Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 6 / PUCL QUYỂN 75 – CHƯƠNG MƯỜI NGHIỆP ÁC (tt)

PUCL QUYỂN 75 – CHƯƠNG MƯỜI NGHIỆP ÁC (tt)

sẽ trở về”. Chủ nhà bảo gia đình trao cho người học trò y phục, xe ngựa, chuẩn bị tư trang, cùng về quê nhà để làm lễ kết hôn với cô gái. Gia đình cô gái rất thương yêu người học trò.
84.6.4.12. Đời Đường, người thợ khắc: Vào niên hiệu Vũ Đức (618-626), có người thợ khắc họ Vi thề với vợ sẽ không phản bội. Nhưng vài năm sau, ông ấy không còn thương yêu nữa, nên bà ta oán hận. Sợ vợ hại mình, ông Vi bóp cổ giết chết vợ. Vài ngày sau, ông Vi bị nổi mụt nhọt khắp người, lở loét mà chết.
84.7. NÓI DỐI
84.7.1. Lời dẫn
Người sinh ra trong đời gặp thời nhơ đục, đã mang thân giả tạm, lại luôn tạo cảnh dối gian. Thế nên, vọng tưởng đặt điều không thật, mê lầm điên đảo dẫy đầy, nghịch tâm trái cảnh, hễ nói ra lời gì thì đều giả dối để mê hoặc lòng người, khiến họ hiểu sai. Từ đó dẫn đến muôn khổ bủa vây, trăm lo hội tụ. Nếu gieo nhân hư dối thì cảm quả thấp hèn, đã chịu thống khổ nơi địa ngục, lại thêm nước sôi, tro nóng. Do nói dối nên mắc quả báo không hiểu chính pháp, chảng biết giả chân.
84.7.2. Dẫn chứng Kinh Chính pháp niệm ghi:
Người nói năng dối trả
Làm khổ não chúng sinh
Họ là người ngu si
Dù sống cũng như chết:
Dao lời tự cắt lưỡi
Làm sao lưỡi chẳng rơi!
Luôn nói lời dối trá
Thì mất hết công đức.
Người nói lời giả dối
Trong miệng có rắn độc
Dao ở ngay trong miệng
Thêm lửa dữ cháy bừng.
Độc trong miệng thật độc
Không độc nào sánh bằng
Miệng độc, hại chúng sinh
Chết rồi đọa địa ngục.
Người nói lời dối trá
Trong miệng mủ tuôn hoài
Lưỡi khác gì bùn dơ
Cũng giống như lửa dữ.
Nêu ai nói xấu người
Luôn bị người khinh chê
Người tốt thường lánh xa
Trời cũng không ủng hệ.
Thường ganh tị mọi người
Cũng ghềt bỏ chúng sinh
Rồi tìm cách não loạn
Nhân đó vào địa ngục.
Kinh Ưu-bà-tắc giới ghi:
Nếu có ngườỉ nào
Ưa thích nói dối
Sẽ bị quả báo
Răng thưa miệng méo.
Dù có nói thật
Người cũng không tin
Ai cũng oán ghét
Lại chẳng muốn nhìn.
Đó là hiện tại
Thụ quả nghiệp ác
Sau khi chết rồi
Rơi vào địa ngục
Chịu vô lượng khổ
Đói khát, nóng bức.
Đó là vị lai
Lãnh quả nghiệp ác
Nếu được làm người
Miệng bị méo lệch
Tuy có nói thật
Người cũng không tin
Chẳng vui khi gặp
Hoặc nói chính pháp
Cũng không ai nghe.
Người làm việc ác
Do sức nghiệp duyên
Tất cả vật dụng
Đều bị thiếu thốn.
Qua đây, chúng ta biết rằng người nói dối nhất định phải chịu quả khổ trong ba đời.
Thiền bí yếu kinh ghi: “Bốn chúng đệ tử của Phật, người nào vì lợi dưỡng tham cầu không biết chán, vì thích tiếng tăm mà giả dối làm ác, thật chẳng tọa thiền, thân miệng buông lung, hành động tùy tiện, vì tham cầu lợi dưỡng mà nói tọa thiền… thì người ấy phạm Thâu-lan-giá. Nếu tì-kheo có tội mà không chịu phát lồ, cũng không tự mình sửa đổi, dù chỉ che giấu chốc lát cũng đã phạm tội Tăng tàn. Nếu che giấu một ngày đến hai ngày, thì tì-kheo này chính là giặc, là la-sát trong loài người, sau này nhất định đọa vào đường ác và phạm tội nặng.
Nếu tì-kheo, tì-kheo-ni thật chẳng thành tựu pháp quán xương trắng mà tự cho là đã thành tựu, cho đến nói đã thành tựu pháp quán sổ tức, thì người này đã dối gạt, mê hoặc trời, rồng, quỉ thần v.v… Bọn người ác ấy thuộc dòng dõi ma Ba-tuần, vì đã nói dối. Nếu người nào tự nói mình thành tựu pháp quán bất tịnh, cho đến đỉnh pháp thì sau khi chết, người ấy nhất định rơi vào địa ngục A-tì nhanh như tên bắn. Ở trong đó suốt một kiếp, sau khi thoát ra, người ấy lại rơi vào loài ngạ quỉ, nuốt hoàn sắt nóng, chịu suốt tám nghìn năm. Ra khỏi loài ngạ quỉ, người ấy lại đọa vào loài súc sinh, thường mang nặng chở nhiều, khi chết bị lột da xẻ thịt; trải qua năm trăm đời mới được sinh làm người. Khi được làm người, lại bị đui điếc, câm ngọng, ốm yếu, tật nguyền, nhiều bệnh, chịu những nỗi khổ như thế không thể kể xiết”.
Kinh Chính pháp niệm ghi:
Cam lộ hay độc dược
Đều từ lưỡi gây nên
Cam lộ là lời thật
Độc dược lời gian dối.
Nếu người cầu cam lộ
Người ấy nói lời thật
Hễ ai muốn độc dược
Thì nói năng dối trá.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 82 – CHƯƠNG LỤC Độ (tt)

QUYỂN 82 Quyển này tiếp theo chương Lục độ. 85. CHƯƠNG LỤC Độ (tt) 85.2. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *