Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 6 / PUCL QUYỂN 84 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt)

PUCL QUYỂN 84 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt)

9. Thuận tiện việc tu tập.
10. Không bị ồn náo.
85.5.3.11. Mười lợi ích của việc ở trong nghĩa địa:
1. Thường quán tưởng vô thường.
2. Thường quán tưởng về sự chết.
3. Thường được quán tưởng bất tịnh.
4. Thường quán tưởng thế gian không có gì vui.
5. Xa lìa tất cả những người thân yêu.
6. Thường khởi lòng từ bi.
7. Xa lánh những nơi vui chơi.
8. Tâm thường nhàm chán xa lìa.
9. Siêng năng tinh tấn tu tập.
10. Phá trừ sự sợ hãi.
85.5.3.12. Mười lợi ích của việc ngồi nơi đất trống:
1. Không mong cầu ngồi nơi cội cây.
2. Xa lìa những vật sở hữu.
3. Không có sự tranh chấp.
4. Xả bỏ cũng không tiếc nuối.
5. ít vui đùa phóng túng.
6. Chịu đựng được mưa, gió, lạnh, nóng, muỗi mòng, sâu bọ, rắn rít v.v…
7. Không bị âm thanh làm loạn động.
8. Không làm chứng sinh sân hận.
9. Tự mình cũng không eó buồn giận.
10. Không ồn náo”.
Kinh Bảo lương ghi: “Đức Phật bảo ngài Ca-diép:
– Này tì-kheo! Ông muốn đến ở nơi thanh vắng, trước tiên phải nghĩ đến tám điều:
1. Phải xả thân.
2. Phải xả mạng.
3. Xả bỏ lợi dưỡng.
4. Xa lìa tất cả những nơi ưa thích.
5. Chết ở trong núi cũng như con nai chết.
6. Ở nơi thanh tịnh nên tu hạnh thanh tịnh.
7. Lấy giáo pháp để nuôi thân mạng.
8. Không nên đem phiền não nuôi thân mạng”.
85.5.4. Lợi ích của thiền định
Kinh Đại bảo tích ghi: “Bồ-tát tu tập thiền định có mười pháp khác với hàng Nhị thừa. Đó là:
1. Không còn chấp ngã, vì đầy đủ các thiền định của Như Lai.
2. Không còn đắm trước, dứt trừ tâm nhiễm ô, không cầu niềm vui cho riêng mình.
3. Đầy đủ các thần thông, biết rõ các tâm hành của chúng sinh.
4. Biết rõ các loại tâm, hóa độ tất cả chúng sinh.
5. Thực hành đại bi để đoạn trừ phiền não kết sử cho các chúng sinh.
6. Thành tựu các pháp tam-muội, khéo biết cách ra vào trong ba cõi.
7. Luôn được tự tại, đầy đủ tất cả thiện pháp.
8. Tâm trí tịch tịnh, hơn hẳn các thiền tam-muội của hàng Nhị thừa.
9. Được trí tuệ, vượt thoát thế gian, đến bờ giác ngộ.
10. Có khả năng xiển dương hình pháp, tiếp nối làm hưng thịnh Tam bảo không để đoạn dứt.
Bồ-tát tu tập thiền định như thế, nên khác với hàng thanh văn và bích-chi phật”.
Lục độ tập kinh ghi: “Có bốn loại thiền định đầy đủ trí tuệ:
1. Luôn thích ở một mình.
2. Luôn thích định tâm.
3. Mong đạt đến thiền định và thần thông.
4. Mong được trí Phật vô ngại”.
Kinh Nguyệt đăng tam-muội ghi: “Nếu bồ-tát an trụ trong thiền định, sẽ được mười lợi ích:
1. Tâm không bị vẩn đục.
2. Tâm an trụ, không buông lung.
3. Được chư Phật thương tưởng.
4. Có niềm tin vào hạnh của bậc Chính giác.
5. Không nghi ngờ trí tuệ Phật.
6. Biết ân.
7. Không hủy báng chính pháp.
8. Giữ gìn giới cấm.
9. Đến giai vị điều phục.
10. Chứng được Tứ vô ngại.
Đức Phật lại dạy:
– Nếu bồ-tát nào ưa thích ở nơi thanh tịnh, vắng vẻ sẽ được mười điều lợi ích:
1. Giảm bớt việc đời.
2. Xa lìa ồn náo.
3. Không có sự chống trái.
4. Không có phiền muộn.
5. Không tăng trưởng pháp hữu lậu.
6. Không phát sinh việc kiện tụng.
7. An trú trong tịch lặng.
8. Tùy thuận tương tục giải thoát.
9. Mau chứng được giải thoát.
10. Dụng công ít mà được tam-muội.
Đức Phật dạy:
– Nếu bồ-tát đạt được thiền định, sẽ-có mười lợi ích:
1. Giữ vững oai nghi phép tắc.
2. Tăng trưởng hạnh từ bi.
3. Không còn phiền não.
4. Bảo vệ được các căn.
5. Được pháp hỉ lạc.
6. Xa lìa ái dục.
7. Tu thiền định chẳng luống suông mà đạt thần thông.
8. Thoát khỏi lưới ma.
9. An trụ cảnh giới Phật.
10. Trọn vẹn giải thoát, đoạn trừ ba hoặc.
Đức Phật dạy:
– Bồ-tát thích hành hạnh đầu-đà khất thực sẽ được mười lợi ích:
1. Xô ngã cờ ngã mạn.
2. Không mong cầu thương yêu.
3. Chẳng màng đến danh tiếng.
4. An trụ vào dòng thánh.
5. Không dối trá, nịnh hót, không hiện tướng khác lạ, không kiêu căng ngạo mạn.
6. Không đề cao mình.
7. Không chê bai người khác.
8. Dứt trừ tâm thương ghét.
9. Nếu vào nhà người là vì bố thí pháp chứ không vì ăn uống.
10. Các pháp nói ra đều được mọi người tin nhận”.
Luận Đại trí độ ghi: “Tam-muội có hai loại: tam-muội của Phật và tam-muội của bồ-tát. Các vị bồ-tát chỉ tự tại trong tam-muội của bồ-tát, không thể tự tại trong tam-muội của Phật”.
Chư Phật yếu tập kinh ghi: “Bấy giờ, Văn-thù-thi-lợi (tức Văn Thù Sư Lợi) muốn đến Phật hội nhưng không được. Sau khi các Đức Phật trở về trú xứ của mình, Văn-thù-thi-lợi liền đến nơi chư Phật đã nhóm họp thì thấy một người nữ ngồi nhập định bên cạnh Phật, bèn đỉnh lễ Phật và bạch:
– Bạch Thế Tôn! Vì sao người nữ này được ngồi gần Người, còn con thì không?
Phật bảo Văn-thù-thi-lợi:
– Ông hãy làm cho người nữ này xuất định, rồi tự hỏi cô ấy.
Văn-thù-thi-lợi liền khảy móng tay để đánh thức, nhưng cô ấy không xuất định, gọi lớn cũng không xuất định, cầm tay kéo cũng không xuất định, lại dùng thần túc

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 81 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt)

QUYỂN 81 Quyển này tiếp theo chương Lục độ. 85. CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt) 85.1. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *