Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 68 – CHƯƠNG NGHIỆP NHÂN

PUCL QUYỂN 68 – CHƯƠNG NGHIỆP NHÂN

QUYỂN 68
Quyển này gồm một chương Nghiệp nhân.
78. CHƯƠNG NGHIỆP NHÂN

78.1. LỜI DẪN
Bước vào dòng Thánh thì sông ái yên láng, ngũ trược trong xanh; đánh mất tông chỉ thì núi tà chân động, ba chướng nổi bùng. Tỉnh tâm mà xét, lí này thật không sai. Cho nên biết, lòng lành do tín tâm phát khởi, niệm ác do ý tà mở đường. Vì thế một niệm ác có thể mở toang năm cửa bất thiện, một niệm lành khéo trừ tai họa nhiều đời. Cho nên đối với thiện, phải nỗ lực gọt dũa, mới có lời giáo huấn của thánh nhân; đối với ác, phải xét mình trừ lỗi, mới có việc sám hối. Nếu không làm như vậy, chí luống nhọc sức trưởng dưỡng thân, uổng phí tô vỗ bên ngoài cho chiếc bình; rốt cuộc cũng tan nát nơi thế trần, khổ đau trong chốn u đồ mà thổi. Mong hết thảy tăng tục xét soi, gắng tu tâm ý,
78.2. CÁC LOẠI NGHIỆP NHÂN
Luận Đối pháp ghi: “Có bốn loại nghiệp: Hắc hắc dị thục nghiệp; Bạch bạch dị thục nghiệp; Hắc bạch hắc bạch dị thục nghiệp; Phi hắc bạch vô dị thục nghiệp năng tận chư nghiệp.
1. Hắc hắc dị thục nghiệp: nghiệp bất thiện; do tâm nhiễm ô, cảm quả dị thục không vừa ý
2. Bạch bạch dị thục nghiệp: nghiệp thiện trong ba cõi; do tâm không nhiễm ô, cảm quả dị thục vừa ý.
3. Hắc bạch hắc bạch dị thục nghiệp: tạp nghiệp ở cõi Dục, tức nghiệp thiện ác xen lẫn nhau.
4. Phi hắc bạch vô dị thục nghiệp năng tận chư nghiệp: các nghiệp vô lậu trong phương tiện đạo, vô gián đạo. Vì phương tiện đạo, vô gián đạo là những pháp đối trị các nghiệp ấy. Phi hắc là lìa các phiền não, bạch là hoàn toàn thanh tịnh; vô dị thục là trái với sinh tử; năng tận chư nghiệp là do nghiệp vô lậu mà vĩnhviễn trừ sạch ba nghiệp hữu lậu và tập khí dị thục”.
Kinh ưu-bà-tắc giới ghi:
– Nếu người nam nào không hiểu rõ đươc nghiệp duyên như thế, thì bị trôi lăn sinh tử trong nhiều đời, nhiều kiếp, dẫu có sinh về cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng thọ tám vạn kiếp, khi phúc báo hết thì cũng bị đọa trở lại trong ba đường ác, cho nên Đức Phật dạy: ‘Này thiện nam! Hết thảy các họa sư, không ai tài hơn ý, ý vẽ ra phiền não, phiền não vẽ ra nghiệp, nghiệp lại vẽ ra thân”.
Phẩm Nghiệp trong A-tỳ-đàm~tạp luận ó bài kệ:
Nghiệp kiến tạo thế gian,
Các cõi và chủng tính,
Vì thế nên tư duy
Cầu giải thoát thế gian,
Thân, miệng, ý tạo nghiệp,
Trong tất cả các hữu,
Nghiệp ấy là các hành,
Trang sức các loại thân,
Thân nghiệp có hai loại,
Là tác và vô tác,
Khấu nghiệp cũng như thế,
Ý nghiệp chính là tư.
Kinh Niết-bàn ghi:
– Này thiện nam! Có năm nhân: sinh nhân, hòa hợp nhân, trụ nhân, tăng trưởng nhân, viễn nhân. Sinh nhân tức là nghiệp phiền não trong tâm và các loại hạt giống cỏ cây bên ngoài. Hòa họp nhân, tức nhân thiện cùng thiện hòa hợp, nhân bất thiện với bất thiện hòa hợp, nhân vô ký với vô ký hòa hợp. Trụ nhân, tức nhân chống giữ, như bên dưới có trụ chống thì nhà chẳng sập, núi, sông, cây cối nương vào đất đai mà đứng vững; bên trong có bốn đại, vô lượng chúng sinhphiền não được trụ. Tăng trưởng nhân, tức các nhân giúp các pháp tăng trưởng; như quần áo, thức ăn thức uống v.v… giúp cho chúng sinh tăng trưởng. Như các hạt giống chẳng bị lửa đốt cháy, chẳng bị chim ăn mất thì nó được tăng trưởng; như các sa-môn, bà-la-môn nương vào hòa thượng, thiện tri thức mà được tăng trưởng; như nhờ cha mẹ mà con được tăng trưởng. Viễn nhân tức nhân xa; thí như nhờ thần chú mà quỉ chẳng thể hại, chẳng thể trúng độc; nhờ quốc vương mà không có đạo tặc; như mầm cây nương nhờ đất nước lửa gió mà phát triển; như nước, sự khuấy và người là nhân xa của sữa đặc; như ánh sáng, màu sắc.v.v… là nhân xa của thức; tinh huyết cha mẹ là nhân xa của chúng sinh.
– Này thiện nam tử! Thể của niết-bàn chẳng phải do năm nhân này tạo thành, thì đâu thể cho đó là nhân vô thường. Lại có hai nhân là tác nhân và liễu nhân. Như bánh xe và sợi dây của người thợ gốm là tác nhân. Như đèn đuốc.v.v… chiếu rõ vật trong tối là liễu nhân. Này thiện nam tử! Đại niết-bàn chẳng từ tác nhân mà có, chỉ từ liễu nhân mà thôi. Liễu nhân tức là ba mươi bảy pháp trợ đạo, sáu ba-la-mật.
Kinh Niết-bàn còn ghi:
– Ba cửa giải thoát, ba mươi bảy phẩm trợ đạo có thể làm bất sinh sinh nhân của tất cả phiền não và cũng làm liễu nhân cho niết-bàn. Này thiện nam! Lìa xa phiền não thì thấy rõ ràng niết-bàn. Vậy nên niết-bàn chỉ có liễu nhân, không có sinh nhân.phiền não được trụ. Tăng trưởng nhân, tức các nhân giúp các pháp tăng trưởng; như quần áo, thức ăn thức uống v.v… giúp cho chúng sinh tăng trưởng. Như các hạt giống chẳng bị lửa đốt cháy, chẳng bị chim ăn mất thì nó được tăng trưởng; như các sa-môn, bà-la-môn nương vào hòa thượng, thiện tri thức mà được tăng trưởng; như nhờ cha mẹ mà con được tăng trưởng. Viễn nhân tức nhân xa; thí như nhờ thần chú mà quỉ chẳng thể hại, chẳng thể trúng độc; nhờ quốc vương mà không có đạo tặc; như mầm cây nương nhờ đất nước lửa gió mà phát triển; như nước, sự khuấy và người là nhân xa của sữa đặc; như ánh sáng, màu sắc.v.v… là nhân xa của thức; tinh huyết cha mẹ là nhân xa của chúng sinh.
– Này thiện nam tử! Thể của niết-bàn chẳng phải do năm nhân này tạo thành, thì đâu thể cho đó là nhân vô thường. Lại có hai nhân là tác nhân và liễu nhân. Như bánh xe và sợi dây của người thợ gốm là tác nhân. Như đèn đuốc.v.v… chiếu rõ vật trong tối là liễu nhân. Này thiện nam tử! Đại niết-bàn chẳng từ tác nhân mà có, chỉ từ liễu nhân mà thôi. Liễu nhân tức là ba mươi bảy pháp trợ đạo, sáu ba-la-mật.
Kinh Niết-bàn còn ghi:
– Ba cửa giải thoát, ba mươi bảy phẩm trợ đạo có thể làm bất sinh sinh nhân của tất cả phiền não và cũng làm liễu nhân cho niết-bàn. Này thiện nam! Lìa xa phiền não thì thấy rõ ràng niết-bàn. Vậy nên niết-bàn chỉ có liễu nhân, không có sinh nhân.
Kinh này lại ghi:
– Nếu lìa ba mươi bảy phẩm thì nhất định chẳng thể được chính quả Thanh văn, cho đến quả Vô thượng chính đẳng chính giác, chẳng thấy Phật tính và quả của Phật tính. Do nhân duyên này nên Phạm hạnh tức là ba mươi bảy phẩm. Vì sao? Vì tính của ba mươi bảy phẩm chẳng điên đảo mà có thể hủy hoại điên đảo. Tính ấy chẳng phải ác kiến mà có thể hủy hoại ác kiến, chẳng sợ hãi mà có thể hủy hoại sự sợ hãi. Tính ấy chính là tịnh hạnh, có thể khiến cho chúng sinh rốt ráo tạo tác Phạm hạnh thanh tịnh.
* Lời bàn
Từ trên đến đây, tuy trích dẫn kinh luận để minh chứng có nhiều loại nghiệp nhân, nhưng đến khi định tội thì chưa nói rõ nặng nhẹ, nên ở đây trích dẫn kinh ưu-bà-tắc giới phân biệt để nói về nghiệp nhân bất đồng. Kinh nêu ra bốn đôi: về hữu tình và tâm, có bốn trường hợp; về nặng nhẹ có tám trường hợp; về thượng, trung, hạ cũng có tám trường hợp; hữu tâm, vô tâm cũng có tám trường họp. Tuy phân biệt như vậy, nhưng đến khi phán xét tội thì đều gom chung tất cả.
a. Thứ nhất, về hữu tình với tâm, có bốn trường hợp:
1. Hữu tình nặng tâm nhẹ: như người giết hại cha mẹ với tâm không ác độc.
2. Hữu tình nhẹ tâm nặng: như người giết hại súc sinh với tâm ác độc.
3. Hữu tình nặng tâm nặng: như người giết hại cha mẹ với tâm vô cùng ác độc.
4. Hữu tình nhẹ tâm nhẹ: như người giết hại súc sinh với tâm không ác độc.
b. Thứ hai, nghiệp ác như thế, có tám trường hợp nặng nhẹ khác nhau:
1. Phương tiện nặng, căn bản và thành dĩ nhẹ.
2. Căn bản nặng, phương tiện và thành dĩ nhẹ.
3. Thành dĩ nặng, phương tiện và căn bản nhẹ.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 66 – CHƯƠNG OÁN KHỔ

QUYỂN 66 Quyển này có một chương Oán khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ 77.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *