Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 87 – CHƯƠNG THỤ GIỚI

PUCL QUYỂN 87 – CHƯƠNG THỤ GIỚI

Phạm chí đáp:
– Vâng, bạch đấng Thiên Trung Thiên!
87.3.4. Ý nghĩa qui y
Kinh ưu-bà-tắc giới ghi: “Trưởng giả Thiện Sinh bạch Phật:
– Theo lời Thế Tôn dạy, nếu có người đến xin, trước tiên phải khuyên thụ Tam qui sau đó mới bố thí cho họ. Vì sao? Tam qui là gì?
Phật dạy:
– Này thiện nam tử! Muốn diệt khổ, đoạn trừ phiền não, được niềm vui tịch diệt vô thượng thì phải thụ Tam qui. Tam qui là qui y Phật, qui y Pháp và qui y tăng. Phật là bậc thuyết nhân phá trừ phiền não được chính giải thoát. Pháp là nhân phá trừ phiền não, đưa đến giải thoát chân thật. Tăng là người thực hiện nhân phá trừ phiền não, được chính giải thoát.
Có người cho rằng nếu như vậy thì chỉ là “nhất qui”. Nghĩa này không đúng. Vì sao? Vì Như Lai ra đời hay không ra đời thì chính pháp vẫn luôn hiện hữu, nhưng không có người nhận được. Khi Như Lai ra đời thì có người nhận được chính pháp, cho nên phải qui y Phật. Như Lai ra đời hay không ra đời thì chính pháp vẫn luôn hiện hữu, nhưng không có người giữ gìn. Còn khi Như Lai ra đời thì chính pháp có người giữ gìn, cho nên phải qui y Pháp. Như Lai ra đời hay không ra đời thì chính pháp vẫn luôn hiện hữu, nhưng không có người lãnh thụ, nhưng khi Như Lai ra đời, thì chính pháp được chúng đệ tử Phật lãnh thụ, thế nên phải qui y tăng. Đạo chân chính giải thoát gọi là pháp. Không thầy chỉ dạy mà tự mình giác ngộ gọi là Phật. Người thụ trì đúng pháp gọi là tăng. Nếu không qui y Tam bảo thì sao nói có bốn niềm tin bất hoại”.
Trong luận Tát-bà-đa có người hỏi:
– Thế nào là qui? Thế nào là thú?
Đáp: Qui là một phần nhỏ của Diệt đế và Đạo đế; thủ là ngôn luận. Cũng có thuyết cho rằng thủ là tâm phát khởi ngôn luận. Lại có thuyết cho rằng thú là tin nhận giáo pháp này.
Hỏi: Qui là qui y sắc thân hay qui y pháp thân?
Đáp: Qui y pháp thân.
Hỏi: Nếu vậy, tại sao hủy hoại sắc thân Phật lại phạm trọng tội?
Đáp: Sắc thân là nơi ẩn chứa pháp thân, nếu phá hoại sẽ phạm trọng tội.
Hỏi: Qui y Phật là chỉ qui y một vị Phật, hay là thông cả chư Phật ba đời?
Đáp: Chư Phật đồng một pháp thân cho nên qui y tất cả, không chỉ qui y một Đức Phật Thích-ca. Tuy chỉ nêu một vị Phật làm biểu tượng, nhưng khi phát nguyện, theo lí phải qui tất cả chư Phật. Qui y pháp và tăng, về lí cũng qui y tất cả.
Hỏi: Cảnh giới Phật pháp vô lượng vô số. Vì sao chỉ nói qui y Phật, pháp và tăng mà không thêm hoặc bớt?
Đáp: Nếu bỏ ba mà nói cảnh thì cảnh vô lượng; nếu bỏ cảnh mà nói ba thì ba gồm thâu tất cả. Vì thế nói tam qui là bao trùm pháp giới.
Luận Đại trang nghiêm kinh ghi: “Ta từng nghe, thuở xưa, có một vị tì-kheo thường bị mất trộm. Hôm nọ, mặc dù vị tì-kheo đã đóng chặt cửa, nhưng tên trộm lại đến gõ cửa gọi. Vị tì-kheo liền nói:
– Nhìn thấy ông là tôi hoảng sợ. Vì vậy ông hãy đưa tay qua cửa sồ, tội sẽ đưa đồ vật cho.
Tên cướp bèn đưa tay qua cửa sổ. Vị tì-kheo liền lấy dây trói tay hắn vào cây cột, rồi cầm gậy ra mở cửa đánh tên cướp một gậy và bảo nói theo: ‘Qui y Phật!’. Tên cướp sợ hãi vội vàng nói theo: ‘Qui y Phật’. Vị tì-kheo đánh gậy thứ hai, bảo nói tiếp: ‘Qui y Pháp’. Tên cướp sợ chết nên nói theo: ‘Qui y pháp’. Đánh gậy thứ ba, vị ti-kheo lại bảo nói: ‘Qui y tăng’. Tên cướp sợ quá vội nói theo: ‘Qui y Tăng’. Lúc ấy hắn suy nghĩ: ‘Không biết đạo nhân này có bao nhiêu qui y đây? Nếu nhiều thì chừng nào ta mới được tha!’. Toàn thân đau đớn, tên cướp bèn xin xuất gia. Bây giờ, có người hỏi tên cướp:
– Trước đây huynh là tên cướp, làm nhiều việc xấu, vì sao nay lại xuất gia tu đạo?
Vị ấy đáp:
– Tôi thấy được lợi ích của Phật pháp nên mớỉ xin xuất gia. Nhờ trước đây tôi gặp được thiện tri thức đánh tôi ba gậy và bảo đọc Tam qui, may là ít nên tôi vẫn còn sống. Đức Như Lai là bậc Nhất Thiết Trí, nếu ngài dạy đệ tử tứ qui y thì mạng sống của tôi đã không còn. Đức Phật biết trước sự việc này nên bảo tì-kheo đánh ba gậy để tôi giữ được mạng sống. Vì thế ngài chĩ dạy Tam qui chứ không nói tứ qui.
87.3.5. Thụ giới pháp
Theo Luận Tì-ni mẫu thì tam qui có năm trường họp: Phiên tà, năm giới, tám giới, mười giới, đại giới.
(Năm giới tam qui, tám giới tam qui và mười giới tam qui thì theo văn thụ giới ở sau sẽ tự rõ. Còn đại giới tam qui, là thời gian đầu khi độ chúng, Phật chưa chế pháp yết-ma, có người chỉ thụ Tam qui là đã đắc giới, có người Phật chỉ nói “thiện lai ” liền thành tì-kheo. Nay trong tông này chỉ nói chúng sinh tin theo tà thuyết lâu ngày, hôm nay vừa chuyển tâm qui y chính pháp, nên Phật dạỵ trước hết phải cho thụ Tam qui, sau đó mới sám hối. Đây gọi là phiên tà tam qui. Vì thê luận Trí độ ghi: “Trước tiên cho thụ Tam qui, sau đó mới sám hối. Nếu người có niềm tin Phật pháp đã lâu thì không cần thụ Tam qui trước, chỉ y theo trường hợp năm giới tam qui, tám giới tam qui. Nghĩa là trước phải sám hối, kế đến cho thụ Tam qui, sau đó mới thuyết giới tướng”),
Theo luận Trí độ, khi muốn thụ giới cần phải đầy đủ oai nghi đến trước một vị xuất gia cầu thụ. Bấy giờ giới sư phải giảng hai pháp thiện và ác, giúp họ nhận rõ để cải tà qui chính, tâm được khai mở, sau đỏ mới trao giới pháp. Giới sư bảo giới tử đọc theo mình:
Con tên là… nguyện suốt đời qui y Phật, qui y pháp, qui y tăng (đọc ba lần). Con tên là… nguyện suốt đời qui y Phật rồi, qui y Pháp rồi, qui y tăng rồi (đọc ba lần). Vừa thụ tam qui là đã sinh .pháp lành. Khi nói tam kết xong thì chỉ có thân khẩu vô giáo. Cho nên luận Tát-bà-đa ghi: “Nếu lãnh thụ bằng tâm tha thiết thì có đủ giáo và vô giáo. Nếu lãnh thụ với tâm khinh mạn thì chỉ có giáo, không có vô giáo (ở đây nói giáo và vô giáo cũng như nói tác giới và vô tác giới vậy).
87.3.6. Được và không
Luận Tát-bà-đa ghi:
Hỏi: Thụ qui giới thay cho người khác, người đó có đắc qui giới không?
Đáp: Có trường hợp được, có trường hợp không được. Như ở nước Ca-thi có cô gái câm, nếu có người thụ tam qui thay, thì cô ấy cũng đắc. Trái lại, trường hợp thụ thay cho người nói được thì không đắc giới.
Kinh Đại tập ghi: “Nếu có phụ nữ mang thai sợ thai nhi không an, thì nên thụ tam qui, thai nhi sẽ được an ổn. Đứa bé sinh ra thân tâm đầy đủ, có thiện thần bảo hộ”.
Hỏi: Tổng và biệt thì thế nào?
Đáp: Cả hai trường hợp đều được!
Cho nên, luận Thiện Kiến ghi: “Thụ tam qui có hai trường hợp:
1. Biệt thụ: y thẹo nghi thức sau: Con tên là…xin qui y Phật, qui y Phật rồi. (qui y pháp và tăng cũng đọc như vậy).
2. Tổng thụ: Cũng theo nghi thức trên.
Khi truyền giới, giới sư bảo đọc “qui y Phật”, đệ tử lại đọc “qui y Phất”. Vì đọc không đúng, nên không đắc giới. Nếu giới sư và đệ tử đều đọc không đúng thì không thành tựu tam qui. Nếu giới sư bảo đọc “qui y Phật”, đệ tử đọc theo y như vậy thì mới thành tựu tam qui. Trường hợp vị đệ tử đọc không ra tiếng, hoặc đọc không đầy đủ theo giới sư, hay không xưng tên của mình thì đều không thành tựu tam qui. Nếu giữa hai đất nước ngôn ngữ bất đồng, nên thầy trò không hiểu nhau, cũng không thành tựu tam qui. Nếu giới sư mượn sự vật để dạy mà đệ tử hiểu được, thì qui y mới thành. Thí như dân tộc Di thường sát sinh. Giới sư cầm con dao diễn đạt theo với ý dạy: ‘‘Từ nay về sau, ông không được sát sinh như vậy. Ông giữ giới này được không?”. Dân tộc Di hiểu được và gật đâu đáp lạỉ, thì việc thụ giới cũng thành tựu.
Hỏỉ: Thứ tư trước sau thế nào?
Đáp: Theo luận Tát-bà-đa, nếu đệ tử xưng pháp trước, xưng Phật sau thì không thành tựu Tam qui, vì khác với thứ tự Tam bảo. Đối với người ngu si, thiếu hiểu biết, không cố ý nói sai thứ tự, tự thân không có tội, thì tam qui cũng thành tựu. Nếu đã biết trước, nhưng cố tình nói đảo lộn thì phạm tội, dẫn đến không thành tựu tam qui..

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *