Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 68 – CHƯƠNG NGHIỆP NHÂN

PUCL QUYỂN 68 – CHƯƠNG NGHIỆP NHÂN

– Tà dâm với người nữ được cha mẹ… bảo vệ
– Nghĩ có người bảo vệ: Đã biết người nữ kia có cha mẹ bảo vệ và cũng khởi ý niệm có người bảo vệ mà vẫn hành tà dâm.
– Tâm nghi: Trong lòng nghi không biết người nữ này là của mình hay của người, hay có cha mẹ bảovệ, hay chẳng có ai bảo vệ, nếu hành dâm với người này, tức thành tà dâm.
– Đạo phi đạo: Hành dâm thuộc đạo và phi đạo. Đạo tức có đạo, phi đạo tức chẳng phải đạo.
– Hành dâm với người nữ không có ai bảo vệ.
– Hành dâm không đúng nơi, không đúng lúc.
– Tác bất tác tướng và Vô tác tướng thì như trong phần sát sinh đã hói. Nhưng trong phần tà dâm, không có pháp bất tác, vì chỉ cần tự tác liền thành.
Hỏi: Thế nào là xa lìa vọng ngữ?
Đáp: Vọng ngữ có bảy trường hợp:
– Thấy nghe hay biết mà vọng ngữ.
– Việc điên đảo và chẳng điên đảo: Việc điên đảo tức nghe đúng như việc ấy mà lại vọng ngữ; chẳng điên đảo tức biết đúng như việc ấy lại vọng ngữ.
– Tâm nghi ngờ mà vọng ngữ: Trong tâm còn nghi việc ấy như vậy hay chẳng phải như vậy, hoàn toàn như vậy hay hoàn toàn không như vậy mà lại vọng ngữ.
– Khởi tâm che giấu: Che giấu sự thật, nói khác với việc đã thấy biết.
– Tướng tác và bất tác thì giống như trong phần sát sinh.
Hỏi: Thế nào là xa Ha lưỡng thiệt?
Đáp: Lưỡng thiệt có bảy trường họp: khởi tâm bất thiện mà lưỡng thiệt, hoặc nói chân thật hoặc nóihư vọng, có tâm phá hoại, trước phá khiển cho người không hòa hợp, tác tướng, tướng bất tác. Bảy trường họp này dễ hiểu nên không cần giải thích.
Hỏi: Thế nào là xa lìa ác khẩu?
Đáp: Ác khẩu có bảy trường hợp: nương ý bất thiện, khởi tâm não loạn, nương tâm loạn, dùng lời ác mắng người, tướng tác, tướng bất tác, tướng vô tác.
Hỏi: Thế nào là xa lìa ỷ ngữ?
Đáp: Ỷ ngữ có bảy trường hợp:
– Nương ý bất thiện: tức nương vào tâm tương ưng với phiền não Tu đạo cõi Dục mà nói năng, thì thuộc ỷ ngữ.
– Nói lời vô nghĩa, không đúng thật nghĩa.
– Nói không đúng lúc: lời nói tuy có nghĩa, nhưng nói không đúng lúc, hoặc khi giảng thuyết trước đại chúng mà nói tùy tiện thì đều thuộc ỷ ngữ.
– Tương ưng với pháp ác: Đó là những lời nói vui đùa, lời phi pháp, lời ca múa… tương ưng với pháp bất thiện, đều thuộc ỷ ngữ.
– Tướng tác và bất tác thì như trong phần sát sinh đã nói.
Các nghiệp tham, sân, tà kiến vì dễ hiểu nên ở đây không cần phải giải thích.
Luận bàn: Trong kinh Sa-già-la long vương sở vắn, Như Lai dạy: “Long vương xa lìa sát sinh sẽ được mười pháp mát mẻ, không còn nóng bức, đó là:
một, ban cho tất cả chúng sinh sự vô úy; hai, an trú trong niệm đại từ; ba, đoạn trừ các tập khí phiền não lỗi lầm; bốn, được quả báo không bệnh tật; năm, tăng trưởng chủng tử thọ mạng; sáu, thường được phi nhân bảo vệ; bảy, ngủ nghỉ an ổn; tám, không thấy ác mộng, không còn tâm oán hận; chín, không sợ tất cả ngoại đạo; mười, sau khi chết sinh về cõi trời.
Này long vương! Nếu hồi hướng căn lành không sát sinh này về Vô thượng bồ-đề, thì khi vừa đắc Bồ-đề, tâm liền được tự tại, thọ mạng vô lượng. Như bồ-tát lìa nghiệp sát sinh, thực hành bố thí, thì được giàu có, của cải vô lượng, không gì có thể phá hoại, thọ mạng dài lâu, tu tập hạnh Bồ-tát, vượt qua tất cả những phiền não xấu ác của thế gian. Này long vương! Mười nghiệp đạo thiện cũng như vậy, có năng lực thành tựu những lợi ích lớn”.
78.5. DẪN CHỨNG
Kinh Tạp bảo tạng ghi: “Vua Ba-tư-nặc có một người con gái tên là Thiện Quang thông minh, đoan chính. Vua và hoàng hậu hết lòng thương yêu, tất cả cung phi đều kính mến. Vua cha nói với Thiện Quang:
– Con nhờ oai lực của ta mà trong cung ai cũng kính mến.
Thiện Quang thưa:
– Con vốn có nghiệp riêng, đâu cần nhờ vào phụ vương!
Vua cha nghe Thiện Quang nói, liền nổi giận nói:
– Nay ta sẽ thử xem sức nghiệp của con nhứ thế nào?
Vua liền sai cận thần tìm một người ăn xin hết sức thấp hèn, nghèo khó, gả cho Thiện Quang.
Vua nói:
– Con vốn. có-nghiệp riêng, không cần nhờ vào ta, từ nay có thể nghiệm biết!
– Con vốn có sức nghiệp riêng!
Thiện Quang vẫn trả lời như vậy, rồi cùng người nghèo ấy dắt nhau ra đi. Thiện Quang hỏi chồng:
– Chàng có cha mẹ không?
Người chồng đáp:
– Cha mẹ ta trước đây là một vị trưởng giả đứng đầu trong thành Xá-vệ này. Nay cha mẹ ta đã qua đời cả rồi, ta không còn chỗ nương tựa, do đó phải đi xin ăn.
Thiện Quang hỏi:
– Nay chàng còn nhớ ngôi nhà cũ của mình không?
Người chồng đáp:
– Nhớ chứ! Nhưng ngôi nhà đã bị hư hoại, chỉ bãi còn đất trống thôi!
Nói xong, người chồng dắt vợ trở về ngôi nhà cũ. Thiện Quang đi dạo quanh, nơi nàng đi qua thì kho báu tự nhiên xuất hiện. Thiện Quang liền dùng châubáu ấy, xây dựng nhà cửa, chưa được một tháng thì hoàn thành. Ngôi nhà như cung điện có rất nhiều kĩ nữ, tớ trai, tớ gái. Một hoom, vua chợt nhớ đến con gái và nghĩ: ‘Không rõ cuộc sống của con ta như thế nào?’.
Lúc đó, có người tâu:
– Công chúa Thiện Quang hôm nay có cung điện, gia sản không kém bệ hạ!
Ngay hôm đó, công chúa bảo chồng đến thỉnh vua cha, vua cha nhận lời mời, đến thăm con gái. Vua thấy nhà cửa, cung thất của con trang nghiêm, ca ngợi là việc chưa từng có. Vua đem việc này đến thưa hỏi Đức Phật:
– Bạch Đức Thế Tôn! Người con gái này đời trước tạo phúc nghiệp gì, mà đời nay được sinh vào dòng vua chúa, thân có ánh sáng?
Đức Phật dạy:
– Vào thời quá khứ cách đây chín mươi mốt kiếp, sau khi Đức Phật Tỳ-bà-thi nhập niêt-bàn, có vua Bàn-đậu tôn thờ xá-lợi Phật trong bảo tháp bằng bảy báu. Phu nhân của vua thấy vậy, liền dùng thiên quan đội lên đầu tượng, dùng hạt ngọc như ý trong thiên quan treo vào đầu cửa tháp, nhân đó phát lời nguyện: ‘Xin cho con đời sau, thân có ánh sáng màu vàng ròng, được sinh vào nhà giàu có tôn quý, không bị đọa vào ba đường ác, tám chỗ nạn’. Phu nhân ngày xưa nay chính là Thiện Quang.
Về sau, vào thời Đức Phật Ca-diếp, người vợ dùng món ăn ngon để cúng dường Phật và tăng, nhưng bị người chồng ngăn cản, người vợ liền cầu xin:
– Nay thiếp đã thỉnh cầu, xin chàng giúp cho mọi việc được hoàn mãn!
Người chồng đồng ý.
Người vợ lúc ấy chính là Thiện Quang bây giờ. Người chồng nay chính là chồng của Thiện Quang, do ngày xưa ngăn cản vợ cúng dường nên thường bị nghèo khó; nhờ đồng ý cho vợ cúng dường, nhưng cần phải làm chồng của Thiện Quang mới giàu sang; khi không còn làm chồng nữa thì lại nghèo khó. Do nhân duyên này mà nghiệp thiện ác đeo đuổi theo thân, cảm thọ quả báo, chẳng bao giờ mất”.
Kinh Tạp bảo tạng lại ghi: “Một hôm vua Ba-tư-nặc đang ngủ, nghe hai vị quan thị vệ cùng tranh luận đạo lý. Một vị nói:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 66 – CHƯƠNG OÁN KHỔ

QUYỂN 66 Quyển này có một chương Oán khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ 77.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *