Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 66 – CHƯƠNG OÁN KHỔ

PUCL QUYỂN 66 – CHƯƠNG OÁN KHỔ

Đế Thích bảo:
– Ông hãy quì gối, chắp tay hướng về phương dưới mà bạch: ‘Cúi xin Thế Tôn quán xét kĩ chốn cùng tận này. Cúi xin Ngài thương xót. Nay con tự qui y Tam bảo, Như Lai Vô Sở Trước’.
Vị thiên tử kia liền y theo lời Đế Thích, quì gối chắp tay, hướng xuống phương dưới, tự xưng tên họ, qui y Phật pháp tăng, suốt đời làm một Phật tử chân chính, không cần làm một vị trời. Nói ba lần như thế, vị thiên tử này không còn phải sinh vào bụng heo, mà sinh vào nhà trưởng giả.
Thật vậy, khi thọ mạng cõi trời hết, vị thiên tử này sinh vào nhà một đại trưởng giả trong thành La-duyệt-kì. Lúc ấy vợ trưởng giả biết mình có thai, sau mười tháng thì sinh được một bé trai có dung mạo đoan chính, hiếm có trên đời. Năm bé lên mười tuổi, vợ chồng trưởng giả đưa con đến chỗ Phật. Đức Phật thuyết pháp, đứa bé lập tức rũ sạch trần cấu, chứng Pháp nhãn tịnh, không còn phiền não. Sau đó đứa bé lìa tục, xuất gia tu hành và đắc quả A-la-hán”.
Kinh Chính pháp niệm ghi: “Bấy giờ vua trời Dạ-ma nói tóm lược cho thiên chúng nghe:
– Cõi trời, cõi người thuộc về đường lành có mười sáu nỗi khổ: nỗi khổ làm thân trung ấm, ở trong thai, lúc sinh, mong cầu ăn uống, ghét nhau mà gặp nhau, thương yêu mà xa lìa, thời tiết nóng lạnh, bệnh hoạn, bị người sai khiến, tìm cầu lao nhọc, gần ác tri thức, người thân lâm nạn, đói khát, bị người khác khinh chê, già, chết.
Đây là mười sáu nỗi khổ lớn trong nhân gian, đến khi chết vẫn còn chịu những nỗi khổ khác. Ở trong sinh tử thật không thể chịu nổi. Trong cõi hữu vi chẳng có mảy may vui thú, tất cả đều vô thường, tất cả đều sẽ hủy hoại. Bấy giờ, vua trời Dạ-ma nói bài kệ:
Ở trong cõi đời này,
Có thân thì có khổ,
Có sinh thì có tử,
Có tử thì có sinh.
Khi thụ thân trung ấm,
Do nghiệp chịu khổ đau,
Trong đêm dài tăm tối,
Khổ này nói sao cùng!
Như rơi vào hố xí,
Như lửa đốt cháy thân,
Đó là khổ trong thai,
Làm sao nói cho cùng!
Vì tham mùi vị ngon,
Tâm luôn luôn mong cầu,
Từ đỏ sinh khổ lớn,
Biết nói sao cho cùng!
Phàm phu luôn mong cầu,
Tham muốn không biết đủ,
Phải chịu các khổ não,
Khổ này nói sao cùng!
Oán ghét lại gặp nhau,
Giống như ngọn lửa dữ,
Gây ra bao não phiền,
Khổ này nói sao cùng!
Thương yêu mà lìa xa,
Lòng vô cùng khổ não
Cùng tận, không chịu nổi,
Khổ này nói sao cùng!
Lạnh nóng thật đáng sợ,
Cũng sinh muôn nghìn khổ,
Hữu tình phải gánh chịu,
Khổ này nói sao cùng!
Bệnh hoạn hại thân người,
Sứ giả của thần chết,
Chúng sinh chịu khổ này,
Nói sao cho hết được!
Bị người khác sai khiến,
Thân tâm không tự do,
Chịu bao điều cay đắng,
Khổ này nói sao cùng!
Lửa ái dục thiêu thân,
Vẫn cầu để chịu khổ,
Dần dần đến ngày chết,
Khổ này nói sao cùng!
Gần gũi bạn bè xấu,
Mãi mãi chịu khổ đau,
Sẽ rơi vào nẻo ác,
Khổ này nói sao cùng!
Thấy người thân buồn khổ,
Thì sinh lòng đau thương,
Còn hơn ở địa ngục,
Khổ này nói sao cùng!
Bị đói khát bức ép,
Như lửa đốt ruột gan,
Hủy hoại cả thân tâm,
Khổ này nói sao cùng!
Bị bạn bè, thân thuộc,
Và mọi người khinh chê,
Thì sinh lòng buồn chán,
Khổ này nói sao cùng!
Bị tuổi già bức bách,
Thân gầy, tâm suy sụp,
Đi đứng phải chống gậy,
Khổ này nói sao cùng!
Thần chết cướp mạng người,
Từ đây sang cõi khác,
Đây là nỗi khổ lớn,
Sao nói được bằng lời! ”.
Kinh Cửu hoạnh ghi: “Đức Phật bảo các tì-kheo: ‘Có chín nguyên nhân làm cho người chưa đến lúc chết mà chết oan:
– Một, ăn thức ăn không nên ăn: tức là thức ăn không hợp ý, ăn no bụng sẽ không ổn.
– Hai, ăn không lượng định: tức không biết tiết độ, ăn quá no.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 67 – CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt)

QUYỂN 67 Quyển này tiếp theo chương khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt) 77.6. CÁC ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *