Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 99 – CHƯƠNG TẠP YẾU

PUCL QUYỂN 99 – CHƯƠNG TẠP YẾU

Lòng vui cõi tịnh đắc thần thông.
Tuyên luật sư trụ trì cảm ứng kí ghi: “Trong viện Giới Luật ở Kì-hoàn có chiếc chuông đồng, nặng ba mươi vạn cân, do Tứ thiên vương đúc, dùng để triệu tập thánh chúng trong tam thiên thế giới. Ngài Mục-kiền-liên dùng sức thần thông đánh vào, tiếng chuông vang vọng, khắp nơi đều nghe. Đài chuông cao bảy trượng, hình dáng giống như chuông đất Ngô, bốn mặt có khắc rất nhiều hình tượng mặt trời, mặt trăng, sao, núi, sông, biển cả và hình cân thước, đấu hộc. Ngài Mục-kiền-liên đánh chuông, tùy theo sự việc mà âm thanh báo hiệu khác nhau, người nghe có thể nhận biết được. Phàm tăng đánh chuông thì chỉ nghe tiếng vang vọng mà thôi.
Trong viện Giới Tràng cũng có một chỉếc chuông lớn bằng vàng, đài cao bốn trăm thước, nặng mười vạn cân, hình dáng như cái cốc, trên có nghìn hình tượng Chuyển luân vương và nghìn hình thiên tử, lại có chín rồng phun nước tám đặc tính, tất cả các tướng đều rất trang nghiêm. Chiếc chuông này có từ thời kiếp sơ, do Chuyển luân vương đúc. Khi thánh nhân thụ giới, chúng tăng cử người chứng thần thông đánh chuông, âm thanh chấn động khắp tam thiên thế giới, tất cả thánh nhân nghe được đều chứng quả, chúng sinh trong địa ngục nghe liền biết được túc mạng.
Trong viện Luận Sư ở Kì-hoàn, cũng có một chiếc chuông đồng giống như cái trống cơm, do càn-thát-bà vương đúc, trên chuông có hình tượng Phạm vương, Đế Thích, ma vương, Tứ thiên vương, bát bộ và cạc nam tử. Nếu có ngoại đạo hay kẻ dị học nào đến tranh luận thì đại chúng cử một vị a-la-hán đắc thần thông đánh chuông, âm thinh chấn động đến ba ngàn thế giới. Khi muốn đối luận mà nghe tiếng chuông này, các căn của ngoại đạo ấy trở nên đần độn, không dám lên tiếng. Nếu người thành tâm muốn học đạo, khi nghe tiếng chuông này liền khai phát tâm bồ-đề, được quả Bất thoái chuyển.
Trong viện Tu-đa-la cũng có một quả chuông đá, hình dạng giống như quả chuông đất Ngô, xanh như ngọc bích, có thể chứa đựng đến mười hộc. Trên chóp chuông có hình tượng cõi trời Tam Thập Tam, bốn mặt đều có khảm vàng bạc lấp lánh, hai mặt đông tây đều có khảm viên đại bảo châu chìm vào bên trong, lớn bằng năm thăng, tám góc phóng ra những tia sáng như đóa hoa. Quanh chuông có hình tượng mới thành đạo của mười phương chư Phật. Khi mặt trời vừa ló dạng, trên chuông xuất hiện các Hóa Phật thuyết giảng mười hai thể loại kinh. Đồng nam đồng nữ ở thành Xá-vệ đến đây nghe pháp đều chứng thánh, kẻ còn tham dục thì không được nghe. Đại tướng Ma-ni cầm chày kim cang đánh chuông, âm thanh chấn động, vang khắp trăm ức thế giới, bảo châu ma-ni phát ánh sáng chiếu khắp muôn phương, trong đó có trăm ngàn Phật Thích-ca thuyết giảng Tu-đa-la.
Chiếc chuông này do Phật Câu-lâu-tần tạo, sau khi Ngài diệt độ, long vương Sa-kiệt mang về cung của mình. Mãi đến thời Đức Phật Thích-ca xuất thế, long vương mới mang trả lại. Khi Phật sắp diệt độ, từ chuông phát ra tiếng: “Ba tháng sau Thích-ca Như Lai sẽ nhập niết-bàn”, hình chư thiên khắc trên chóp chuông đều rơi lệ. Về sau, long vương lại đến mang chuông về long cung.
Trước phòng của tôn giả A-nan cũng có chiếc chuông đồng, dung tích khoảng năm thăng, bốn mặt chuông đều dát vàng có khắc lời giáo huấn đệ tử của Phật quá khứ. Trên chóp chuông có hình chín rồng được làm bằng vàng ròng, trên lưng có hình tượng các vị trời đang đứng. Khi chuông được đánh lên, âm thanh chấn động ba ngàn thế giới; trong âm vang có lời pháp các Đức Phật chỉ dạy chúng đệ tử. Chuông này do Phạm thiên vương đúc. Sau khi Đức Phật Thích-ca diệt độ, long vương Sa-kiệt cũng mang về long cung”.
99.7. NHẬP CHÚNG
Luật Tứ phần ghi: “Tì-kheo muốn nhập chúng, phải đủ năm pháp:
1- Có tâm từ.
2- Phải khiêm hạ, xem mình như khăn lau bụi.
3- Phải biết phép tắc ngồi đứng. Nếu thấy thượng tọa đến thì phải đứng dậy, còn thấy hạ tọa thì được ngồi yên
4- Vào trong tăng, không được nói chuyện tạp và bàn luận đến việc thế sự. Nên tự mình nói pháp hay thỉnh người nói pháp.
5- Nếu thấy trong tăng có việc không đúng, tâm không an nhẫn thì cũng nên im lặng ngồi đó”.
Luận Đại trí độ ghi: “Đệ tử của Phật sống hòa hợp, cần phải thực hiện hai pháp: nói như hiền thánh, im lặng như hiền thánh”.
(Ngày nay, thường thấy nơi trai hội, những kẻ hậu học đến trước chiếm chỗ ngồi sang trọng, khi nhìn thấy thượng tọa, giáo thụ đến mà không đứng dậy đón tiếp, không nhường chỗ ngồi. Nguyên nhân làm cho chính pháp suy đồi, quả thật là do tăng trẻ, họ đến nhà quyền quí, hoặc đến đám tang, đám giỗ, kẻ tăng người tục mặc tình buông lung cười nói, gây huyên náo cả đại chúng, khiến cho người thế gian chê bai luôn cả đến các vị tăng đạo hạnh).
Kinh Tam thiên oai nghi ghi:
Khi lên giường phải thực hiện đúng bảy việc:
1- Khoan thai ngồi lên giường.
2- Không được bò trên giường.
3- Không được khua động mạnh làm giường phát ra tiếng.
4- Không được lau quét mạnh làm giường phát ra tiếng.
5- Không được than thở, suy nghĩ việc thế tục.
6- Không được nằm chung nhiều người.
7- Nên tùy theo khí hậu từng mùa mà dậy sớm.
Luận Địa trì ghi: “Bồ-tát nhìn thấy chúng sinh thì phải hỏi thăm. Trước khi nói, đung mạo phải vui vẻ, sắc diện hài hòa, nhìn thẳng, giữ chính niệm. Nếu bồ-tát biết chúng sinh kia có công đức, nhưng hiềm giận họ, nên không nói cho người khác biết, cũng không ca ngợi, nếu có người khen thì cũng không nói là ‘rất tốt’, thì phạm Chúng đa phạm. Lỗi này từ tâm nhiễm ô sinh khởi”.
Nhiếp luận ghi: “Bồ-tát nhìn thấy chúng sinh, trước hết phải có thái độ vui vẻ, rồi mới nói chuyện”.
Luật Ngũ phần ghi: “Người không có tâm nhẫn nhục sẽ phạm năm lỗi:
1- Hung ác, bất nhẫn
2- về sau sẽ hối hận
3- Nhiều người không thích
4- Tiếng xấu đồn khắp
5- Chết bị rơi vào đường ác”.
99.8. CẦU PHÁP
Kinh Tăng nhất A-hàm ghi: “Nếu không xa lìa sáu điều này thì không thể dứt trừ trần cấu, được Pháp nhãn thanh tịnh, đó là:
1. Không thích nghe pháp
2. Tuy nghe pháp, nhưng không chú tâm.
3. Không vì sự hiểu biết mà nghe pháp
4. Không chịu khó tìm cầu những pháp chưa được nghe.
5. Không giữ gìn kĩ pháp đã được nghe
6. Không thành tựu Thuận nhẫn.
Ngược lại, xa lìa sáu điều này thì dứt trừ được trần cấu, đác Pháp nhãn thanh tịnh”.
Luận Tát-bà-đa ghi: “Không có cư sĩ thành Phật, vì thành Phật cần phải có đủ ba mươi hai tướng, xuất gia, đắp pháp y, đầy đủ oai nghi”.
Tạp tâm luận ghi: “Tri túc thì ở đời hiện tại sinh khởi, thiêu dục thì ở đời vị lai mới sinh khởi. Hiện tại không nhận một đồng tiền thì khó, vị lai xả bỏ ngôi vị Chuyển luân vương thì dễ”.
Kinh Niết-bàn ghi: “Không khởi tâm tham cầu tài vật mình chưa có, gọi là thiểu dục; không sinh tâm tham tài vật mình đã có, gọi là tri túc. Tri túc thuộc hiện tại, thiểu dục thuộc vị lai”.
99.9. TƯỚNG SUY
Kinh Phân biệt duyên khởi sơ thắng pháp môn ghi: “Đức Thế Tôn dạy, người già có năm suy tổn:
1- Râu tóc suy tổn: Do màu sắc biến hoại
2- Thân thể suy tổn: Do hình thể, sức lực đều hao mòn

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 96 – CHƯƠNG XẢ THÂN

QUYỂN 96 Quyển này có một chương Xả thân. 96. CHƯƠNG XẢ THÂN 96.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *