Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 92 – CHƯƠNG LỢI HẠI

PUCL QUYỂN 92 – CHƯƠNG LỢI HẠI

mừng khi được lợi, thấy người được lợi cũng như thế. Như bàn tay huơ trong hư không, không ngăn ngại cũng không bị trói buộc.
Thế Tôn nói kệ:
Nếu khéo vào xóm thôn
Lợi hại, tâm bình đẳng
Thấy đồng hạnh nhập chúng
Chớ khởi tâm ghét ganh.
Nhà thân quen của ông
Chớ phân biệt mới cũ
Đó là hạnh của thầy
Kinh Phật tạng ghi: “Đức Phật dạy các tì-kheo:
– Này Xá-lợi-phất! Ông hăy lắng nghe, Ta sẽ nóí cho ông biết. Nếu tì-kheo nhất tâm hanh đạo, thì sẽ có nghìn ức thiên thần đồng lòng cúng dường các loại dụng cụ vui chơi. Này Xá-lợi-phất! Người thế gian cúng dường tì-kheo tọa thiền, không bằng thiên thần cúng dường. Vì thế ông không nên lo nghĩ rằng mình không được cúng dường.
Phật lại dạy:
– Nếu có người xuất gia, thụ giới trong pháp của ta rồi siêng năng năng tu hành, dù chư thiên thần không nghĩ nhớ, nhưng vì nhất tâm tinh tấn hành đạo, nên không còn nghĩ đến thức uống ăn và những vật cần dùng khác. Vì sao? Vì kho phúc báo của Như Lai vô lượng, không bao giờ hết. Dầu tất cả người trên thế gian xuất gia, thụ giới, tùy thuận giáo pháp mà tu tập thì cũng không hưởng hết một phần trong trăm nghìn ức phần phúc báu từ tướng bạch hào của Như Lai.
Xá-lợi-phất! Như Lai có vô lượng phúc như thế, nên các tì-kheo sẽ có được đầy đủ thức ăn thức uống và các vật cần dùng. Các tì-kheo nên suy nhĩ như thế và không được thực hành các pháp tà mạng để được các món cần dùng”.
Kinh Ca-diếp ghi: “Một hôm năm trăm tì-kheo cùng nói: ‘Chúng con không thể tinh tấn tu đạo, sợ rằng không tiêu được vật cúng dường của tín thí, xin được trở vê đời sống thế tục’. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi khen:
– Nếu không tiêu được thức ăn của tín thí, thà một ngày mấy trăm người trở về thế tục, chứ không nên ở trong đó một ngày phá giới, thọ nhận của thí chủ.
Đức Phật bảo Văn-thù:
– Nếu có ai tu thiền giải thoát, ta cho phép người ấy thọ nhận của tín thí”.
Kinh Tăng Hộ ghi: “Bấy giờ tại nước Xá-vệ có năm trăm thương nhân cùng thệ nguyện ra biển lớn. Họ bàn bạc muốn thỉnh một pháp sư cùng đi, để luôn được nghe lợi ích của pháp mà đi và về an bình. Một trưởng giả trong đoàn nói:
– Thầy của ta là Tăng Hộ, trí tuệ siêu việt, biện tài thông lợi, có khả năng thuyết pháp. Chúng ta có thể thỉnh ngài làm pháp sư.
Thế là các thương nhân đến trụ xứ của sư Tăng Hộ, đỉnh lễ rồi thưa:
– Bạch thầy! Chúng con muốn ra biển lớn, nay thỉnh Đại đức làm thầy thuyết pháp cho chúng con nghe, để chúng con đi và về được an lành.
Tăng Hộ bảo:
– Các vị nên thưa với hòa thượng Xá-lợi-phất!
Các thương nhân vâng theo, đến bạch Xá-lợi-
phất. Xá-lợi-phất dạy đến hỏi Đức Phật. Thế là Tăng Hộ và Xá-lợi-phất dẫn các thương nhân đến đỉnh lễ Phật rồi trình bày ý nguyện của các thương nhân. Thế Tôn biết tì-kheo Tăng Hộ có khả năng độ nhiều chúng sinh, nên Ngài chấp thuận.
Các thương nhân thấy Đức Phật đồng ý, họ vô cùng vui mừng, liền cùng với tì-kheo Tăng Hộ vượt biển khơi. Trên đường đi, đoàn người bị long vương giữ chặt thuyền, tất cả đều lo sợ, họ quì gối chắp tay ngửa mặt lên trời hỏi:
– Vị thần nào giữ thuyền của chúng tôi? Nếu có cần gì thì xin hiện hình!
Long vương liền hiện hình, các thương nhân hỏi:
– Ngài cần gì?
Long vương đáp:
– Các vị hãy trao tì-kheo Tăng Hộ cho ta!
– Chúng tôi thỉnh từ Phật Thế Tôn và ngài Xá-lợi-phất mới được, đâu thể trao cho long vương!
Long vương nói: ‘Nếu không, ta sẽ nhận chìm hết các ngươi’.
Các thương nhân vô cùng sợ hãi, liền suy nghĩ: ‘Chúng ta đã từng nghe Đức Phật dạy:
Để cứu cả nhà, bỏ một người
Thà bỏ một nhà, cứu cả thôn
Vì cứu quốc gia, bỏ thôn xóm
Vì bảo vệ thân, bỏ tiền tài’
Các thương nhân đắn đo hồi lâu rồi giao Tăng Hộ cho long vương. Long vương vô cùng vui mừng đưa Tăng Hộ về cung, rồi chọn bốn rồng con thông minh, lanh lợi nhất làm đệ tử Tăng Hộ. Long vương thưa:
– Tôn giả vì con mà truyền dạy cho bốn rồng này, mỗi rồng một bộ A-hàm. Rồng thứ nhất nên dạy bộ Tăng nhất A-hàm, rồng thứ hai nên dạy bộ Trung A-hàm, rồng thứ ba nên dạy bộ Tạp A-hàm, rồng thứ tư nên dạy bộ Trường A-hàm
Tăng Hộ đáp: ‘Được!’.
Thế là Tăng Hộ bắt đầu dạy. Bấy giờ rồng thứ nhất im lặng nghe nhận, rồng thứ hai nhắm mắt miệng tụng theo, rồng thứ ba quay đầu nghe nhận, rồng thứ tư đứng xa lắng nghe. Vì các rồng con này thông minh, nên trong sáu tháng đã thuộc lòng bốn bộ A-hàm, ghi nhớ kĩ trong lòng, không thiếu sót.
Long vương đến chỗ Tăng Hộ, đỉnh lễ rồi quì xuống thăm hỏi:
– Ngài có buồn không?
Đáp: Ta buồn quá!
Hỏi: Vì sao tôn giả lại buồn?
Đáp: Người thụ trì Phật pháp, cần phải có phép tắc. Rồng là loài súc sinh, không có tâm giữ phép tắc, không đúng như phép Phật mà học tập, thụ trì.
Long vương thưa:
– Đại đức không nên quở trách các rồng con này. Vì;sao?,Vì bảo, vệ mạng sống cho thầy, nên mới như thế. Loài rồng có bốn cách phóng độc giết người, nên chúng thụ trì đọc tụng không đúng phép tạc. Như rồng thứ nhất im lặng nghe nhận, là vì phát độc từ tiếng kêu; hễ con rồng này phát âm thanh thì tổn hại mạng thầy, cho nên im lặng nghe nhận không đúng pháp. Rồng thứ hai nhắm mắt nghe, là do phóng độc khi nhìn người khác; nếu rồng này nhìn thầy, nhất định sẽ tổn hại mạng thầy, nên im lặng nghe nhận không đúng pháp. Rồng thứ ba quay đầu nghe nhận, là do phóng độc khi thở, nếu rồng này phà hơi thở về phía thầy, nhất định làm tổn hại mạng thầy, nên nó quay đầu nơí khác mà nghe nhận không đúng pháp. Rồng thứ tư đứng từ xa để nghe nhận, là do rồng này phát độc từ xúc chạm; nếu nó chạm vào thầy, nhất định sẽ hại mạng thầy, vì thế phải đứng từ xa nghe nhận không đúng pháp.
Sau đó không lâu, các thương nhân nhặt được châu báu trở về. Khi đến chỗ mà ngày trước mất thầy, họ nói:
– Ngày trước tại nơi này, chúng ta đã mất thầy. Ngày nay trở về, đến diện kiến Đức Phật, các tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên hỏi Tăng Hộ ở đâu, chúng ta biết trả lời thế nào!
Long vương biết các thương nhân trở về, liền trao Tăng Hộ lại cho họ và bảo:
– Đây là tì-kheo Tăng Hộ, thầy của các ngươi!_ Các thương nhân vô cùng vui mừng, bình an trở về.
Tăng Hộ hỏi các thương nhân:
– Chúng ta đi đường nào trở về, đường thủy hay đường bộ?
Các thương nhân đáp:
– Đường thủy rất xa, phải sáu tháng mới đến, mà hay lương thực sắp hết.
Thế là họ quyết định theo đường bộ trở về. Khi đêm đến, Tăng Hộ nói với các thương nhân: ‘Ta cần phải ngủ riêng! Đến khuy khi lên đường, các ông nhớ lớn

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *