Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 87 – CHƯƠNG THỤ GIỚI

PUCL QUYỂN 87 – CHƯƠNG THỤ GIỚI

QUYỂN 87
Quyển này có một chương Thụ giới.
87. CHƯƠNG THỤ GIỚI

87.1. LỜI DẪN
Tam giới không an, giống như nhà lửa, muốn cứu khổ ban vui, cần phải tôn kính giới. Kinh đưa ra rất nhiều thí dụ, nhưng ở đây chỉ trình bày đôi điều. Giới như đôi chân có khả năng đi xa; giới như đại địa có công năng giữ gìn tất cả; giới như mưa đúng mùa nuôi lớn vạn vật; giới như thầy thuốc giỏi khéo trị bệnh chúng sinh; giới như cam lồ dứt trừ sự đói khát; giới như cây cầu cứu vớt người chìm đắm; giới như phao nổi đưa người vượt qua biển lớn; giới như đèn sáng phá tan sự u tồi; giới như căn lành trì giới ngăn lỗi dứt ác. Hướng tới giải thoát hoàn toàn nhờ vào giới. Giới như chuỗi báu trang nghiêm pháp thân. Có vô lượng ví dụ như thế, nên phải cung kính giới và dốc lòng thụ trì.
87.2. KHUYÊN TRÌ GIỚI
Kinh Niết-bàn ghi: “Muốn thấy Phật tính, chứng đại Niết-bàn, cần phải dốc lòng trì giới thanh tịnh. Nếu phá giới thanh tịnh là quyến thuộc của ma, người này chẳng phải là đệ tử ta.” Kinh Đại phẩm ghi: “Nế ta không trì giới ắt phải đọa vào ba đường ác, đã không được làm người huống gì đến cứu giúp chúng sinh, làm thanh tịnh cõi Phật, đầy đủ Nhất thiết chủng trí!”.
Kinh Tát-già Ni-kiền-tử ghi: “Nếu ta không trì giới, ngay đến thân dã can ghẻ lác cũng không làm được, huống là thân công đức!”.
Kinh Hoa nghiêm có bài kệ:
Giới là gốc Vô thượng bồ-đề
Phải nên thụ trì giới thanh tịnh
Nếu người nghiêm trì các giới cấm
Chư Phật Như lai sẽ khen ngợi.
Kinh Nguyệt đăng tam-muội, Đức Phật có nói kệ:
Dù có tướng tốt và học rộng
Nếu không trì giới, như cầm thú
Tuy dòng thấp hèn lại ít học
Nghiêm trì tịnh giới xứng đại sĩ.
Kinh Di giáo ghi: “Giới là nền tảng đưa đến giải thoát. Nhờ trì giới mà phát sinh thiền định. Vì thế phải phụng thờ giới này như đại sư của ông. Nếu Như Lai còn trụ thế, cũng chỉ như vậy”.
Luận Trí độ ghi: “Muốn được lợi ích lớn, thì phải giữ gìn giới cấm như quí tiếc vật báu, như bảo vệ thân mạng, vì giới là nơi tất cả pháp lành nhóm họp. Nếu người không có chân mà muốn bước đi, không cánh mà muốn bay, không thuyền mà muốn qua sông thì không bao giờ được. Không giữ tịnh giới mà mong chứng được diệu quả, cũng như vậy. Người hủy giới cấm, dù ẩn cư trong chốn thâm sơn ăn rau cỏ, uống đan dược cũng chẳng khác gì cầm thú. Còn người giữ vững giới, thì hương đức hạnh lan tỏa mười phương, thanh danh lưu truyền rộng khắp, trời người kính mến, mọi ước nguyện đều thành tựu. Người trì giới khi lâm chung dù bị gió lạnh như đao thổi vào thân, cắt đứt các gân mạch, vẫn không lo sợ”.
Luận Địạ Trì ghi: “Có được ba mươi hai tướng tốt là nhờ trì giới. Nếu không trì giới dù sinh làm người hạ tiện cũng không được, huống là thân bậc đại nhân!”.
Luận Thành thật ghi: “Lầu quán Đạo phẩm lấy giới, làm tường vách. Bức thành thiền định lấy giới làm trụ cột. Vì thế phải mang ấn giới mới dự được vào chúng hiền thiện”.
Trong luận Tát-bà-đa ghi: “Phật dạy các tì-kheo:
– Vì giới có bốn nghĩa nên quan trọng hơn các giáo khác; đó là:
1. Giới là mảnh đất bằng phẳng của Phật pháp, muôn pháp lành nương vào đây sinh trưởng.
2. Tất cả Phật tử đều nương vào giới mà an trụ, không có giới thì không có chỗ nương. Tất cả chúng sinh do giới mà có.
3. Giới là cửa đầu tiên để đến niết-bàn, không có giới thì không có cơ hội vào thành Niết-bàn.
4. Giới là chuỗi báu Phật pháp, vì hay trang nghiêm Phật pháp.
Vì sao lần kết tập kinh điển thứ nhất, giới luật được cho là thù thắng, là bí yếu? Vì khế kinh không chọn thời gian và đối tượng để giảng thuyết. Luật thì khác, chỉ do Đức Phật thuyết và chỉ nói cho chúng tăng”.
Kinh Niết-bàn ghi: “Người giữ giới trọn vẹn, dù phải hy sinh, tính mạng cũng không hủy phạm. Đức Phật nêu ví dụ:
Có một la-sát theo người vượt biển xin phao. Người ấy trả lời:
– Dù có chết tôi cũng không thể cho.
La-sát lại nói:
– Nếu không thể cho nguyên cái thì cho phân nửa vậy!
Người ấy vẫn không chấp thuận. La-sát cứ lần lượt xin như vậy, cho đến xin một phần như vi trần, người ấy cũng không cho.
Khi bồ-tát trì giới cấm cũng nên như vậy. La-sát phiền não dụ dỗ bồ-tát phạm bốn giới trọng, chỉ giữ các giới khinh, bồ-tát không thuận theo; xúi dục phạm tăng tàn, bồ-tát không chấp nhận, cho đến xúi dục phạm ba-dật-đề, đề-xá-ni, đột-kiết-la, bồ-tát cũng không nghe theo”.
Kinh còn ghi: “Bồ-tát ma-ha-tát thụ trì bốn giới trọng cho đến đột-kiết-la, cũng phải giữ vững không khác và phát thệ nguyện: ‘Thà thân này bị ném vào hầm lừa sâu bốc cháy hừng hực, quyết không bao giờ cùng nữ cư sĩ v.v… làm hạnh bất tịnh, hủy phạm cấm giới của chư Phật trong ba đời’. Lại phát nguyện: ‘Thà lấy vòng sắt nóng quấn vào thân, cũng không bao giờ đem thân phá giới, thụ nhận y phục của đàn việt tín tâm. Thà nuốt hòn sắt nóng, quyết không: bao giờ dùng miệng phá giới, nhận thức ăn uống của đàn việt. Thà nằm trên giường sắt nóng, quyết không bao giờ đem thân phá giới nhận giường nằm, tọa cụ của đàn việt, tín tâm. Thà chịu ba trăm mũi đao nhọn đâm vào thân, quyết không bao giờ đem thân phá giới nhận thuốc thang của đàn việt. Thà bị ném vào chảo sắt nóng, quyết không bao giờ đem thân phá giới nhận phòng nhà của tín tậm đàn việt. Thà dùng chày sắt đập thân nát như vi trần, quyết không bao giờ đem thân phá giới nhận sự lễ bái của đàn việt tín tâm. Thà lấy sắt nóng móc đôi mắt mình, quyết không bao giờ đem tâm nhiễm ô mà đắm nhìn sắc đẹp. Thà lấy dùi sắt đâm thủng hai tai, trọn không đem tâm ô nhiễm mà nghe các tiếng hay. Thà lấy dao nhọn cắt bỏ mũi mình, quyết không đem tâm nhiễm ô mà trước đắm trước mùi thơm. Thà dùng dao bén cắt lưỡi, quyết không đem tâm nhiễm ô mà đắm trước vị ngon. Thà dùng rìu bén chém nát thân này, cũng không đem tâm nhiễm ô ham thích sự xúc chạm. Vì sao? Vì những nhân này khiến cho hành giả đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh.
Bồ-tát giữ gìn những giới Cấm như thế, được bao nhiêu công đức nguyện ban phát cho tất cả chúng sinh; mong họ được giới thanh tịnh, giới bất chiết, giới bất thoái, giới tùy thuận, giới rốt ráo, thành tựu đầy đủ giới ba-la-mật. Khi đại bồ-tát tu trì giới thanh tịnh như thế là đã trụ vào quả vị Bất động địa.
Bồ-tát giữ gìn nghiêm mật những giới cấm, đạt được quả Bất thoái như thế. Nay khuyên đạo tục hãy noi gương ấy, thụ trì những giới chung của hàng xuất gia và tại gia như: Tam tụ tịnh giới, mười vô tận giới, hai mươi bốn giới, và giới xuất gia như hai trăm năm mươi giới, năm trăm giới…. thảy đều giữ gìn trọn vẹn. Đó là Phật tử chân chính mở cửa Phật tính, vào đạo niết-bàn”.
Kinh Thập luân ghi: “Nếu có người phá giới, nhưng chính kiến không hoại, cũng được cho là bậc pháp khí trong Phật pháp; việc này có bốn câu, tự suy nghĩ cũng cố thể biết”.
Kinh Niết-bàn ghi: Thừa hoãn gọi là hoãn, giới hoãn thì không gọi là hoãn, cũng có bốn câu”.
Kinh Biện Ý trưởng giả tử ghi: “Đức Phệt dạy trưởng giả Biện Ý:
– Nếu người thực hành được năm việc sau đây sẽ được sinh thiên:
Không sát, được trường thọ
Chẳng bệnh, luôn giải thoát
Được sinh vào cõi trời
Thân an, hào quang tỏa.
Không trộm, thường giàu sang

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *