Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 69 – CHƯƠNG THỤ BÁO

PUCL QUYỂN 69 – CHƯƠNG THỤ BÁO

sinh tham, nên gọi là vô minh. Từ hai nhân duyên tham ái và vô minh, nên cảnh giới được nhìn thấy đều điên đảo’’.
Kinh Tu hành đạo địa ghi: “Hành vi của người không thuần nhất, hoặc thiện, hoặc ác, nếu được sinh vào loài người, khi cha mẹ giao hợp, tinh cha khôngbị hư hoại, thân trung ấm liên gá vào. Thai mẹ thông suốt không có gì trở ngại, lòng luôn vui vẻ, không có tà niệm thì dịu dàng đón nhận thai nhi. Tinh cha không trong không đục, điều hòa, không mạnh cũng không hư, cũng không đỏ, không đen, không bị gió, bị lạnh và các thứ độc xen lẫn, lại cách biệt với nước tiểu, ngay lúc đó thích hợp cho việc thụ sinh; nếu trung ấm đến thì tinh thần phấn chấn. Bấy giờ nếu là nam mà không được giao hợp với người nữ, thì do năm dục tương thông, nên trung ấm nam kính nghĩ muốn hướng đến người nữ. Khi cha xuất tinh, trung ấm rất hoan hỷ, cho là ta đã hiện hữu. Bấy giờ trung ấm liền mất, thân ngũ ấm liền gá vào bào thai. Khi tinh cha mẹ hòa hợp là ngũ ấm đã có mặt trong bào thai, càng vui mừng, đó là sắc ấm; khi vui mừng, đó là thụ ấm; lúc nhớ nghĩ đến tinh, đó là tưởng ấm; do duyên tội phúc xưa kia mà vào thai, đó là hành ấm; thần thức ở trong thai, đó là thức ấm. Sự hòa hợp như thế gọi là ngũ ấm.
Khi mới nhập thai thì liền có ý căn và thân căn. Tuần đầu tiên ở trong thai không tăng không giảm. Đến tuần thứ hai, tinh huyết dần dần chuyển biến, giống như váng sữa mỏng. Tuần thứ ba, giống như sữa đông sống. Tuần thứ tư, tinh huyết ngưng đặc như sữa đông chín. Tuần thứ năm tinh thai biến đổi giống như sinh tô. Tuần thứ sáu biến thành như bướu thịt mềm. Tuần thứ bảy chuyển dần thành một cục thịt.Tuần thứ tám chất cứng dần như cục đất. Tuần thứ chín, hình thành năm chi phần: hai cánh tay, hai đùi và cổ. Tuần thứ mười, lại phát triển tiếp năm chi phần: hai cổ tay, hai cổ chân và đầu. Tuần thứ mười một, từ đây tiếp tục phát triển thêm mười bốn chi phần: năm ngón tay, năm ngón chân, mặt, tai, mũi và miệng. Tuần thứ mười hai, hình dạng các chi phần này phát triển dần dần hoàn chỉnh. Tuần thứ mười ba, thì hình thành vùng bụng. Tuần thứ mười bốn hình thành gan, phổi, tim, lá lách và thận. Tuần thứ mười lăm, hình thành đại tràng (ruột già). Tuần thứ mười sáu, hình thành tiểu tràng (ruột non). Tuần thứ mười bảy, hình thành vùng dạ dày. Tuần thứ mười tám, hình thành sinh tạng, thục tạng. Tuần thứ mười chín, hình thành xương đầu gối, xương sườn, xương ngực, xương bàn tay, xương bàn chân, xương cánh tay, các đốt xương, dây gân. Tuần thứ hai mươi phát triển cơ quan sinh dục, rốn, vú, cổ. Tuần thứ hai mươi mốt, bắt đầu hoàn thành hai xương vùng đầu, ba mươi hai xương vùng miệng, bảy xương cổ, hai xương đùi, hai xương khuỷu tay, bốn xương cánh tay, mười hai xương vùng ngực, mười tám xương sống, hai xương chậu, bốn xương đầu gối, bốn mươi xương chân, và nhiều xương nhỏ khác, tất cả một trăm lẻ tám xương kết hợp với thịt toàn thân; lại gồm mười tám xương ở hai bên hông, hai xương vai.
Như vậy toàn bộ trong thân thể người gồm ba trăm xương kết nối nhau. Trong thời gian này xương còn mềm như quả bầu non. Tuần thứ hai mươi hai,xương hơi cứng dần như quả bầu sắp chín. Tuần thứ hai mươi ba xương cứng như quả hồ đào, ba trăm xương này liên kết chặt nhau. Xương chân nâng giữ chân, xương cẳng chân nâng giữ cảng chân. Như thế, xương chậu, xương đùi, xương sống, xương ngực, xương sườn, xương vai, xương cổ, xương má, xương cánh tay, xương cổ tay, cẳng chân v.v… mỗi mỗi đều liên kết chặt chẽ với nhau. Nhóm xương như thế giống như huyễn hóa, tùy theo sức gió nơi thân mà điều khiển cử động. Tuần thứ hai mươi bốn, phát triển một trăm sợi gân để kết chặt toàn thân. Tuần thứ hai mươi lăm phát triển bảy nghìn mạch máu, nhưng vân chưa hoàn thành. Tuần thứ hai mươi sáu, các mạch máu đều liền lạc, hoàn chỉnh, thông rỗng như rễ sen. Tuần thứ hai mươi bảy, có ba trăm sáu mươi ba sợi gân được hoàn chỉnh. Tuần thứ hai mươi tám, bắt đầu hình thành các cơ bắp. Tuần thứ hai mươi chín, các cơ bắp hơi dày chắc. Tuần thứ ba mươi, hình thành da bao bọc quanh thân. Tuần thứ ba mươi mốt, da dần dần dày và cứng. Tuần thứ ba mươi hai, lớp da hoàn chỉnh. Tuần thứ ba mươi ba, tai, mũi, môi, các ngón tay, đốt chân hình thành. Tuần thứ ba mươi tư, hình thành chín mươi chín vạn lỗ chân tóc và lỗ chân lông, nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Tuần thứ ba mươi lăm, các lỗ chân lông và tóc hoàn chỉnh. Tuần thứ ba mươi sáu, các móng bắt đầu phát sinh. Tuần thứ ba mươi bảy, thai nhi trong bụng mẹ, do sức gió dấy khởi, nên mắt, tai, mũi, miệng bắt đầu mở; khi có gió tác động thì lông tóc, hoặc xinh đẹp, hoặc thô xấu.
Lại có gió khởi thì tạo thành nhan sắc của thân thể, hoặc trắng, hoặc đen đỏ, hoặc đẹp xấu, tất cả đều do nghiệp xưa tạo thành. Trong tuần này, phát sinh hơi lạnh, nóng, các đường đại tiện, tiêu tiện đều thông. Đến tuần thứ ba mươi tám, thai nhi trong bụng mẹ, tùy theo nghiệp xưa, tự nhiên có sức gió. Nếu nghiệp xưa là thiện, thì có mùi thơm làm cho thân và ý dễ chịu, mềm mại không tì vết, gân cốt ngay thẳng, khiến cho xinh đẹp ai cũng kính mến. Nếu nghiệp xưa xấu ác, thì có mùi hôi, khiến cho thân thể bất an, tâm ý khó chịu, tác động đến gân cốt, khiến xương cong lưng gù, thân tướng không được đoan nghiêm. Lại có trường hợp bất năng nam, mọi người không ưa thích. Lúc này đã ba mươi tám tuần, thiếu bốn ngày đủ chín tháng, thai nhi đã hoàn chỉnh xương cốt toàn thân, đã thành người. Thai nhi nhận đủ hai phần: một phần từ cha, một phần từ mẹ. Các thứ mềm như lông tóc, gò má, mặt, lưỡi, cổ họng, tim, gan, lá lách, thận, ruột, máu đều từ mẹ sinh trưởng; còn những thứ khác hơi cứng hơn như móng, răng, xương, gân, tủy, não, mạch v.v… đều từ cha sinh ra.
Thai nhi nằm trong bụng mẹ, ở dưới sinh tạng, trên thục tạng. Nếu là bé trai, nằm ở bên hông trái, lưng hướng ra ngoài, mặt hướng vào trong; nếu là bé gái, thì nằm ở hông bên phải, mặt hướng ra ngoài, lưng hướng vào trong. Thai nhi nằm chỗ hôi dơ, khó chịu, toàn là bất tịnh. Tất cả xương gân co gấp, không được duỗi thẳng, bọc trong túi da, trói trong bụng mẹ, nơi chứa đầy máu mủ, ô nhiễm, chỗ ở bức ép, lẫn vàochỗ phân tiểu, ngập chìm trong chỗ dơ uế. Thai nhi ở trong ấy chín tháng.
Trong bốn ngày sau cùng, ngày thứ nhất, ngày thứ hai, nếu đời trước tạo nghiệp lành, thì phát khởi nghĩ: ‘Ta ở trong vườn hoặc ở cảnh trời’. Nếu đời trước tạo nghiệp ác, thì khởi nghĩ: ‘Ta ở trong địa ngục, hoặc ở thế gian; ngày thứ ba sầu lo, không vui; đến ngày thứ tư sức gió trong bụng mẹ phát động, hoặc trên hoặc dưới, xoay chuyển khiến thân thể thai nhi treo ngược, đầu hướng xuống sản môn. Nếu là người có phúc thì nghĩ: ‘Ta trầm mình vào trong ao nước để bơi lội vui chơi, giống như rơi từ trên giường cao xuống vườn hoa đầy hương’. Nếu là người thiếu phúc, tự nghĩ: ‘Ta rơi từ trên núi cao xuống bờ ao, rừng cây, trong chuồng xí, hoặc như rơi vào địa ngục lưới gai, hoặc trong rừng kiếm, giữa núi đá hoang vu’, nên tâm buồn rầu, không vui. Như thế, quả báo thiện ác hoàn toàn không giống nhau. Khi đứa bé vừa sinh ra, bị gió bên ngoài thổi đến, tay người xúc chạm, dùng nước ấm tắm rửa, khiến thân thể bị bức bách đau đớn, giống bị ung nhọt. Do những nỗi khổ não này mà lòng sợ chết, do đó có si hoặc, nên mê muội không biết gì.
Đứa bé sinh ra toàn thân dính đầy máu mủ và chất bất tịnh, nên các quỉ mị đến quấy phá, nào là quỷ khiến động kinh, quỷ tử thi xúc não, trùng ngải, quỷ gây bệnh điên tà, mỗi mỗi đều rình chờ để xâm phạm đứa trẻ. Như cục thịt rơi ở ngã tư đường, chim, diều hâu, chó sói đua nhau đến giành giật. Bọn yêu quỷđều muốn thừa dịp làm hại đứa trẻ kia, nên vây quanh giành giựt cũng giống như vậy. Nhưng nếu đời trước tạo nhiêu phúc đức, thì yêu tà không thể làm hại được. Đứa trẻ được nuôi dưỡng khôn lớn từ các thứ thức ăn và không khí, khiến cho thân thể nó sinh ra tám mươi loại vi trùng:
– Hai loại ở chân tóc là Thiệt đề, Trọng đề. – Ba loại ở đầu là Kiên cố, Thương tổn, Hủy hại.
– Một loại ở trong não và hai loại ở ngoài não là Triết chu, Mao nhiễu, Hội loạn.
– Hai loại ở trán là Ti hạ, Hủ hủ.
– Hai loại ở mắt là Đề, Trọng đề.
– Hai loại ở trong tai là Thức vị, Hiện vị.
– Hai loại ở vành tai là Xích, Phục xích.
– Hai loại ở mũi là Phì, Phục phì.
– Hai loại ở miệng là Diêu, Động diêu.
– Hai loại ở trong răng là Ác tệ, Hung bạo.
– Ba loại ở chân răng là Suyễn tức, Hưu chỉ, Tốt diệt.
– Một loại ở lưỡi là Cam mỹ.
– Một loại ở cuống lưỡi là Nhu nhuyến.
– Một loại ở đầu lưỡi là Vãng lai.
– Một loại ở yết hầu là sấu hầu.
– Hai loại ở con ngươi gọi là Sinh, Bất thục.
– Hai loại ở vai gọi là Thùy, Phục thùy.
– Một loại ở cánh tay gọi là Trụ lập.
– Một loại ở tay là Chu toàn.
– Hai loại ở ngực là Ngạch khanh, Quảng phổ.
– Một loại ở tim là Ban bác.
– Một loại ở vú là Chúng hiện.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 66 – CHƯƠNG OÁN KHỔ

QUYỂN 66 Quyển này có một chương Oán khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ 77.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *