Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

Huyện lệnh Khảo Thành là Giả Hòa có người chị đang lâm bệnh tại quê nhà, gấp muốn biết tin tức, nên nhờ ông đến xem. Đường xa khoảng ba nghìn dặm, nhưng hai đêm ông đã trở lại với thư báo, mọi việc đều được kể lại tường tận.
97.5.5. Đời Hán, quí nhân họ Phùng: Họ Phùng chết đã một trăm năm. Lần nọ bọn trộm đào mộ lên để trộm vàng bạc thì thấy dung mạo vẫn xinh đẹp như lúc sống, chỉ có da thịt là hơi lạnh. Bọn trộm liền gần gũi, dẫn đến ganh tị nhau, do đó bị phát hiện.
97.5.6. Đời Hán Linh đế, quan tài nổi trên sông: Niên hiệu Quang Hòa thứ nhất (178), ở thành Cô Trúc, huyện Linh Chi người dân Liêu Tây thấy trong dòng sông Liêu có một quan tài nổi lên, muốn mở ra xem. Bỗng nghe trong quan tài có tiếng người nói:
– Ta là vua nước Cô Trúc, em của Bá Di! Do nước biển làm hư áo quan của ta nên mới trôi dạt đến đây, sao các ngươi lại phá quan tài ta?
Nghe thế mọi người đều sợ không dám phá, nhân đây lập miếu thờ cúng. Từ quan đến dân, ai muốn phá quan tài để xem đều bị chết một cách vô cớ.
97.5.7. Đời Hán, đạo nhân ở Doanh Lăng, Bắc Hải: Đạo nhân có khả năng làm cho người sống và người đã chết gặp nhau. Có một người nọ sống cùng quận với đạo nhân, vợ ông ta chết đã mấy năm. Nghe đạo nhân có tài như thế liền đến gặp và thưa:
– Xin ngài hãy làm cho tôi gặp vong hồn của vợ tôi một lần, dù chết cũng không hối hận!
Đạo nhân nói:
– Được! Ông có thể gặp vợ ông, nhưng nếu nghe tiếng trống thì phải mau ra khỏi không được ở lại.
Đạo nhân đưa ra những quy định khi gặp nhau. Sau đó ông ta gặp được vong hồn vợ, cả hai tâm sự buồn vui lẫn lộn, ân tình vẫn như lúc sinh thời. Không bao lâu ông nghe tiếng trống nổi lên, lòng rất nuối tiếc không ở lại lâu hơn, nên đành phải đi ra. Lập tức cửa đóng lại, vạt áo trước của ông kẹt trong khe cửa, ông giật mạnh khiến tà áo bị đứt. Hơn một năm sau ông chết, gia đình mở nhà mồ để an táng ông, thấy dưới nắp quán tài của vợ ông có vạt áo trước của ông.
97.5.8. Đời Hán, gia đình Đỗ Hỗ: Gia đình Đỗ Hỗ có người chết, khi đưa quan tài đến khu huyệt mộ an táng, có tì nữ bị lạc không ra được. Mười mấy năm sau người nhà ông Đỗ lại mở huyệt mộ an táng tiếp thì thấy người tì nữ vẫn còn sông. Lúc đầu cô ta có vẻ tức giận, nhưng một lúc sau lần hỏi thì cô nói:
– Từng ngủ ở đây một hai đêm mà thôi. Lúc tì nữ bị lạc trong huyệt chỉ mới mười lăm tuổi, sau khi ra khỏi huyệt mộ cô lấy chồng sinh con và còn sống thêm mười lăm, mười sáu năm.
97.5.9. Đời Hán, sa-môn Đạt-đa ở Lạc Dương: Sư người Tây Vực dựng lập chùa Bồ-đề, tại làng Mộ Nghĩa. Khi ngài quật mộ để lấy gạch thì thấy một người còn sống, bèn đưa đến triều đình. Bấy giờ thái hậu cùng Hán Minh đế đang ngự tại Hoa Lâm đô đường, thấy sự việc này cho là quái dị, liền hỏi Hoàng môn lang Từ Hột:
– Từ xưa tới nay đã từng có sự việc như thế chăng?
Từ Hột đáp:
– Vào thời Ngụy có người bốc mộ cũng gặp gia nhân của Phạm Minh Hữu, rể của Hoắc Quang; người này nói về sự thay đổi triều Hán, rất phù hợp với sử sách. Cho nên hôm nay có việc này cũng chẳng gì lạ.
Thái hậu bảo Từ Hột hỏi tên họ của ông ta, đã chết bao lâu, ăn uống ở đâu?
Người ấy đáp:
– Thần họ Thôi tên Hàm, tự Tử Hồng, người An Bình, Bác Lăng, cha tên Sướng, mẹ họ Ngụy, nhà ở làng Phụ Tài, phía tây thành. Lúc mất ông mới mười lăm tuổi, đến nay đã hai mươi mươi bảy tuổi, tính ra đã nằm dưới lòng đất mười hai năm. Hàm kể thường thấy mình nằm như người say, không ăn uống, hoặc có lúc như đang du hành, có lúc như gặp thức ăn thức uống, nhưng tất đều như đang ở trong mộng, không thể phân biệt rõ.
Thái Hậu liền sai Môn hạ lục sự Trương Tuấn đến làng Phụ Tài tìm cha mẹ của Hàm, quả đúng có ông Thôi Sướng và vợ là Ngụy thị. Trương Tuấn hỏi ông Sướng:
– Ông có người con nào chết không?
Sướng đáp:
– Tôi có người con tên Tử Hồng, mất năm mười lăm tuổi.
Trương Tuấn nói:
– Nó được người ta tìm thấy, bây giờ đã sống lại, đang ở trong vườn Hoa Lâm, chúa thượng sai ta đến hỏi ông.
Nghe xong Sướng kinh sợ thưa:
-Thật ra tôi không có đứa con này, những lời vừa rồi chỉ là xàng bậy.
Trương Tuấn trở về tâu lại tường tận mọi việc với thái hậu. Thái hậu sai Trương Tuấn đưa Hàm trở
nhà. Ông Sướng nghe Hàm về đế cửa liền đốt lửa, tay câm dao, còn bà Ngụy thì cầm cây gậy đào ngăn
Hàm lại. Ông Sướng nói:
– Ngươi không được vào đây! Ta chẳng phải là cha ngươi, ngươi chẳng phải là con ta! Hãy đĩ mau thì mới được thoát họa.
Nghe vậy Hàm liền bỏ đi, lang thang khắp kinh thành, đêm đến thường ngủ dưới cổng chùa.
Nhữ Nam vương có tặng cho Hàm một chiếc áo dài màu vàng. Hàm thường sợ ban ngày, không dám nhìn lên trời; lại sợ nước, lửa và các thứ thuộc binh khí; lại thường chạy trên đường, lúc mệt thì dừng nghỉ, chứ không chịu đi chậm. Người đương thời đều gọi Hàm là quỉ.
Ở phía bắc chợ lớn của Lạc Dương có làng Phụng Chung, người trong làng này phần nhiều bán những vật dụng đám tang và các loại quan tài. Hàm nói:
– Khi làm quan tài bằng gỗ bách, chớ dùng gỗ dâu làm lớp lót bên trong.
Mọi người hỏi nguyên nhân, Hàm đáp:
– Lúc ở dưới lòng đất, tôi thấy khi phát quỉ binh, trong số đó có một con quỉ nói quan tài nó là cây bách có thể miễn làm quân. Sứ giả liền bảo:
– Quan tài ngươi tuy bằng cây bách, nhưng lại dùng cây dâu đóng lớp bên trong, do đó không được miễn.
Người dân ở kinh đô nghe vậy đều cho làm quan tài bằng gỗ bách là quí nhất. Mọi người nghi người bán quan tài muốn bán được nhiều, mới nhờ Hàm nói như thế.
97.5.10. Đời Tấn, Đường Tuân: Ông tự là Bảo Đạo, người Thượng Ngu. Vào niên hiệu Thái Nguyên thứ tám (383), ông bị bệnh nặng qua đời, trải qua một đêm thì sống lại, tự kể:
-Có người gọi tôi và dẫn đến trước một quan phủ, một lúc sau thấy chú họ của tôi từ trong thành đi ra. Thấy tôi, ông kinh ngạc hỏi:
– Sao cháu lại đến đây?
Tôi đáp:
– Mấy năm rồi cháu không gặp cô, nên muốn đến thăm, tính sáng hôm sau sẽ đi, nhưng đêm đó có mấy người gọi cháu đến đây. Bây giờ được trở về, nhưng lại không biết đường.
Người chú nói:
– Cô của cháu đã chết hai năm rồi! Con của chị cả cháu là Đạo Văn cũng bị bắt đến đây, tuy được ân xá, nhưng nó không chịu về ngay, ở lại dạo chơi. Vài ngày sau trở về thì gia đình đã tẩn liệm, nó liền lay dộng quan tài, hy vọng gia đình nghe thấy mà mở ra. Khi quan tài được đưa ra đường thì nó làm cho quan tài rơi xuống xe. Gia đình thấy thế muốn mở ra xem, nhưng hỏi thầy tướng, thầy tướng nói, nếu mở sẽ gặp điều chẳng lành. Nghe vậy gia đình không dám mở, vì thế nó không sống lại được, nay bị làm phục dịch ở đây rất cực khổ. Cháu hãy đi mau chớ ở đây lâu. Vả lại chị kế của cháu cũng đã chết, hiện nay đang cùng với cô của cháu ngày đêm chịu khổ trong địa ngục, không biết khi nào mới ra khỏi được. Cháu hãy mau trở về bảo với con của chị cháu, siêng tu tạo công đức thì chị cháu mới thoát khổ.
Nói rồi, người chú chỉ đường cho Tuân trở về lúc sắp từ biệt, chú lại dặn thêm:
– Cháu được sống lại, thật là một việc hết súc vui mừng, cuộc đời này thật ngắn ngủi, như gió thoảng; thiên đường, địa ngục, khổ vui đều có báo ứng. Lúc trước ta nghe được lời này, nay tận mắt tận chứng kiến thật rõ ràng. Cháu phải siêng năng tu tâp các việc thiện, làm người con hiếu kính, thụ trì trai giới, đừng để sai phạm. Một khi mất thân này phải chịu tội nơi địa ngục tối tăm vô cùng đau khổ, khi hối hận thì đã muộn màng. Cháu phải luôn nhớ điều này. Giòng họ nhà ta lúc sống

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 96 – CHƯƠNG XẢ THÂN

QUYỂN 96 Quyển này có một chương Xả thân. 96. CHƯƠNG XẢ THÂN 96.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *