Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 95 – CHƯƠNG BỆNH KHỔ

PUCL QUYỂN 95 – CHƯƠNG BỆNH KHỔ

Tiêu rồi, bệnh do phong.
Bốn đại cũng như thế
Theo ba thời phát khởi
Bệnh phong thân suy tổn
Dùng dầu tô bổ trợ
Bệnh nhiệt nên dùng thuốc
Có trái A-lê-lặc
Tổng bệnh phải nên uống
Ba loại thuốc tốt này
Đó là ngọt và cay
Và dùng các dầu tô.
Bệnh phổi nên đúng thời
Dùng loại thuốc thông cổ
Nếu bệnh phong và nhiệt
Bệnh phổi cùng tổng hợp
Trái thời mà phát bệnh
Nên nghe theo thầy thuốc
Tùy bệnh mà tính toán
Cho ăn uống thuốc thang”.
Luận Đại trí độ ghi: “Bát-nhã ba-la-mật có thể diệt trừ tận gốc tám mươi bốn nghìn căn bệnh. Tám mươi bốn nghìn căn bệnh này đều do bốn bệnh: tham, sân, si và tổng bệnh phát khởi. Bốn bệnh này, mỗi mỗi phát hai mươi mốt nghìn căn bệnh. Quán bất tịnh để trừ hai mươi mốt nghìn bệnh phiền não tham dục Quán từ bi để trừ hai mươi mốt nghìn bệnh phiền não sân giận. Quán nhận duyên để trừ hai mươi mốt nghìn bệnh phiền não ngu si. Dùng chung các phương pháp trên để trừ hai mươi mốt nghìn bệnh phiền não gồm cả tham, sân, si. Giống như viên minh châu có thể trừ bóng tối, Bát-nhã ba-la-mật có thể trừ phiền não ba độc”.
95.5. SẮP ĐẶT
Từng nghe: Nhà tam giới vốn là nơi chứa tứ đại; cảnh của lục trần là chỗ trú của năm ấm. Do vọng tưởng dối tạo, điên đảo chen nhau khởi, khiến cho muôn thứ khổ tranh nhau trói buộc, trăm mối lo cùng hội tụ. Nay quả báo đã chín muồi, mạng sống như đèn trước gió. Nhưng chúng, sinh cứ tham đắm, đến chết cũng không tỉnh ngộ. Do sợ nếu chúng sinh ở mãi một nơi thì mến tiếc của cải, lưu luyến quyến thuộc, nên Đức Phật dạy thay đổi chỗ ở, khiến cho họ sinh tâm nhàm chán, biết vô thường sắp đến mà khởi chính niệm. Luật Tăng-kỳ ghi: “Nếu vị đại đức bệnh, nên sắp đặt nằm ở căn phòng tốt, thoáng mát để tăng, ni, Phật tử đến thăm hỏi kết duyên lành. Người chăm sóc bệnh, mỗi ngày phải đốt hương đèn, rưới nước thơm trên đất để đón tiếp khách”.
Tây Vực Kì-hoàn đồ ghi: “Góc tây bắc của chùa, hướng mặt trời lặn là viện Vô Thường. Nếu có người nào bệnh thì sắp đặt cho nghỉ nơi đây. Vì viện có tên là Vô Thường, nên nhiều người không thích và đều bỏ đi, chỉ còn một vài người ở lại. Trong phòng ấy có đặt pho tượng Phật đứng, thếp nhũ vàng, xoay mặt về hướng đông. Phải nên đặt người bệnh ngồi dối diện trước tượng, nếu người bệnh quá yếu thì cho nằm xoay mặt về hướng tây, quán tướng hảo của Phật. Trong tay pho tượng cầm lá phan năm màu, bảo người bệnh nắm đuôi lá phan, khởi ý niệm vãng sinh Tịnh độ. Người bệnh ngồi ở đó, dù có đại, tiểu tiện, Thế Tôn cũng không cho là dơ bẩn. Vì cõi này vốn uế trược, Ngài đến tiếp độ chúng sinh hạ căn. Huống gì nay đối với người sắp mạng chung, Phật đâu thể bỏ! Tùy theo người bệnh thích cảnh giới nào mà sắp đặt tượng Phật A-di-đà, hoặc Phật Di-lặc, Phật A-súc, bồ-tát Quán Âm…, luôn đốt hương, rải hoa cúng dường, khiến cho người bệnh phát tâm bồ-đề”.
95.6. NHIẾP NIỆM
Ba cõi chẳng thật, năm ấm đều không, bốn đảo, mười triền cùng nhau hòa hợp. Tất cả như điện chớp, vạn kiếp thoáng qua chỉ trong chốc lát. Thân như giếng khô dễ mất, cuối cùng cũng nổi chìm trong biển khổ, cứ theo mãi đường mê, chẳng biết lối về. Không biết thân bảy thước nhỏ bé nàỵ là giả tạm; tai mắt luôn duyên theo ngoại cảnh, suốt ngày nói suông. Đã không nơi nương tựa, không ai cứu giúp, mà còn không tin nhận, một khi bỏ thân mạng này rồi, thì không hẹn ngày làm người trở lại. Vì thế, phải chuyên tâm tự xét, biết rõ nguy và an.
Luật Thập tụng ghi: “Người chăm sóc bệnh phải tùy thuận người bệnh, nên khen ngợi việc tu học của vị ấy ngày trước, không được chê bai mà làm lui sụt tâm tốt ban đầu”.
Luật Tứ phần ghi; . “Người chăm sóc bệnh nhân nên thuyết pháp cho họ nghe, khiến họ hoan hỷ”.
Luận Tỳ-ni mẫu ghi: “Nếu người bệnh không nghe lời của người chăm sóc, người chăm sóc làm trái ý người bệnh, cả hai đều mắc tội”.
Kinh Hoa nghiêm có bài kệ nói cho người lâm chung:
Lại phóng ánh sáng tên Kiến Phật,
Ánh sáng khai ngộ người lâm chung,
Niệm Phật tam-muội sẽ thấy Phật,
Sau khi bỏ thân sinh Phật quốc.
Khuyên người lâm chung nên niệm thiện,
An trí tôn tượng bảo chiêm ngưỡng,
Lại khuyên người bệnh hãy quy y,
Nhân đây thấy được hào quang Phật.
Luận Vãng sinh ghi: “Nếu thiện nam, thiện nữ tu tập thành tựu trọn vẹn năm niệm môn, sẽ được vãng sinh về cõi Cực Lạc, thấy Đức Phật A-di-đà.
Năm niệm môn là: lễ bái, khen ngợi, phất nguyện, quán xét và hồi hướng”.
Kinh Tùy nguyện vãng sinh ghi: “Đức Phật bảo bồ-tát Phổ Quảng:
– Nếu bốn chúng nam, nữ sắp mạng chung, phát nguyện sinh về cõi Phật trong mười phương, thì quyến thuộc trước phải tắm rửa thân thế, mặc áo sạch sẽ, đốt các hương thơm, treo tràng phan bảo cái, ca ngợi Tam bảo, đọc tụng kinh điển, nói pháp nhân duyên thí dụ cho người bệnh nghe. Lại dùng lời lẽ khéo léo diễn nói nghĩa vi diệu của kinh, như các hành đều là khổ, không, chẳng phải thật, bốn đại giả hợp. Thân thể như cây chuối không bền chắc, lại như điện chớp không thể lâu, sắc thân không thể tươi trẻ mãi, mà cũng sẽ hủy hoại. Chỉ có thành tâm siêng năng tu đạo mới được thoát khổ và những mong cầu đều như ý”.
* Lời bàn
Như trước đã dạy, nên tôn trí kinh tượng gần người bệnh, viết rõ tên kinh và danh hiệu của tượng, rồi đọc lên cho người bệnh nghe. Kế đó bảo người bệnh mở mắt ra nhìn, giúp cho họ tỉnh táo. Lại thỉnh người có đức độ đọc tụng kinh điển Đại thừa, khen ngợi tán dương, treo tràng phan, bảo cái, rải hoa khắp trước mắt, xông hương, thường nói lời hay, không truyền lời ác. Do lúc sắp mạng chung, người bệnh
thấy nhiều cảnh ác hiện ra mà không thể vững chí dẹp trừ. Vì thế, người chăm sóc bệnh phải tìm cách khéo léo để khuyên nhủ, khiến cho niệm niệm nối tiếp trong từng sát-na không gián đoạn. Nhờ vào phúc lực này, người bệnh có thể phát ý niệm vãng sinh Tịnh độ.
Luận Đại Trí độ ghi:v“Lúc sống làm việc thiện, đến khi gần chết lại khởi niệm ác thì liền sinh vào đường dữ. Lúc sống tạo nghiệp ác, nhưng khi gần chết khởi niệm thiện thì được sinh lên cõi trời”.
Kinh Duy-ma ghi: “Nhớ đến phúc của mình đã tu và nghĩ đến đời sống thanh tịnh”.
Kinh Chính pháp niệm ghi: “Nếu người giữ giới phục vụ người bệnh phá giới mà không cầu báo đáp, tâm không biết chán, người ấy lúc mạng chung sinh lên cõi trời Phổ Quang, tha hồ hưởng thụ năm món dục”.
Có bài tụng:
Chưa được dây lụa tía Luống uổng lìa bờ Chương Gặp lúc thân lâm bệnh
Bôn Dục hết ruổi rong
Đã không thuật cửu chuyển
Lại thiếu cả vạn kim
Không thấy trao quyền tước
Chỉ mộng thấy ao sen.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *