Home / KINH - LUẬN / Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật / TẬP MỘT KINH MA HA BNBLM / KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ CHÍN

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ CHÍN

Thiên Đế nghĩ rằng Đại Đức Tu Bồ Đề có trí huệ rất sâu, chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng.
Đức Phật biết tâm niệm của Thiên Đế nên nói rằng: “Đúng như vậy. Này Kiều Thi Ca! Tu Bồ Đề có trí huệ rất sâu, chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng”.
Thiên Đế thưa: “Bạch Thế Tôn! Đại Đức Tu Bồ Đề chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng như thế nào?”.
Đức Phật nói: “Sắc chỉ là giả danh, Tu Bồ Đề chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tượng. Thọ, tưởng, hành, thức cũng chỉ là giả danh, Tu Bồ Đề cũng chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng.
Tại sao vậy? Vì các pháp tướng không có hoại, chỗ nói của Tu Bồ Đề cũng không có hoại và chẳng hoại vậy.
Như ngũ ấm, lục nhập đến lục xúc, nhân duyên, thọ sinh, Đàn na ba la mật đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, Tu Đà Hoàn quả đến Phật đạo, nhất thiết trí đến nhất thiết chủng trí, Tu Đà Hoàn đến Phật, tất cả chỉ là giả danh, Tu Bồ Đề cũng chằng hoại giả danh mà nói các pháp tướng.
Tại sao vậy? Vì các pháp tướng không có hoại và chẳng hoại, chỗ nói của Tu Bồ Đề cũng không có hoại và chẳng hoại vậy.
Này Kiều Thi Ca! Đúng như vậy, Tu Bồ Đề chẳng hoại giả danh mà nói các pháp tướng”.
Ngài Tu Bồ Đề nói với Thiên Đế: “Đúng như vậy. Này Kiều Thi Ca! Như lời đức Phật nói, các pháp chỉ là giả danh.
Đại Bồ Tát phải biết các pháp chỉ là giả danh như vậy. Phải học Bát nhã ba la mật như vậy.
Đại Bồ Tát học như vậy là chẳng học sắc, chẳng học thọ, tưởng, hành, thức.
Tại sao vậy? Vì chẳng thấy có sắc để học, cũng chẳng thấy có thọ, tưởng, hành, thức để học.
Đại Bồ Tát học như vậy là chằng học Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật.
Tại sao vậy? Vì chạng thấy có Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật để học.
Đại Bồ Tát học như vậy là chẳng học nội không đến vô pháp hữu pháp không, là chẳng học tứ niệm xứ đến mưòi tám pháp bất cộng.
Tại sao vậy? Vì chẳng thấy có nội không đến pháp bất cộng để học.
Đại Bồ Tát học như vậy là chẳng học Tu Đà Hoàn quả đến nhất thiết chủng trí.
Tại sao vậy? Vì chẳng thấy có quả Tu Đà Hoàn đến nhất thiết chủng trí để học”.
Thiên Đế hỏi: “Bạch Đại Đức! Do nhân duyên gì mà chẳng thấy sắc đến chẳng thấy thấy nhất thiết chủng trí?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc sắc không nhẫn đến nhất thiết chủng trí không.
Này Kiều Thi Ca! sắc không chẳng học sắc không nhẫn đến nhất thiết chủng trí không chẳng học nhất thiết chủng trí không.
Này Kiều Thi Ca! Nếu chẳng học không như vậy thời gọi là học không, vì chẳng hai vậy.
Đại Bồ Tát này học sắc không nhẫn đến học nhất thiết chủng trí không; vì chẳng hai vậy.
Nếu học sắc không vì chẳng hai, nhẫn đến học nhất thiết chủng trí không vì chẳng hai, đại Bồ Tát này có thể học Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật vì chẳng hai vậy. Có thể học tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng vì chẳng hai vậy. Có thể học quả Tu Đà Hoàn đến nhất thiết chủng trí vì chẳng hai vậy.
Đại Bồ Tát này có thể học vô lượng vô biên a tăng kỳ pháp.
Nếu có thể học vô lượng vô biên vô số pháp, thời đại Bồ Tát này chẳng vì sắc tăng mà học, chẳng vì sắc giảm mà học. Nhẫn đến chẳng vì nhất thiết chủng trí tăng mà học, cũng chẳng vì nhất thiết chủng trí giảm mà học.
Nếu chẳng vì sắc tăng giảm mà học, nhẫn đến nếu chẳng vì nhất thiết chủng trí tăng giảm mà học, thời đại Bồ Tát này chẳng vì sắc thọ mà học, cũng chẳng vì sắc diệt mà học. Nhẫn đến chẳng vì nhất thiết chủng trí thọ và diệt mà học”.
Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Học như vậy, đại Bồ Tát này chẳng vì thọ sắc mà học, chẳng vì diệt sắc mà học. Nhẫn đến nhất thiết chủng trí cũng chẳng vì thọ và diệt mà học?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đại Bồ Tát nếu học như vậy thời chẳng vì thọ sắc mà học, chẳng vì diệt sắc mà học, nhẫn đến nhất thiết chủng trí cũng chẳng vì thọ diệt mà học”.
Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhân duyên gì mà đại Bồ Tát chẳng vì thọ sắc mà học, chẳng vì diệt sắc mà học, nhẫn đến nhất thiết chủng trí cũng chẳng vì thọ diệt mà học?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc này chẳng thọ được cũng không có ai thọ sắc, nhẫn đến nhất thiết chủng trí chẳng thọ được cũng không ai thọ, vì nội ngoại rỗng không vậy.
Vì chẳng thọ tất cả pháp nên đại Bồ Tát có thể đến nhất thiết chủng trí”.
Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Đại Bồ Tát học Bát nhã ba la mật như vậy có thể đến nhất thiết chủng trí chăng?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói? “Đại Bồ Tát học Bát nhã ba la mật như vậy có thể đến nhất thiết chủng trí, vì chẳng thọ pháp vậy”.
Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Nếu đại Bồ Tát đối với tất cả pháp chẳng thọ, chẳng diệt mà học, thời làm sao đến được nhất thiết chủng trí?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đại Bồ Tát thật hành Bát Nhã ba la mật, chẳng thấy sắc sinh, chẳng tháy sắc diệt, chẳng thấy sắc thọ, chẳng thấy sắc chẳng thọ, chẳng thấy sắc cấu, chẳng thấy sắc tịnh, chẳng thấy sắc tăng, chẳng thấy sắc giảm.
Tại sao vậy? Vì sắc sắc tính rỗng không vậy.
Nhẫn đến nhất thiết chủng trí cũng chẳng thấy sinh, chẳng thấy diệt, chẳng thấy thọ, chẳng thấy chẳng thọ, chẳng thấy cấu, chẳng thấy tịnh, chẳng thấy tăng, chẳng thầy giảm.
Tại sạo vậy? Vì nhất thiết chủng trí tinh rỗng không vậy.
Đại Bồ Tát vì tất cả pháp chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng thọ, chẳng xả, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng hiệp, chẳng tan, chẳng tăng, chẳng giảm, nên học Bát nhã ba la mật có thể đến nhất thiết chủng trí. vì không chỗ học, không chỗ đến được vậy”.
Bấy giờ Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhân hỏi Ngài Xá Lợi Phất: “Đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật nên cầu chỗ nào?”.
Ngài Xá Lợi Phất nói: “Đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật nên cầu ở trong phẩm Tu Bồ Đề”.
Thiên Đế hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Có phải thần lực của Đại Đức khiến Xá Lợi Phất nói đại Bồ Tát Bát nhã ba la mật nên cầu ở trong phẩm Tu Bồ Đề chăng?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Chẳng phải thần lực của tôi”.
Thiên Đế hỏi: “Thần lực của ai vậy?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đó là thần lực của Phật”.
Thiên đế nói: “Tất cả pháp đều không thọ xứ. Tại sao vậy? Nói là thần lực của Phật, rời tướng không thọ xứ thời Như Lai bất khả đắc, rời pháp như thời Như Lai cũng bất khả đắc”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đúng như vậy. Này Kiều Thi Ca! Rời tướng không thọ xứ thời Như Lai bất khả đắc, rời pháp như thời Như Lai cũng bất khả đắc. Trong tướng không thọ xứ, Như Lai bất khả đắc. Trong pháp như, Như Lai bất khả đắc.
Trong sắc như, Như Lai như bất khả đắc. Trong Như Lai như, sắc như bất khả đắc.
Trong sắc pháp tướng, Như Lai pháp tướng bất khả đắc. Trong Như Lai pháp tướng, sắc pháp tướng bất khả đắc. Nhẫn đến nhất thiết chủng trí cũng như vậy.
Này Kiều Thi Ca! Như Lai trong sắc như chẳng hiệp, chẳng tan, Như Lai trong thọ, tưởng, hành, thức như chẳng hiệp, chẳng tan.
Như Lai rời sắc như chẳng hiệp, chằng tan,
Như Lai rời thọ, tưởng, hành, thức như chẳng hiệp, chẳng tan.
Nhẫn đến nhất thiết chủng trí cũng như vậy.
Như Lai trong sắc pháp tướng chằng hiệp, chẳng tan, Như Lai trong thọ, tưởng, hành, thức pháp tướng chẳng hiệp, chằng tan.
Như Lai rời sắc pháp tướng chằng hiệp, chẳng tan, Như Lai rời thọ, tưởng, hành, thức pháp tướng chẳng hiệp, chẳng tan.

About namcuulong

Check Also

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ SÁU

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ SÁU Hán dịch: Pháp ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *