Home / KINH - LUẬN / Kinh Pháp Cú thí dụ / KPCTD PHẨM THỨ HAI – GIÁO HỌC

KPCTD PHẨM THỨ HAI – GIÁO HỌC

PHẨM THỨ HAI GIÁO HỌC

1- MỘT TỲ KHEO BUÔNG LUNG

Thuở xưa, lúc Phật ở Tinh xá Kỳ Thọ nước Xá-vệ, Phật có dạy các Tỳ-kheo cần nên tu tập trừ bỏ sự ngăn che của năm uẩn, để cho tâm sáng thần định, hầu tránh khỏi các thứ khổ não.
Lúc ấy, có một Tỳ-kheo chẳng hiểu lời Phật dạy, cứ ngày ăn no rồi vào phòng khóa cửa ngủ yên, quý thân khoái ý chắng suy ngẫm về lẽ vô thường, tâm trí tối đen, ngày đêm lười biếng, không dè bảy ngày nữa mạng ông sẽ đến lúc chấm dứt.
Phật thương xót sợ ông rơi vào nẻo ác, nên vào phòng búng tay đánh thức ông, nói:
Đốt khởi hà vị mị
Ong loa tần đố loại
Ẩn tế dĩ bất tịnh
Mê hoặc kế vi thân.
Yên hữu bị khảm sang
Tâm như nhi bệnh thống
Câu vu chúng nguy nan
Nhỉ phản vi dụng miên
Tư nhỉ bất phóng dật
Vị nhân học nhân tích
Tùng thị vô hữu ưu
Thường niệm tự diệt ý
Chánh kiến học vụ tăng
Thị vi thế gian minh
Sở sanh phước thiên bội
Chung bất đọa ác đạo.
Tư nhỉ bất phóng dật
Vị nhân học nhân tích
Tùng thị vô hữu ưu
Thường niệm tự diệt ý
Chánh kiến học vụ tăng
Thị vi thế gian minh
Sở sanh phước thiên bội
Chung bất đọa ác đạo.

Ôi chao !Sao ngủ được
Quên kiếp mối mọt ự ?
Sống tối tăm chẳng sạch
Mê hoặc lấy làm thân.
Khác nào bị ung thư
Tâm như trẻ bệnh nặng
Gặp biết bao nguy nan
Thay vì ngủ ngon giấc
Suy gẫm không buông lung
Vì nhân học người xưa
Từ đây không còn khổ
Thường nhớ diệt ý xằng.
Chánh kiến sức học thêm
Ở đời sáng được thế
Phước đức tăng ngàn lần
Rốt không sa nẻo ác.
Nghe kệ, Tỳ-kheo kinh hãi thức-giấc, thấy Phật tự thân đến dạy, lòng ông thêm kính mến, tức thời cúi đầu làm lễ.
Phật nói :

– Ông có biết đời trước của ông như thế nào không ?

Tỳ-kheo bạch :

– Bị năm uẩn che lấp, con thật không tự biết.

– Này Tỳ-kheo ! Xưa kia, vào thời Phật Duy Vệ, ông đã từng xuất gia, nhưng vì tiếc thân ham sướng cho nên Kinh Luật không thuộc, chỉ ăn no lo ngủ bất kể lẽ vô thường, bởi cớ ấy khi mạng chung, hồn thần vào loài ruồi nhặng, sông năm vạn năm, tuổi thọ hết lại làm loài ốc, loài mọt, loài sâu cây, mỗi loài cũng sông năm vạn năm. Bốn loài ấy đều sanh trưởng trong chỗ tối tăm, tham giận yêu sống, tuy rơi vào nơi kín đáo, vẫn thích lấy tôi tăm làm nhà, không ưa thấy có ánh sáng, mỗi giấc ngủ là một trăm năm mới thức, lưới tội triền miên mà chẳng cầu thoát ra. Nay tội đã hết cho nên mới làm được Sa-môn, cớ sao cứ ngủ không biết chán vậy ?
Tỳ-kheo nghe được duyên xưa, xấu hổ sợ sệt, tự hối tự trách, trừ được mây mờ năm ấm, đắc quả A-la-hán.

2- MỘT TIỂU TỲ KHEO SẮP ĐOẠN ÂM

Xưa kia, Phật ở rừng cây của Thái tử Kỳ-đà trong vườn ông Cấp Cô Độc, vì trời, người nói pháp.

Bấy giờ, có một Tỳ-kheo trẻ tuổi, tánh rất đần độn chất phác, chưa rõ được đạo, dục vọng lừng lẫy nổi lên, không tự kềm chế, lấy làm khổ sở; lại không giáo hóa được ai. ông bèn suy nghĩ, chỉ có phương pháp đoạn căn, sau được thanh tịnh mới mong đắc đạo. Nghĩ thế, ông liền đến nhà thí chủ mượn cái búa rồi. vào phòng đóng cửa cởi y phục, lên giường ngồi để đoạn âm. Ông tự nghĩ do âm này khiến ta khổ nhọc, sanh tử trải qua vô số kiếp, đọa lạc vào tam đồ ác đạo đều do sắc dục mà ra cả, nếu không đoạn nó thì không có nhân duyên gì được đạo !

Phật biết được ý của ông, Ngài nghĩ : “Đạo từ chế tâm, tâm là nguồn mà không biết mới đọa lạc chịu đau khổ lâu dài trong đường sanh tử”. Lúc đó, Thế Tôn liền đến phòng ông và hỏi : “Ông muôn làm gì đó ?”. Vị Tỳ-kheo liền bỏ búa, mặc y phục, vào lễ Phật tự trình bày : “Bạch Thế Tôn ! Con học đạo đã lâu, chưa rõ phương pháp nào chế ngự dục vọng, nên mỗi khi tọa thiền vừa gần được định liền bị dục vọng nổi lên khuấy rối, ý chí bị che mờ, chắng được chi cả, muốn tự trách : Nhớ nghĩ việc ấy đều do nó mà ra. Thế nên con mượn búa muôn đoạn bỏ nó”.
Phật quở : “Này Tỳ-kheo ! Sao ông ngu Si không hiểu dạo lý; muốn cầu đạo trước phải bỏ si, sau đó chế ngự tâm, tâm định ý tỏ rồi mới được đạo”.

Phật liền nói kệ :

Học tiên đoạn mầu
Suất quân nhị thần
Phế chư doanh tùng
Thị thượng đạo nhơn

Học đạo trước giết mé
Hai tướng kế xua quãn
Dinh giặc đều phá hết
Ấy mới bậc cao tài

Phật nói thêm : “Tỳ-kheo ! Mười hai nhân duyên “si” là cội gốc, các tội “si” là nguồn gốc. Căn bản các hạnh của người trí trước phải đoạn “si” sau ý mới “định”.

Phật dạy rồi, Tỳ-kheo hổ thẹn liền tự trách, nói : “Con vì ngu si mê hoặc từ lâu không rõ nguồn gốc mới tính làm chuyện như thế, hôm nay nhờ Thế Tôn dạy những giáo pháp rất thâm diệu”.

Khi ấy, Tỳ-kheo nghe xong tâm ý an định và chế tâm ngăn dứt các dục, ông liền nhận được đạo.

About namcuulong

Check Also

PHẨM THỨ BA MƯƠI SÁU – NIẾT BÀN

PHẨM THỨ BA MƯƠI SÁU – NIẾT BÀN PHẬT DẠY NƯỚC NÀO CÓ BẢY ĐIỀU ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *