Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 100 – CHƯƠNG TRUYỆN KÍ

PUCL QUYỂN 100 – CHƯƠNG TRUYỆN KÍ

– Đời Hậu Tề họ Cao: Có hai dịch giả tăng tục, dịch được bảy bộ, gồm năm mươi ba quyển kinh luận.
– Đời Hậu Chu họ Vũ Văn: Mười một dịch giả cả tăng tục, dịch được ba mười bộ, gồm một trăm bốn mươi quyển kinh, luận, thiên văn.
1. Đời Trần: Ba dịch giả tăng tục, dịch được bốn mươi bộ, gồm ba trăm bốn mươi bảy quyển kinh, luận, truyện, sớ.
– Đời Tùy: Hai mươi dịch giả tăng tục, dịch được hơn chín mươi bộ, gồm năm trăm mười quyển kinh.
– Đời Đại Đường: Mười một vị tăng, dịch được hơn hai trăm bộ, gồm hơn một nghìn năm trăm quyển kinh luận.
Các kinh, luật, luận, truyện kí đã dịch tổng cộng tám trăm bộ, gồm ba nghìn ba trăm sáu mươi mốt quyển, năm mươi sáu nghìn một trăm bảy mươi trang, ba trăm hai mươi sáu pho (không kể những bản kinh Tân dịch), được liệt kê:
– Kinh Đại thừa dịch một lần, có hai trăm bốn mươi bộ, sáu trăm tám mươi lăm quyển, mười một nghìn không trăm bốn mươi hai trang, sáu mươi sáu pho.
– Kinh Đại thừa dịch nhiều lần, có hai trăm hai mươi bộ, bốn trăm chín mươi bảy quyển, bảy nghìn hai trăm chín mươi trang, bốn mươi chín pho.
– Kinh Tiểu thừa dịch một lần, có một trăm tám mươi bộ, bốn trăm ba mươi lăm quyển, sáu nghìn sáu trăm chín mươi trang, bốn mươi chín pho.
– Kinh Tiểu thừa dịch nhiều lần, có chín mươi sáu bộ, một trăm mười bốn quyển, chín trăm bảy mươi bảy trang, sáu pho.
– Luật Tiểu thừa có ba mươi lăm bộ, hai trăm bảy mươi bốn quyển, năm nghìn tám trăm mười ba trang, hai mươi tám pho.
– Luận Đại thừa có bảy mươi bốn bộ, năm trăm hai mươi quyển, chín nghìn một trăm ba mươi trang, năm mươi hai pho.
– Luận Tiểu thừa có ba mươi ba bộ, sáu trăm bảy mươi sáu quyển, mười hai nghìn một trăm bảy mươi bảy trang, sáu mươi tám pho.
– Tập truyện về Hiền thánh có bốn mươi chín bộ, một trăm tám mươi bốn quyển, hai nghìn tám trăm tám mươi trang, mười tám pho.
100.3. TẠP TẬP
Từ Tiên uyển sơ chuyển pháp luân cho đến Kim hà nhập diệt, Thế Tôn hằng giáo hóa chúng sinh, dẫn dắt muôn loài. Ngài tùy thời cơ mà lập phương tiện, theo tính dục mà thuyết giáo môn. Có thể nói tổng gom cả một đời giáo hóa, bao trùm hết cả đại thiên, người thụ nhận đạo của Ngài thật không thể nào tính hết, nhưng người truyền tông của Ngài thì thật chẳng nhiều. Trải qua sáu trăm năm, từ khi giáo pháp được truyền đến Trung Hoa, có khoảng năm nghìn quyển kinh luận đã được dịch sang tiếng Trung Quốc. Các tăng tục tài danh y cứ theo ý Phật cũng đã soạn được hơn ba nghìn quyển văn kí, chú sớ; hy vọng trang nghiêm Phật pháp, tuyên dương thánh giáo. Những tác phẩm này, về văn từ thì hay đẹp, nghĩa lí cũng rất sâu xa, thật đáng xem đọc.
Dù trải qua nhiều thời đại hưng suy, số lượng pho quyển thất lạc, tuy có ước tính nhưng cũng không đầy đủ. Chỉ tại Trường An thôi cũng đã mất một nghìn quyển. Nghe tại chùa Đông Lâm ở Lô sơn, là ngôi già-lam do pháp sư Tuệ Viễn lập vào thời Đông Tấn, đã giữ gìn cẩn thận Nhất thiết chư kinh và Tạp tập, xây dựng kho tàng riêng để tôn trí, có tri sự quản lí và canh giữ rất nghiêm ngặt, nhiều đời nối nhau nhận lãnh giữ gìn như thế. Đó là sợ mai sau pháp diệt, thì kinh giáo vẫn được bảo toàn.
Nay theo những điều đã thấy nghe mà liệt kê danh mục sau đây:
– Kì-xà-quật sơn giải (xem trong Tăng hựu lục), Chúng kinh mục. Hai bộ này do sa-môn Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn (265-316).
– Tức sắc du huyền luận, Biện tam thừa luận, Thích mông luận, Thánh bất biện trí luận, Đạo hạnh chỉ qui, Bản nghiệp tứ đế tự, Bản khởi tứ đế tự. Bảy bộ, bảy quyển này do sa-môn Chi Tuần soạn vào đời Ai đế, thời Đông Tấn (317-420).
– Tỳ-đàm chỉ qui, một quyển, do sa-môn Trúc Táng Kiền soạn vào đời Ai đế (?-365).
– Lịch du Thiên Trúc kỉ truyện, một quyển, do sa-môn Thích Pháp Hiển, người Bình Dương soạn vào thời Đông Tấn.
– Pháp tính luận, Minh báo ứng luận, Thích Tam bảo luận, Biện tâm thức luận, Bất kính vương giả luận, Sa-môn đản phục luận, Phật ảnh tán, Diệu pháp liên hoa kinh tự, Tu hành phương tiện thiền kinh tự, Tam pháp độ luận tự, Đại trí độ luận tự, Đại trí độ luận yếu lược sao, mỗi bộ một quyển; vấn Đại. thừa trung thâm nghĩa thập bát khoa tịnh La-thập pháp sư đáp. Mười ba bộ này gồm có ba mươi lăm quyển, do sa-môn Thích Tuệ Viễn ở núi Lô soạn vào đời Hiếu Vũ đế và An đế, thời Đông Tấn.
– Thần vô hình luận, một quyển, do sa-môn Thích Tăng Phu ở chùa Phạm Quan, tại Dương đô soạn vào đời Đông Tấn.
– Duy-ma-cật kinh tử chú, năm quyển; Cứu thông luận. Hai bộ này, gồm sáu quyển, do sa-môn Thích Đàm Thuyết (đệ từ pháp sư Tuệ Viễn), ở chùa Đông Lâm, núi Lô soạn vào đời Hiếu Vũ đế, nhà Tấn.
– Nhân vật thỉ nghĩa luận, một quyển, sa-môn Thích Pháp Sướng soạn vào đời Vũ đế, nhà Tấn.
– Cao Dật sa-môn truyện, một quyển, do sa-môn Thích Pháp Tề ở Ngưỡng sơn, phía đông đất Diệm soạn vào đời Hiếu Vũ đế, nhà Tấn.
– Lập bản luận, chín thiên; Lục thức chỉ qui, mười hai bài. Hai quyển này do sa-môn Thích Đàm Vi ở chùa Thượng Minh, Kinh châu soạn vào đời Hiếu Vũ đế nhà Tấn.
– Mã Minh bồ-tát truyện, Long Thọ bồ-tát truyện, Đề-bồ bồ-tát truyện, Thật tướng luận (pháp sư Cưu-ma-la-thập chú thích). Bốn quyển này do pháp sư Cưu-ma-la-thập, người Thiên Trúc soạn dịch vào đời An đế, Hậu Tần Tấn.
– Bát-nhã Vô tri luận, Bất chân không luận, Vật bất thiên luận, Niết-bàn vô danh luận. Bốn quyển này do sa-môn Thích Tăng Triệu, ở Kinh Triệu soạn vào đời An đế, nhà Tấn.
– Thích bác luận, một quyển, do sa-môn Thích Đạo Thường soạn vào đời An đế, nhà Tấn.
– Thiện bất thụ báo luận, Phật vô Tịnh độ luận, ứng hữu duyên luận, Đốn ngộ thành Phật luận, Phật tính đương hữu luận, Pháp thân vô sắc luận, Nhị đế luận. Bảy quyển này do sa-môn Thích Trúc Đạo Sinh ở chùa Long Quang soạn vào đầu đời Lưu Tống (420-479).
– Tam bảo kí, hai mươi quyển; Tịnh chủ tử, hai
mươi quyển; Tuyên minh nghiệm, ba quyển; Tạp
nghĩa kí, hai mươi quyển. Bốn bộ này gồm có sáu mươi ba quyển, do Tư đồ Cánh Lăng Văn Tuyên vương Tiêu Tử Lương soạn vào đời Tề (479-502).
– Thừa thiên đạt tính luận, Oan hồn chí, hai quyển; Giới sát huấn, một quyển. Ba bộ này do Quang lộc đại phu Nhan Chi Thôi, soạn vào đời Tề.
– Thuật tăng trung thực luận, một quyển, do Thẩm Hưu Văn soạn vào đời Nam Tề.
– Minh tường kí, mười quyển do Vương Diễm soạn vào đời Nam Tề.
– Xuất tam tạng tập kí, mười sáu quyển; Pháp uyển tập, mười lăm quyển; Hoằng minh tập, mười bốn quyển; Thế giới kí, mười quyển; Tát-bà-đa sư tư truyện, năm quyển; Thích-ca phả, bốn quyển; Đại tập đẳng tam kinh kí, Hiền Ngu kinh kí, Tập tam tạng nhân duyên kí, Luật phần ngũ bộ kí, Kinh lai Hán địa tứ bộ kí, Luật phần thập bát bộ kí, Thập tụng luật ngũ bách La-hán kí, Thiện kiến luật Tỳ-bà-sa kí. Mười bốn bộ này gồm có bảy mươi hai quyển, do sa-môn Thích Tăng Hựu ở chùa Kiến An, Dương châu soạn vào đời Lương (502-557).
– Chúng kinh yếu lãm pháp kệ, gồm hai mươi mốt bài, một quyển, sa-môn Thích Đạo Hoan soạn vào đời Lương Vũ đế.
– Khởi tín luận sớ, hai quyển, do pháp sư Chân Đế soạn vào niên hiệu Thái Thanh thứ tư (550) đời Lương.
– Chúng kinh yếu sao nhất bộ tịnh mục lục, mười tám quyển. Bộ này Lương Vũ đế ban chiếu thỉnh sa-môn Thích Tăng Mân v.v… trụ chùa Trang Nghiêm, đến chùa Định Lâm Thượng soạn.
– Hoa lâm Phật điện chúng kinh mục lục, bốn quyển, do Lương Vũ đế ban chiếu thỉnh sa-môn Thích Tăng Triệu soạn ở chùa An Lạc.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 96 – CHƯƠNG XẢ THÂN

QUYỂN 96 Quyển này có một chương Xả thân. 96. CHƯƠNG XẢ THÂN 96.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *