Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 6 / PUCL QUYỂN 72 – CHƯƠNG BỐN LOÀI VÀ MƯỜI KẾT SỬ

PUCL QUYỂN 72 – CHƯƠNG BỐN LOÀI VÀ MƯỜI KẾT SỬ

chướng đạo, chỉ cần khởi tâm quyết định tu học thì không còn nghi ba điều này nữa.
Phàm phu chưa quán lí thì không kể là cõi trên hay dưới đều có mười kết sử. Cõi trên tuy không hiện tướng sân thô, nhưng chín kết sử còn lại thường có đủ. Người đã được định tuy chế phục được kết sử tham dục, nhưng do còn kết sử sân nên không được quả xuất thế.
83.3. MÊ LÍ
* Lời bàn
Mê lí không giống nhau, bởi chúng sinh từ vô thỉ đến nay luân hồi sinh tử, không đoạn trừ được lậu hoặc, không chứng quả xuất thế, khiến cho mười kếtsử phiền não trở thành nghiệp chướng ngại, pháp bốn thánh đế trở thành lí bị chướng ngại.
Bốn đế là khổ, tập, diệt, đạo. Nếu giải thích đầy đủ về sự giống nhau và khác nhau giữa bốn đế Đại thừa-Tiểu thừa và thứ lớp nhân quả của bốn đế thì sợ văn dài dòng, nên nay chỉ giải thích sơ lược về danh từ bốn đế để biết rõ nhân quả.
Sinh diệt vô thường đúng thật là khổ, nỗi khổ này bức ngặt người tu hành, nên gọi là khổ đế. Đế nghĩa là chắc thật, chính xác như vậy, không sai lầm. Chữ “đế” trong ba đế còn lại cũng có nghĩa như vậy. Nghiệp thiện ác hữu lậu đều có khả năng sinh ra quả, nguyên nhân chắc thật sinh quả ấy gọi là tập đế. Phiền não được đoạn tận gọi là diệt, chắc thật bất sinh gọi là diệt đế. Quán lí để dứt trừ sự ngăn che, chân thật không dối gọi là đạo đế.
Nếu ngay nơi con người mà luận về bốn đế thì quả báo hữu lậu khổ vui của thân tâm này là khổ đế. Nếu không quán lí thì nghiệp thiện ác sinh khởi cho đến tám thiền định là tập đế. Nếu quán thân tâm sinh diệt vô ngã thì trí tuệ quán chiếu này là đạo đế. Nhờ trí tuệ quán chiếu này mà thấy vô ngã, thì cảnh giới đoạn hoặc là diệt đế.
về mê lí, các luận trình bày không giống nhau.
Luận A-tì-đàm ghi: “Thân kiến, biên kiến chỉ mê khổ đế. Phàm phu đều chấp quả báo khổ làm ngã, cho nên thân kiến duyên khổ đế mà sinh khởi. Nương vàoquả báo khổ của thân mà chấp đoạn, chấp thường. Cho nên, biên kiến cũng do mê khổ đế mà sinh khởi”.
Luận Tạp tâm ghi: “Thân kiến, biên kiến khởi từ quả báo, do mê khổ đế mà có. Phàm phu chấp tội phúc là do ngã tạo tác mà không nhận nghiệp nhân thiện ác làm ngã, cho nên thân kiến không nương tập đế mà sinh khởi. Biết tập chẳng phải ngã thì không gọi là mê tập đế. Biên kiến nương vào thân, không nương tập đế, cũng không nhận diệt đế, đạo đế làm ngã; chấp đoạn, chấp thường cũng đồng như vậy. Cho nên, thân kiến, biên kiến chỉ nương vào quả báo khổ, gọi là mê khổ đế”.
Luận về giới thủ: Giới thủ mê khổ đế và đạo đế. Chẳng hạn, có người ngu chỉ nghe nói: “Tinh tiến khổ hạnh có năng lực đoạn trừ sinh tử”, nhưng không hiểu lời này có nghĩa là “sớm tối chuyên tâm, siêng năng quán chiếu khổ không, mới đoạn trừ được sinh tử”, liền cho rằng “trong sự, thân khổ là đạo” mà không biết thân khổ chẳng phải là Thánh đạo. Cho nên, giới thủ do mê khổ đế mà sinh khởi.
Hoặc có người không chấp thân khổ là đạo, chỉ chấp các phúc hạnh về bố thí, trì giới v.v… là đạo. Đây là đem tập nhân chuyển làm đạo. Giới thủ như vậy gọi là mê đạo đế.
Thật ra, phàm phu không biết tập nhân, vọng chấp làm đạo, đáng lẽ là mê tập đế, nhưng tâm mê ấy không chấp phúc hạnh là tập nhân, mới chuyển làm đạo, nên không gọi là mê tập đế. Khác với chấp khổcho là đạo, tức là chấp khổ là đạo, nên gọi là mê khổ đế. Vì thế, giới thủ có mê khổ đế, có mê đạo đế, không mê tập đế. Diệt đế là thánh quả, là điều chúng sinh mong cầu, không chấp thủ, mê làm về diệt đế nhân hạnh của đạo. Cho nên, giới thủ không mê diệt đế.
Luận về tà kiến, kiến thủ và nghi thì ba kết sử này đều mê cả bốn đế.
Luận về tà kiến: Bác bỏ, không tin nhân quả, bao gồm cả phàm phu và bậc thánh, cho nên tà kiến mê cả bốn đế.
Luận về kiến thủ: Chấp quả báo tự thân là trên hết, tức mê khổ đế; chấp nghiệp thiện thế gian là trên hết, tức mê tập đế; chấp các cõi Phạm thiên, Vô tưởng thiên là niết-bàn, tức mê diệt đế; chấp đạo lí do giới thủ kia đề cập là trên hết, tức mê đạo đế. Cho nên, kiến thủ mê cả bốn đế.
Luận về tâm nghi: Không biết nhân quả của phàm phu và bậc thánh là có hay không, rồi sinh tâm nghi ngờ, không dứt khoát, cho nên nghi cũng mê cả bốn đế.
Năm kiến hoặc và nghi được trình bày trên đây chỉ mê lí bốn đế, không mê sự.
Vì mê lí nên khi quán chiếu, biết rõ không có ngã-nhân, mới đoạn trừ được tâm chấp ngã và chứng biết tuệ quán, từ đó đoạn trừ được phi đạo phiền não khổ quả và tập nhân của phàm phu, biết quán chiếu là đạo mới đoạn trừ được giới thủ. Nhận biêt đúng đắn về diệt đế và đạo đế là bậc nhất, không chấp quả hữulậu là hơn hết, biết thế gian đáng chán mới đoạn trừ được kiến thủ. Do hiểu rõ bốn đế, không sinh tâm nghi ngờ, đạt được niềm tin quyết định mới đoạn trừ được tà kiến và nghi.
Thế nên, thân kiến, biên kiến, giới thủ, kiến thủ, tà kiến và nghi do mê lí bốn đế mà sinh khởi, ngược lại hiểu rõ lí bốn đế thì các kết sử này được đoạn trừ. Không nhận các trần cảnh như sắc, thanh v.v… làm ngã-nhân, nhưng lại chấp đoạn, chấp thường v.v… thì cho dù nhận biết đúng đắn các pháp sắc, thanh v.v… vẫn không đoạn trừ được tâm chấp ngã cho đến kết sử nghi.
Bốn kết sử tham, sân, si, mạn làm chướng ngại cả kiến đạo và tu đạo vì đều mê cả lí và sự. Nghĩa là bốn kết sử này, nếu nương thân kiến mà sinh khởi thì gọi là mê lí, nếu nương sự mà sinh khởi thì gọi là mê sự.
Do thân kiến mà tham sinh khởi, như ái thân kiến thì gọi là tham; do ái thân kiến khiến tâm trở nên mê muội. Nếu khi quán sinh không, biết thân là vô ngã, thì nhàm chán ngã kiến, kết sử tham này liền đoạn trừ.
Do thân kiến mà sân sinh khởi, khi tâm chấp ngã, nghe nói thân này là vô ngã liền sân hận. về sau, khi quán vô ngã, biết rõ không có nhân, nghe nói sinhkhông, tâm liền hoan hỉ. Cho nên, khi thấy lí bốn đế kết sử sân liền được đoạn trừ.
Do thân kiến mà si sinh khởi, nên không biết lỗi cùa thân kiến, về sau, khi hiểu rõ lí bốn đế, kết sử si liền được đoạn trừ.
Do thân kiến mà mạn sinh khởi, cậy vào thân kiến rồi tự cao. về sau, khi hiểu rõ lí bốn đế, kết sử mạn liền được đoạn trừ.
Thế nên, các kết sử tham v.v… do thân kiến mà sinh khởi cũng đều là mê lí, khi hiểu rõ lí bốn đế, các kết sử ấy mới được đoạn trừ.
Nếu do thân kiến mà bốn kiến hoặc còn lại sinh khởi thì so sánh cũng có thể biết được.
Tham v.v… do sự mà sinh khởi, là nương vào trần cảnh sắc, thanh, hương v.v… mà khởi tâm tham liên tục khó dứt. Cho nên, khi hiểu rõ lí bốn đế, thì kết sử tham vẫn chưa được đoạn trừ. về sau, phải tu đạo miên mật thì kết sử tham mới dần dần được đoạn trừ. Tương tự, kết sử sân, si, mạn v.v… do sự mà sinh khởi cũng đều như vậy.
Sau đây là trình bày sự khác biệt của mười kết sử mê lí.
Giải thích theo tâm phàm phu cõi Dục: Mê khổ đế có mười kết sử, mê đạo đế có tám kết sử, mê tập đế và diệt đế mỗi đế có bảy kết sử, mê sự có bốn kết sử, tổng cộng có ba mươi sáu kết sử.
Nếu luận về tâm phàm phu cõi sắc thì có ba mươi mốt kết sử, vì cõi sắc không có kết sử sân.Trong năm hành, mỗi hành bỏ đi một kết sử, nên chỉ có ba mươi mốt kết sử. Tu đạo của bốn đế gọi là năm hành.
Tâm phàm phu cõi Vô sắc cũng có ba mươi mốt kết sử.
Như vậy, luận chung về ba cõi, tổng cộng có chín mươi tám kết sử, mê lí bốn đế có tám mười tám kêt sử, mê sự trong ba cõi có mười kết sử.
Đây là căn cứ luận A-tì-đàm mà giải thích sơ lược như vậy. Nếu căn cứ luận Thành thật thì mười kết sử phiền não đều có tính chấp thủ vả đều thông đạt lí bốn đế, nghĩa là mê lí không vố tính của bốn đế. Cho nên, nói chung, khi quán lí không vô tính của bốn đế, đoạn trừ tính chấp thủ thô, gọi là Kiến đạo. về sáu, khi đoạn trừ tính chấp thủ vị tế, gọi là Tu đạo.
83.4. ĐOẠN CHƯỚNG
* Lời bàn
Đoạn trừ mười kết sử phiền não có khó và dễ, phàm phu đều có đủ tính của kết sử này. Nay nói rõ vấn đề vào đạo nên nêu ra sự khó và dễ. Trong đó, các kiến hoặc thì khó nhận biết mà dễ đoạn trừ; còn bốn kết sử tham, sân, si, mạn thì dễ nhận biết mà khổ đoạn trừ.
Kiến hoặc “khó nhận biết”, nghĩa là phàm phu thường mê lí bốn đế. “Dễ đoạn trừ”, là khi hiểu rõ líbốn đế thì liền đoạn trừ. Nếu có thể tu tập, quán chiếu vô ngã, thì khi sáng tỏ lí bốn đế, gọi là chứng Sơ quả, tức trước tiên đoạn trừ tám mươi tám kết sử. Tuy nhiên, lúc mới quán lí bốn đế, nếu là người có căn cơ linh lợi thì quán chung các pháp đều là giả tạm, không có tự tính, không thấy có ngã nhân, đoạn trừ tám mươi tám kết sử trong một niệm, ngay niệm này gọi là Kiên đạo. Nếu là người có căn cơ chậm lụt thì quán riêng bốn đế, theo thứ lớp dần dần đoạn trừ tám mươi tám kết sử.
Cho nên, luận Phật tính ghi: “Nếu là người có căn cơ linh lợi quán bình đẳng cả bốn đế ngay trong một niệm, thì tám mươi tám kết sử đồng loạt đều được đoạn trừ, gọi là Kiến đế. Nếu là người có căn cơ chậm lụt, theo thứ lớp quán chiếu, thì niệm đầu tiên quán về khổ, không thấy ba đế kia; đoạn trừ khổ xong, tiếp tục đoạn trừ các đế còn lại”.
Đoạn kinh này minh chứng rằng, quán chung hoặc quán riêng các pháp đều được vào đạo, không được chấp một bên. Nếu căn cứ vào các kinh, dẫn dắt người vào đạo phần nhiều chỉ nói quán sinh diệt vô ngã thì đoạn trừ các kết sử, thoát khỏi sinh tử.
Kinh Địa trì ghi: “Sự thụ thân và nơi sinh ra của chúng sinh ở thế gian đều do chấp ngã. Nếu lìa chấp ngã thì không có nơi để thụ thân này ở thế gian”.
Lại nữa, kinh ghi: “Người có tính duyên giác không hiểu danh từ của pháp môn bốn đế, chỉ nương trần cảnh mà quán thân này là vô ngã, liền đoạn trừ được các kết sử, hơn hẳn các hàng thanh văn. Hàng duyên giác chỉ tu một pháp quán vô ngã, tuy không quán riêng bốn đế, nhưng khi quán vô ngã như thế thì có đủ bốn đế. Hàng duyên giác quán báo thân hữu lậu niệm niệm sinh diệt, đây là quán về lí khổ tập, từ niệm trước gọi là khổ, sinh ra niệm sau gọi là tập. Khi biết rõ vô ngã tức thấy được khổ đế. Ngay lúc biết rõ vô ngã tức đoạn trừ được sự tập đế. Những phiền não đã đoạn không sinh khởi nữa tức chứng diệt đế. Trí năng quán này tức là đạo đế”. Thế nên, khi chỉ quán vô ngã thì đã có đủ bốn đế, đoạn trừ kết sử, được giải thoát, không cần quán riêng bốn đế mới được giải thoát.
Cho nên, luận Thành thật dẫn kinh Chân-thúc-ca ghi: “Tất cả pháp đều là nhân duyên đắc đạo, chẳng phải chỉ tu bốn đế mới đắc đạo”. Thế nên biết, vào đạo chẳng cần phải quán riêng, chỉ quán chung một pháp vô ngã cũng được. Nếu có khả năng thấy rõ thân tâm vô ngã tức là Kiến đạo, đoạn trừ được các kiến hoặc.
Tuy nhiên, nếu phân biệt kiến hoặc này theo bốn đế thì ba cõi tổng cộng có tám mươi tám kết sử. Nếu luận về tâm mê ngay nơi một người thì chung qui chỉ là năm kiến hoặc và nghi. Sáu kết sử này so với người ngu thì gọi là khó nhận biết, nếu so

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 82 – CHƯƠNG LỤC Độ (tt)

QUYỂN 82 Quyển này tiếp theo chương Lục độ. 85. CHƯƠNG LỤC Độ (tt) 85.2. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *