Home / KINH - LUẬN / Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát / QUYỂN THƯỢNG / KINH ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT – QUYỂN THƯỢNG

KINH ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT – QUYỂN THƯỢNG

Nói về địa ngục Vô Gián đó, giáp vòng ngục thành hơn tám muôn dặm, thành đó thuần bằng sắt cao đến một muôn dặm. Lửa cháy trên thành không có chỗ nào hở trông. Trong ngục thành đó có các nhà ngục liên tiếp nhau đều có danh hiệu sai khác.
Riêng có một sở ngục tên là Vô Gián. Ngục này châu vi một muôn tám nghìn dặm, tường ngục cao một nghìn dặm, toàn bằng sắt cả. Lửa cháy hực hở Suốt trên suốt dưới. Trên tường ngục rắn sắt, chó sắt, phun lửa đuổi nhau chạy bên này sang bên kia.
Trong ngục có giường rộng khắp muôn dặm. Một người thọ tội thời tự thấy thân mình nằm đầy chật cả giường, đến nghìn muôn người thọ tội cũng đều tự thấy thân của mình nằm đầy chật cả trên giường. Đó là do vì những tội nghiệp đã tạo ra nó cảm vời như thế.
Lại những người tội chịu đủ sự khổ sở : trăm nghìn quỷ Dạ Xoa cùng với loài ác quỷ, răng nanh hén nhọn dường gươm, cặp mắt chói sáng như chớp nhoáng, móng tay cứng như đồng, móc ruột bằm chặt.
Lại có quỷ Dạ Xoa khác cầm chĩa lớn bằng sắt đâm vào mình người tội, hoặc đâm trúng miệng mũi, hoặc đâm trúng bụng rồi dồi lên trên không, lấy chĩa hứng lấy để lại trên giường. Lại có diều hâu bằng sắt mổ mắt người tội.
Lại có rắn sắt cắn đầu người tội. Nơi lóng đốt khắp trong thân thể đều lấy đinh dài đóng xuống giường, kéo lưỡi ra rồi cày bừa trên đó, lôi kéo người tội, nước đồng đổ vào miệng, dây sắt nóng đỏ quấn lấy thân người tội, một ngày một đêm, muôn lần chết muôn lần sống lại. Do vì tội nghiệp mà cảm lấy như thế, trải qua ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.
Lúc thế giới này hư hoại thời sanh nhờ qua địa ngục ở thế giới khác. Lúc thế giới khác đó hư hoại thời lại sanh vào cõi khác nữa. Lúc cõi khác đó hư hoại thời cùng xoay vần sanh vào cõi khác. Đến khi thế giới này thành xong thời sanh trở về thế giới này. Những sự tội báo trong ngục Vô Gián như thế đó.
Lại địa ngục đó do có năm điều nghiệp cảm, nên kêu là Vô Gỉán. Năm điều đó là những gì ?
1) Tội nhơn trong đó chịu khổ ngày lẫn đêm, cho đến trải qua số kiếp không lúc nào ngừng ngớt, nên gọi là Vô Gián.
2) Một người tội thân đầy chật cả ngục, nhiều người tội mỗi mỗi thân cũng đều đầy chật cả ngục, nên gọi là Vô Gián.
3) Những khí cụ để hành hình tội nhơn như : chĩa ba, gậy, diều hâu, rắn, sói, chó, cối giã, cối xay, cưa đục, dao mác, chảo dầu sôi, lưới sắt, dây sắt, lừa sắt, ngựa sắt, da sống niền đầu, nước sắt nóng rưới thân, đói thời ăn hoàn sắt nóng, khát thời uống nước sắt sôi. Từ năm trọn kiếp, đến vô số kiếp những sự khổ sở nối nhau luôn không một giây ngừng ngớt nên gọi là Vô Gián.
4) Không luận là trai hay gái, Mường, Mán, Mọi rợ, già trẻ, sang hèn, hoặc là Rồng, là Trời, hoặc là Thần, là Quỷ, hễ gây tội ác theo đó mà cảm lấy, tất cả đều đồng chịu khổ nên gọi là Vô Gián.
5) Nếu người nào bị đọa vào địa ngục đó, thời từ khi mới vào cho đến trăm nghìn kiếp mỗi một ngày đếm muôn lần chết, muôn lần sống lại, muốn cầu tạm ngừng chừng khoảng một niệm cũng không đặng, trừ khi tội nghiệp tiêu hết mới đặng thọ sanh. Do vì lẽ liên miên mãi nên gọi là Vô Gián.
Ngài Địa Tạng Bồ Tát thưa Thánh mẫu rằng : “Nói sơ lược về địa ngục Vô Gián như thế. Nếu nói rộng ra thời tên của những khí cụ để hành tội cùng những sự thống khổ trong địa ngục đó, dầu đến suốt một kiếp cũng không thể nào nói cho hết được”.
Bà Ma Gia phu nhơn nghe ngài Địa Tạng Bồ Tát nói xong, khôn xiết lo rầu ! Bà chắp tay đảnh lễ Bồ Tát mà lui ra.

NGHIỆP CẢM CỦA CHÚNG SANH
PHẨM THÚ TƯ

1) BÔ TÁT VÂNG CHỈ – Lúc đó, ngài Địa Tạng đại Bồ Tát bạch cùng Đức Phật rằng : “Bạch Thế Tôn ! Con nương sức oai thần của Đức Như Lai, nên chia thân hình này ở khắp trăm nghìn muôn ức thế giới, để cứu vớt tất cả chúng sanh bị nghiệp báo.
Nếu không nhờ sức đại từ của Đức Như Lai, thời chẳng có thể biến hóa ra như thế được. Nay con lại được Như Lai phó chúc : Từ nay đến khi ngài A Dật Đa thành Phật, làm cho chúng sanh trong, sáu đường đều đặng độ thoát. Xin vâng !
Bạch Đức Thế Tôn ! Xin Đức Thế Tôn chớ lo !”.
Bấy giờ, Đức Phật bảo ngài Địa Tạng Bồ Tát rằng : “Những chúng sanh mà chưa được giải thoát, tánh thức của nó không định, hễ quen làm dữ thời kết thành nghiệp báo dữ, còn quen làm lành thời kết thành quả báo lành.
Làm lành cùng làm dữ tùy theo cảnh duyên mà sanh ra, lăn mãi trong năm đường không lúc nào tạm ngừng ngớt, mê lầm chướng nạn trải đến kiếp số nhiều như vi trần.
Ví như loài cá bơi lội trong lưới theo dòng nước chảy, thoạt hoặc tạm được ra, rồi lại mắc vào lưới. Vì thế nên Ta phải lo nghĩ đến những chúng sanh đó.
Đời trước ông trót dã lập nguyện trải qua nhiều kiếp phát thệ rộng lớn độ hết cả hàng chúng sanh bị tội khổ, thời Ta còn lo gì !”
2) ĐỊNH TỰ TẠI VƯƠNG BẠCH HỎI Khi Đức Phật dạy lời như thế xong, trong Pháp hội cò vị đại Bồ Tát hiệu là Định Tự Tại vương ra bạch cùng Đức Phật rằng :
“Bạch Thế Tôn ! Từ nhiều kiếp đến nay, ngài Địa Tạng Bồ Tát đã phát thệ nguyện gì, mà nay được Đức Thế Tôn ân cần ngợi khen như thê’ ? Cúi mong Đức Thế Tôn lược nói cho”
Bây gìờ, Đức Thế Tôn bảo ngài Định Tự Tại Vương Bồ Tát : “Lóng nghe! Lóng nghe ! Phải khéo suy xét đó, Ta sẽ vì ông mà giải bày rõ ràng.
3) ÔNG VUA NƯỚC LÂN CẬN Vô lượng vô sấ na do tha bất khả thuyết kiếp về thuở trước. Lúc đó, có Đức Phật ra đời hiệu là Nhứt Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Đức Phật đó thọ sáu muôn kiếp. Khi Ngài chưa xuất gia, thời Ngài làm vua một nước nhỏ kia, kết bạn cùng với vua nước lân cận; hai vua đồng thực hành mười hạnh lành làm lợi ích cho nhơn dân
Nhơn dân trong nước lân cận đó phần nhiều tạo những việc ác. Hai vua cùng nhau bàn tính tìm những phương chước để dắt dìu dân chúng ấy.
Một ông phát nguyện : “Tôi nguyện, sớm thành Phật sẽ độ dân chúng ấy làm cho đều được giải. thoát không còn thừa”.
Một ông phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ đề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật”.
Đức Phật bảo ngài Định Tự Tại Vương Bồ Tát rằng : “Ông vua phát nguyện sớm thành Phật đó, chính là Đức Nhứt Thiết Trí Thành Tựu Như Lai.
Còn ông vua phát nguyện độ chưa hết những chung sanh tội khổ thời chưa nguyện thành Phật đó, chính là ngài Địa Tạng Bổ Tát đây vậy.
3) QUANG MỤC CỨU MẸ – Lại vô lượng vô số kiếp về thuở trước, có Đức Phật ra đời, hiệu là Liên Hoa Mục Như Lai. Đức Phật đó thọ bốn mươi kiếp.
Trong thời Mạt pháp, có một vị La Hán phước đức cứu độ chúng sanh. Nhân vì đi tuần tự giáo hóa mọi người, La Hán gặp một người nữ tên là Quang Mục, nàng này sắm sửa đồ ăn cúng dường La Hán.
La Hán thọ cúng rồi hỏi : “Nàng muốn những gì ?”.
Quang Mục thưa rằng: “Ngày thân mẫu! tôi khuất, tôi làm việc phước thiện để nhờ đó mà cứu vớt thân mẫu tôi, chẳng rõ thân mẫu tôi thác sanh vào đường nào ?”
La Hán nghe nói cảm thương bèn nhập định quan sát, thời thấy bà mẹ của Quang Mục đọa vào chốn địa ngục rất khổ sở.
La Hán hỏi Quang Mục rằng “thân mẫu người lúc sanh tiền đã làm những hạnh nghiệp gì, mà nay phải đọa vào chốn địa ngục rất khổ sở như thế”
Quang Mục thưa rằng : “Ngày còn sống, thân mẫu tôi chỉ ưa ăn thịt loài cá trạnc, phần nhiều là hay ăn cá con và trạnc con, hoặc chiên, hoặc nấu, tha hồ mà ăn cho thỏa mãn.
Nếu tính đếm sô’ cá trạnh của người đã ăn thời đến hơn nghìn muôn. Xin Tôn giả thương xót chỉ dạy phảỉ làm cách nào để cứu thân mẫu tôi ?”.

About namcuulong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *