa-môn.
Phật nhận lời, cho làm Sa-môn và dạy ngồi dưới cội cây suy gẫm về đạo đức.
Người đệ tử mới vâng lời, đi vào rừng sâu, cách Tinh xá trên trăm dặm, một mình ngồi yên dưới cây, suy gẫm về đạo lý suốt ba năm. Nhưng vì tâm không bền vững, Sa-môn ấy có ý muốn thối bước trở về, trước là chấm dứt bao nỗi nhọc nhằn của việc cầu đạo, sau là để gặp vợ con, bỏ ngày mong nhớ. Nghĩ xong, Sa-môn đứng dậy, quyết ra khỏi núi.
Dùng Thánh nhãn quan sát, Phật biết vị Tỳ-kheo ấy lý đáng được đạo, nay bỏ tu hoàn tục là vì ngu si chưa tuyệt. Phật bèn hóa ra một vị Sa-môn dùng thần túc lên núi đón đường. Đôi bên gặp nhau, thầy Sa-môn giả chọn một chỗ đất bằng phẳng, mời thầy kia cùng ngồi chuyện vãn. Nhân khách hỏi duyên do tu hành, thầy Sa-môn thật đáp :
– Tôi trước kia có nhà cửa vợ con, nhưng đã bỏ hết đi tu, vào núi ba năm cố gắng hết sức mình mà chưa đắc đạo. Nghĩ lại xa cách vợ con mà ước nguyện chẳng thành, hao phí sức sống mà không gặt hái gì cả, tiếc quá cho nên hôm nay tôi quyết định quay trở lại nhà, vui gần với vợ con, còn việc tu hành, rồi sau sẽ tính.
Thầy vừa nói xong thì có một con vượn già bỏ cây xuống đất, ra chỗ khoảng trống đất bằng sinh hoạt.
Vị Sa-môn giả hỏi :
– Loài khỉ thì phải sống trên cây trong rừng tại sao vượn này lại bỏ cây lìa rừng, vui sống độc chỗ đất trống như thế này ?
Vị Tỳ-kheo thật đáp :
– Tôi để ý con vượn này thì thấy hình như có hai lẽ khiến nó bỏ rừng xuống ở đây. Thứ nhứt ở rừng con cháu quyến thuộc quá đông, miếng ăn phải chia nhau, làm cho chú vượn ta chưa bao giờ uống ăn thỏa miệng. Thêm nỗi mấy chú nhỏ trửng giỡn đùa cợt đuổi bắt ồn ào cả đêm, vượn già ta không nghỉ ngơi gì được. Do hai lẽ đó, vượn bỏ cây bỏ rừng xuống ở đây.
Tỳ-kheo vừa dứt lời, vượn liền bỏ chạy, nhảy phóc lên cây.
Vị Sa-môn giả hỏi thầy Tỳ-kheo :
– Thầy có thấy chú vượn trở lại cây cao không ?
– Dạ thấy ! Chú vượn già rõ là ngu, đã xa rời ồn ào, khỏi phiền khỏi nhọc, sao lại còn về chốn cũ !
– Thì thầy thử xem coi việc làm của thầy có khác gì việc làm của chú vượn già kia không ? Thầy trước kia cũng vì hai vịệc ấy mà bỏ nhà vào núi. Cốt là muốn ra khỏi cảnh lao ngục, với gông cùm xiềng xích, với ân ái quyến luyến, là con đường sanh tử, là nẻo bước đến địa ngục luân hồi
Thầy Sa-môn giả nói xong, hiện tướng tốt đẹp của Phật, hào quang vàng ánh huy hoàng làm cảm động cả núi, chim thú tranh nhau nhắm ánh sáng kia kéo tới, loài nào cũng nhớ đời trước của mình, lòng sanh hối tiếc. Liền ngay đó, Thế Tôn đọc bài kệ :
Như thọ căn thâm cố
Tuy tài do phục sanh
Ái ý bất tộn trừ
Chiếp đương hoàn thọ khổ
Viên hầu như ly thọ
Đắc thoát phục thú thọ
Chúng nhơn diệc như thị
Xuất ngục phục nhập ngục
Tham ý vì thường lưu
Tập dữ kiêu mạn tinh
Tư tưỏng ỷ dâm dục
Tự phú vô sở kiến
Nhứt thiết ý lưu diễn
Ái kết như cát đằng
Duy huệ phân biệt kiến
Năng đoạn ý căn nguyên
Phù tùng ái nhuận trạch
Tư tưởng vi tư mạn
Ái dục thâm vô để
Lão tử thị dụng tăng.
Dịch:
Như cây rễ ăn sâu
Dầu đốn vẫn mọc lại
Luyến mến chẳng tận trừ
Không lâu chịu khổ nữa
Vượn kia đã lìa cây
Thoát rồi trở lại cây
Người đời xét đâu khác
Ra tù lại vào tù
Ý tham nếu còn mãi
Thói quen cùng kiêu ngạo
Tưởng nhớ thói dâm ô
Là tụ che mắt sáng
Tất cả do ý sanh
Dây ái như bìm sắn
Chỉ huệ mới tỏ phân
Cắt lìa gốc rễ ý
Để cho ái tưới bón
Tư tưởng phải mạnh thêm
Ái dục sâu không đáy
Chết già tăng mãi thôi.
Tỳ-kheo thấy tướng Phật sáng chói lại được nghe bài kệ, run sợ quỳ lạy, sạm hối tạ lỗi, trong tự cải đổi, dứt bặt tư tưởng, quán xét sự vật, trong khoảnh khắc chứng được chơn lý. Chư Thiên các cõi trời đến nghe pháp, thấy vậy đều hoan hỷ, rải hoa cúng dường Thế Tôn, ca ngợi điều lành vô thượng.

2- PHẬT CỨU ĐỘ BẢY NGƯỜI LÀM VẬT HY SINH CÚNG TẾ PHẠM THIÊN

Phía Nam nước La-duyệt-kỳ, xa độ đến ngàn dặm, có một nước dân đông khoảng vài ngàn người đều thờ đạo Bà-la-môn.
Dân chúng ở đây đang gặp nạn hạn hán, ba năm rồi không có một giọt mưa, cầu đảo cúng tế thần linh đều vô linh nghiệm. Vua cho vời các thầy Bà-la-môn đến hỏi duyên do. Các thầy tâu :

About namcuulong

Check Also

PHẨM THỨ BA MƯƠI SÁU – NIẾT BÀN

PHẨM THỨ BA MƯƠI SÁU – NIẾT BÀN PHẬT DẠY NƯỚC NÀO CÓ BẢY ĐIỀU ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *