Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 64 – CHƯƠNG SĂN BẮN, CHÀI LƯỚI

PUCL QUYỂN 64 – CHƯƠNG SĂN BẮN, CHÀI LƯỚI

ngậm quả đến cúng dường, chim cũng đậu trong tay cùng sư thụ thực. Chim đến rất đúng giờ, không bao giờ sớm hay muộn. Đức hạnh của sư cảm được những điềm kì diệu hiếm có như vậy.
Lòng sư lúc nào cũng đau đáu xót thương các loài chúng sinh, luôn tìm cách cứu họ thoát sinh tử. Một hôm sư mộng thấy hai người nam đến bảo:
– Ngài sống nơi núi rừng sâu thẳm này để mong được lợi ích gì?
Sư đáp:
– Chỉ mong đem lại lợi ích cho chúng sinh.
Thế là họ trao cho sư năm giới và nói:
– Ngài có thể dùng năm giới này làm lợi ích chúng sinh! Chúng ta từ cõi trời Đao-lợi xuống đây trao năm giới cho ngài.
Nói xong cả hai vọt lên hư không đi mất. Sau đó sư xuống núi, truyền giới cho rất nhiều người trong nước.
Niên hiệu Trinh Quán mười hai (638), sư đến Trung Quốc. Vừa đến kinh đô, sư đã cứu giúp mọi người, hằng ngày có cả nghìn người đến sư cầu thụ giới, trong đó có người mù bỗng nhiên mắt sáng, người bệnh được lành. Sư rất thích nơi vắng vẻ, nên tâu vua xin hạ an cư ba tháng tại chùa Vân Tế. Nơi đây sư thấy vô số quỉ thần lớn, mang giáp, cầm gậy đến nói: “Nay mang chiếc xe vàng này đến nghinh đón Từ Tạng. Sư lại thấy một vị thần khác cũng to lớn đến đánh nhau với vị thần kia, ngăn cản không cho rước Từ Tạng. Bấy giờ sư nghe mùi hôi thối xông khắp hang cốc, sư liền đến thẳng sàng thông báo từ biệt. Có một đệ tử của sư bị quỉ đánh chết, sau đó sống lại. Thấy vậy, sư liền xả y bát, tư tài cúng dường chư tăng, lại nghe hương thơm lan khắp thân tâm. Vị thần ấy nói: “Nếu hôm nay sư không chết, sẽ thọ hơn tám mươi”,
Năm bảy mươi tuổi sư trở về quê hương Tân-la xiển dương Phật pháp giống như tại Trung Quốc. Vua Tân-la thỉnh sư đến chùa Hoàng Long giảng Bồ-tát giới bản. Trong suốt bảy ngày bảy đêm ấy, trời rưới cam lộ, mây lành che phủ giảng đường, bốn chúng kinh ngạc.
Từ đó danh tiếng sư vang khắp bốn phương, về sau, sư hiện cơn bệnh nhẹ rồi thị tịch, nhằm niên hiệu Vĩnh Huy (650-656) đời Đường, Trung Quốc.
75.6.4. Đời Đường, Lư Nguyên Lễ ở Phạm Dương: Vào niên hiệu Trình Quán cuối cùng (650), ông làm huyện úy Liên Thủy, Tứ châu. Một hôm bị cơn bệnh năng, ông đột ngột qua đời, nhưng qua ngày sau thì sống lại và kể:
– Lúc đầu có một người dẫn tôi đến một phủ quan, nơi đây tôi thấy một quan nhân đến mà không có thị vệ. Tôi liền đến ngồi vào ghế của vị quan nhân, ông ta liền nhìn người hầu, người này bước đến, một tay nâng đầu tôi, một tay nắm chân tôi ném xuống thềm. Một hồi lâu tôi mới đứng dậy được. Kế đó tôi bị dẫn đến một biệt viện, rồi đi qua hướng nam vào một sảnh đường rộng lớn. Tôi thấy trong đây có hàng trăm bếp lò, bên trên có hơi nước bốc lên nghi ngút như mây cuộn, tiếng nước sôi sùng sục, xen lẫn âm thanh ồn náo của hàng nghìn, hàng vạn người. Tôi ngước nhìn thì thấy như có những cái lồng nhốt đầy người treo phía trên đám hơi nước này, thì ra đây là nơi nấu tội nhân. Thế là tôi phát nguyện lớn: “Nguyên Lễ tôi nguyện chịu tội thay cho tất cả chúng sinh”. Nói xong tôi cởi hết y phục rồi nhảy vào vạc nước sôi. Lúc ấy tôi mê man, nên không cảm thấy đau đớn. Lát sau có một vị sa-môn đến kéo tôi ra khỏi vạc và nói: “Biết ông có tâm chí thành, nên cho trở về dương thế”. Thế là tôi sống lại.
Từ đó về sau ông không ăn cá thịt, ba bốn năm sau ông qua đời tại đất Lạc.
75.6.5. Thỏ thiêu thân cúng dường: Truyện Tây quốc hành của pháp sư Huyền Trang đời Đường ghi: “Phía tây hồ Liệt-sĩ, nước Bà-la-ni-tư có tháp Tam Thú, là nơi Như Lai thiêu thân khi còn tu hạnh Bồ-tát. Đó là vào kiếp sơ, trong khu rừng vắng này có ba con thú là chồn, thỏ và vượn hòa hợp chung sống. Bấy giờ Đế Thích muốn thử những loài tu hạnh bồ-tát, nên hóa thành một cụ già, đến khu rừng này hỏi ba con thú:
– Ba ngươi an ổn không, chảng sợ hãi chứ?
Ba thú đồng đáp:
– Bước trên cỏ mềm, dạo khắp rừng xanh, mọi loài chung vui, đã an mà còn lạc nữa!
Ông lão nói:
– Nghe nói ba ngươi giao tình thân thiết, không phân biệt trẻ già, nên từ xa tìm đến đây. Bây giờ ta đang đói, không biết có gì ăn không?
Cả ba đồng thưa:
– Xin ông tạm ở lại đây giây lát, chúng tôi sẽ tìm”.
Thế là cả ba cùng đi, bấy giờ chồn men theo bờ suối bắt được một con cá chép; vượn trèo lên cây hái quả đem về, chỉ có thỏ trở về không. Thấy vậy, ông lão nói:
– Theo ta thấy, các ngươi chưa thật sự hòa hợp. Chồn và vượn đồng lòng, cả hai thật đã dụng tâm, chỉ cỏ thỏ về không, chẳng có gì hiến cho ta. Theo đó thì có thể biết được thế nào rồi!
Thỏ nghe ông lão luận như thế, liền nói với vượn và chồn:
– Sau khi gom đủ củi, thì tôi mới có cách!”
Thế là hai thú kia tranh nhau lấy củi, con thì mang cỏ khô, con thì kéo cành cây gom lại thành đống lớn, rồi đốt cháy. Bấy giờ thỏ mới nói:
– Thưa nhân giả! Thân thể tôi bé nhỏ, khó mà tìm được thức ăn. Nay xin dâng thân này cho ngài thụ dụng!
Nói xong, thỏ nhảy vào đổng lửa tự thiêu chết mình. Tức thời ông lão trở lại nguyên hình Đế Thích. Thân thỏ đã cháy hết, chỉ còn xương, Đế Thích nhặt lấy mà lòng cảm thương, ông than thở một hồi lâu mới nói với chồn và vượn:
– Sao lại đến nỗi này! Ta cảm động tấm lòng của thỏ, nên không để mất dấu tích của thỏ!
Đế Thích bèn gửi bóng thỏ lên mặt trăng để lưu truyền đến đời sau. Cho nên biết, con thỏ trong mặt trăng từ việc này mà có. Người đời sau đã xây tháp nơi đây để kỉ niệm ba con thú ấy”.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 67 – CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt)

QUYỂN 67 Quyển này tiếp theo chương khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt) 77.6. CÁC ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *