Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 89 – CHƯƠNG THỤ GIỚI (tt)

PUCL QUYỂN 89 – CHƯƠNG THỤ GIỚI (tt)

sinh thoát khổ, đầy đủ pháp lạc, còn dạy chúng sinh hành theo những gì Phật đã hành, đạt được điều Phật đã đạt mới sinh tâm xả. Tứ nhiếp là bố thí, trì giới, lợi ích, đồng sự. Bố thí nhiếp nghĩa là bồ-tát muốn nhiếp phục chúng sinh, trước hết phải dùng của cải để cứu chúng sinh hết thân khổ, sau đó mới từ ái chỉ dạy để tâm họ được tỉnh thức rồi tin hiểu mà hành trì. Lợi nhiếp nghĩa là y theo điều đã tin hiểu mà bảo họ hành trì. Hành nghĩa là hành trì giới, đinh, tuệ… Đó là hành lợi nhiếp. Đồng sự nghĩa là tu hành trọn vẹn, đoạn trừ tất cả phiền não, chuyển y rốt ráo thành tựu ba thân, đồng với sở chứng của bậc thánh. Thế nên luận Trì địa ghi: “Bố thí, ái ngữ là giúp người chưa phát tâm được phát tâm. Hành lợi là giúp người chưa thành thục được thành thục. Đồng lợi là khiến người chưa giải thoát được giải thoát”.
Trình bày những việc trên để người thụ giới tụng đọc, biết thời gian thụ giới, nương theo thầy học giáo pháp để biết được trì và phạm.
* Lời bàn
Khi thụ và đắc giới rồi, theo giới kinh thì bồ-tát cần phải biết sáu giới trọng, tám giới trọng.
– Sáu giới trọng, kinh ưu-bà-tắc giới ghi: “Nếu ưu-bà-tác thụ trì giới rồi thì không được sát hại từ trời người dưới đến loài kiến nhỏ. Nếu người nào thụ giới rồi mà miệng nói giết, hay tự mình giết thì đã phá giới ưu-bà-tắc. Người như vậy thì một pháp nhỏ còn không đắc, huống là bốn quả sa-môn. Đó là giới trọng đầu tiên. Kế đến là không được trộm cắp, không được nói dối rằng ta đã được Bất tịnh quán; không được tà dâm; không được nói lỗi của bốn chúng; không được uống rượu. Nếu người phá những giới này tức đã mất giới ưu-bà-tắc, một pháp nhỏ còn không đắc huống là bốn quả sa-môn. Đó là sáu giới trọng.
– Tám giới trọng, kinh Bồ-tát thiện giới ghi: “Bồ-tát giới có hai loại, đó là sáu giới trọng của bồ-tát tại gia và tám giới trọng của bồ-tát xuất gia. Nếu bồ-tát nào phạm một trong những giới trọng này thì hiện tại không thể trang nghiêm vô lượng Vô thượng bồ đề, tâm không được tịch tĩnh, đó chỉ là bồ-tát danh tự, là bồ-tát chiên-đà-la, chẳng phải bồ-tát đích thực. Tâm của bồ-tát có thượng, trung và hạ. Nếu phạm bốn giới trọng sau với tâm trung và hạ thì không gọi là phạm. Nếu phạm bằng tâm thượng, tâm xấu ác thì mới gọi là phạm, tâm xấu ác bậc thượng chính là bốn tâm: không biết tàm quí, không biết sám hối, không nhận tội mình đã phạm, khen ngợi người phá giới. Bô-tát tuy phạm bốn giới trọng này nhưng vẫn không mất giới bồ-tát (Trong tám giới trọng, bốn giới đầu giống bốn giới trọng của tì-kheo, cộng với bốn giới: không được tham lợi dưỡng, không được tự khen mình v.v… như bốn ba-la-di đã nói ở trước.).
Theo kinh Phạm võng và luận Địa trì, người thụ Bồ-tát giới rồi thì không được phạm bốn mươi hai giới khinh cấu. Ở đây chỉ lược nói vài giới trọng yếu, những giới khác xin xem trong kinh văn.
Kinh ghi: “Phật tử thường phải nhất tâm thụ trì và đọc tụng giới này, lột da làm giấy, chích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làm bút để chép giới của Phật. Lại nên dùng vỏ cây, giấy tốt, lụa đẹp… để chép giới mà hành trì; thường dùng bảy báu vô giá, tất cả các loại hoa hương và những loại báu làm rương để đựng giới kinh này. Nếu không cúng dường đúng pháp thì phạm tội khinh cấu.
Phật tử không được cất chứa đao gậy, cung tên, buôn bán cân non đong thiếu, cậy thế quan để lấy tài vật của người, rắp tâm phá hoại sự thành công của người, nuôi dưỡng mèo gà, heo, chó v.v… Nếu Phật tử cố tình tạo những nghiệp trên thì phạm tội khinh cấu.
Phật tử không được dùng tâm xấu ác nhìn tất cả người nam người nữ, quân lính chiến đấu v.v…, cũng không được nghe các loại âm nhạc, chơi các trò vui, đánh sư bồ, làm sứ giả cho giặc. Nếu Phật tử nào cố tình làm thì phạm tội khinh cấu.
Phật tử không được dùng tâm xấu ác, vì lợi dưỡng mà mua bán tài sắc của người nam người nữ, tự tay làm thức ăn, tự tay xay giã, xem tướng kiết hung, tụng đọc chú thuật, nuôi dạy chim ưng, pha chế thuốc độc; đó là những việc làm không có lòng từ. Nếu cố tạo thì phạm tội khinh cấu.
Nếu Phật tử dùng tâm xấu ác hủy báng Tam bảo, giả vờ thân cận Tam bảo, miệng dối nói lí “không” nhưng hành lại chấp “có”; hoặc thấy ngoại đạo, những kẻ xấu ác hay giặc cướp buôn bán hình tượng Phật, bồ-tát, cha mẹ, kinh luật, tăng ni mà không tìm cách giáo hóa chuộc lại thì phạm khinh cấu tội.
Phật tử đã biết trì phạm thì nên đỉnh lễ rồi lui ra.
Luận Địa trì ghi: “Dạy người thụ giới lễ Phật một lễ, lễ bồ-tát Đại địa một lễ”.
Không dạy cách lễ, vì y theo cách lễ chung, nếu đủ ba lễ càng tốt.
87.7.8. Khuyến thỉnh
* Lời bàn
Khi thăng tòa xướng tụng cúng dường xong, pháp sư sẽ giảng pháp yếu cho đại chúng. Bấy giờ phải nhờ chư Phật gia hộ rồi mới tuyên thuyết. Đại chúng cũng đồng thời nhất tâm thỉnh chư thánh gia bị. Tất cả phàm thánh mười phương, hai chúng thuyết và nghe tăng thêm quán tâm để bên trong tăng thắng trí, bên ngoài tăng ngôn biện, mới có thể biết dục tri căn, những điều nói ra không sai lầm, lại thêm người nghe nhất tâm cung kính, nên việc nghe biết không điên đảo.
Kinh A-hàm có bài kệ:
Người nghe chăm chú như khát nước
Nhất tâm thâm nhập trọn nghĩa ngôn
Nghe pháp phấn khởi xen bi hỉ
Những người như thế thật đáng thuyết.
Lại đồng thỉnh chư Phật chuyển chính pháp luân. Chư Phật hiện thành trú khắp mười phương, trong mỗi niệm đều xuất hiện ở đời, vượt qua số lượng, niệm trước cũng vậy, niệm sau cũng thế, nhưng đều đợi thỉnh mới thuyết. Mười phương phàm thánh đồng đến Pháp giới đường, thỉnh Phật trụ mãi ở đời để chuyển chính pháp luân. Nhờ các phàm thánh kính người trọng pháp, có tâm chí thành nên chư Phật tùy cơ nhận thỉnh chuyển chính pháp luân. Khi Phật nhận sự thỉnh cầu chuyển chính pháp luân thì ta và thánh chúng luôn dự vào hàng khuyến thỉnh, không bỏ ai. Vì sao? Do niệm niệm luôn thỉnh cầu nên khiến chúng sinh nghe pháp được tỏ ngộ, cải tà qui chính, vượt phàm chứng thánh, đối trị vô lượng nghiệp chướng đã tạo từ vô thỉ đến nay, như dạy người làm ác, phá hoại việc thiện của người, chiếm đoạt lợi ích của người, hủy báng Phật, pháp, tăng v.v… Chúng sinh nhờ nghe pháp nên được chứng đác, lần lượt hướng dẫn cho những chúng sinh khác, mãi đến đời vị lai vẫn không đoạn tuyệt.
Luận Thập trụ tì-bà-sa có kệ tụng:
Các Đức Phật mười phương
Hiện tại đã thành đạo
Con thỉnh chuyển pháp luân
Giúp chúng sinh an lạc.
Tất cả Phật mười phương
Như muốn xả thọ mạng
Con nay cúi đầu lễ
Xin chư Phật trụ mãi.
Bốn câu kệ trước là thỉnh Phật chuyển chính pháp luân, giúp ta tăng trưởng trí tuệ, đối trị ác nghiệp hủy bắng giáo pháp, bảo người hủy báng giáo pháp. Bốn câu kệ sau là thỉnh Phật trụ lâu để thụ nhận cúng dường của ta, giúp ta tăng trưởng phúc báo, đối trị ác nghiệp hủy báng Phật, bảo người hủy báng Phật. Đó là phúc trí song hành.
Có bài kệ:
Nay nguyện thân tâm ta
Giống như tấm gương sáng
Cõi nước Phật mười phương
Tự tại hiện trong đó.
Mỗi mồi cõi nước kia
Chư Phật hiện đủ khắp
Quán xét thân chư Phật
Chân thật không đến đi.
Mỗi mỗi phóng ánh sáng
Vi diệu khó nghĩ bàn
Chiếu phá mọi phiền não
Như nắng chiếu sương tan

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *