Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 59 – CHƯƠNG MƯU HẠI VÀ PHỈ BÁNG (tt)
11 MARCH 2013 - LUANG PRABANG, LAOS: A woman drops a serving of sticky rice into a monk's alms bowl during the tak bat in Luang Prabang. The "Tak Bat" is a daily ritual in most of Laos (and other Theravada Buddhist countries like Thailand and Cambodia). Monks leave their temples at dawn and walk silently through the streets and people put rice and other foodstuffs into their alms bowls. Luang Prabang, in northern Laos, is particularly well known for the morning "tak bat" because of the large number temples and monks in the city. Most mornings hundreds of monks go out to collect alms from people. PHOTO BY JACK KURTZ

PUCL QUYỂN 59 – CHƯƠNG MƯU HẠI VÀ PHỈ BÁNG (tt)

xong; bỗng có một chàng trai đến trả giá gấp đôi, nên mua được châu. Cô gái không mua được vô cùng tức giận, lại theo năn nỉ cho xem mà chàng trai vẫn không cho. Cô gái càng căm phẫn nói:
– Tôi nguyện sinh ra nơi nào tôi sẽ báo oán ông, dù gặp ở đâu tôi cũng hủy nhục ông, lúc đó ông có ăn năn cũng không kịp.
Phật bảo các tì-kheo và vua Ba-tư-nặc:
– Chàng trai mua châu thuở xưa, nay chính là Ta, còn cô gái, nay là Bạo Chí. Vì cô sinh tâm sân hận, cho nên sinh ra nơi nào cũng thường vu không Ta như thế.
Nghe Phật dạy, đại chúng đều dứt hết nghi ngờ ai nấy đều hoan hỉ.
67.5.9. Nhân duyên Đức Phật ăn lúa dành cho ngựa
Đức Phật bảo Xá-lợi-phất: Vào thời quá khứ, Đức Phật Tì-bà-diệp Như Lai cùng chúng đệ tử du hóa tại thành Bàn-đầu-ma-bạt. Vua Bàn-đầu cùng quần thần, nhân dân, thanh tín nam nữ cúng dường đầy đủ bốn vật dụng cần thiết cho đức Tì-bà-diệp Như Lai và đại chúng, không hề thiếu thốn. Lúc ấy trong thành cũng có bà-la-môn Nhân-đề-kì-lợi thông suốt bốn bộ Vệ-đà, hiểu rõ toán thuật của Ni-kiền và các giới cấm của bà-la-môn, đang dạy cho năm trăm đồng tử.
Một hôm, nhà vua mở hội cúng dường, thỉnh Phật và chúng tăng. Phật im lặng nhận lời. Vua trở về sửa soạn các món ngon, sắp đặt tòa ngồi, thảm nệm tốt đẹp.
Biết giờ đã đến, Đức Phật Tì-bà-diệp bảo đại chúng đắp y, ôm bát đến nơi vua thỉnh và ngồi vào tòa. Vua cho dọn bày thức ăn, tự tay dâng các món thượng vị. Hôm ấy, tì-kheo Di-lặc bị bệnh, nên không thể đến thụ thực. Thụ trai xong, Phật và chúng tăng trở về, lại xin thức ăn đem về cho tì-kheo bị bệnh. Khi Phật và chúng tăng đi ngang qua vùng núi của bà-la-môn Nhân-đề-kì-lợi; Nhân-đề-kì-lợi thấy thức ăn thơm ngon, liền khởi tâm ganh ghét, quở mắng:
– Bọn sa-môn đầu trọc này đáng lẽ phải ăn lúa ngựa, không được ăn những món thơm ngon thế này.
Nhân-đề-kì-lợi lại hỏi các đồng tử:
– Các con có đồng ý như vậy chăng?
Học trò của Phạm chí cũng đồng tình nói:
– Đúng như thế! Thầy của họ cũng đáng cho ăn lúa ngựa.
Phật bảo Xá-lợi-phất:
– Bà-la-môn Nhân-đề-kì-lợi là tiền thân của Ta; năm trăm đồng tử thuở ấy là năm trăm a-la-hán ngày nay, tì-kheo bị bệnh thuở ấy nay là bồ-tát Di-lặc.
Phật bảo Xá-lợi-phất:
– Thuở ấy, Ta khởi tâm ganh ghét mắng: “Bọn họ không đáng ăn những món thơm ngon, lẽ ra phải ăn lúa ngựa” và các ông cũng nói như vậy. Vì nhân duyên này, nên trong vô số nghìn năm, Ta và các ông cùng ở trong địa ngục. Do nghiệp duyên thuở ấy còn sót lại, nên nay tuy đã thành Phật, Ta cùng các ông vẫn bị ăn lúa ngựa trong suốt chín mươi ngày tại ấp Tì-lan. Lúc ấy, Ta không nói cho Phật ăn lúa ngựa, chỉ nói cho các tì-kheo ăn; cho nên hôm nay Ta được ăn gạo; còn các ông nói thêm: ‘Nên cho Phật ăn lúa ngựa’, do đó nay các ông bị ăn lúa.
Kinh Đại thừa phương tiện ghi: “Do nhân duyên gì mà Như Lai và chúng tăng trong ba tháng an cư ăn lúa ngựa tại tụ lạc của bà-la-môn Tì-lan-nhã? Nầy thiện nam! Lúc ấy ta biết trước bà-la-môn đó sẽ quên là đã thỉnh Phật và tăng, chẳng cung cấp thức uống ăn, nhưng ta vẫn cố ý thụ thỉnh. Tại sao? Vì muốn độ năm trăm con ngựa vậy. Bầy ngựa ấy đời trước đã từng học Đại thừa rồi, đã từng cúng dường chư Phật quá khứ, do gần ác tri thức tạo ác nghiệp nên đọa súc sinh. Trong bầy có một ngựa lớn tên Nhựt Tạng là đại bồ-tát. Đời quá khứ, khi còn làm người, Nhựt Tạng đã từng khuyến hóa năm trăm người, nay là năm trăm ngựa nhỏ phát tâm Bồ-đề. Vì muốn độ năm trăm ngựa nhỏ nên bồ-tát thị hiện sinh trong loài ngựa. Do oai đức của ngựa lớn mà năm trăm ngựa nhỏ tự biết túc mạng và nhớ lại tâm nguyện đã từng mất. Vì ta thưomg năm trăm bồ-tát đọa trong loài ngựa, muốn chúng thoát thân súc sinh, nên Như Lai biết trước mà vẫn thụ thỉnh.
Bấy giờ qui định, trong ba tháng, giảm nửa phần lúa ăn mỗi ngày của năm trăm ngựa nhỏ cúng dường chúng tăng, giảm nửa phần lúa ăn mỗi ngày của ngựa lớn cúng dường Như Lai. Ngựa lớn Nhựt Tạng dùng tiếng loài ngựa thuyết pháp cho năm trăm ngựa nhỏ, cũng dạy sám hối lễ Phật và tì-kheo tăng cùng phát tâm cúng dường nửa phần ăn cho chúng tăng. Năm trăm ngựa nhỏ sám hối rôi sinh lòng tịnh tín đối với Phật, pháp, tăng. Sau ba tháng không lâu, bầy ngựa chết, tất cả đều được sinh cõi trời Đâu-suất thành năm trăm thiên tử. Năm trăm thiên tử nay lại từ thiên cung xuống chỗ Phật đỉnh lễ cúng dường, nghe Phật thuyết pháp. Tất cả đều không lui sụt Vô thượng Bồ-đề. Nhựt Tạng sẽ cúng dường vô lượng chư Phật, thành tựu pháp trợ Bồ-đề sẽ được thành Phật hiệu Điều Ngự Như Lai.
Này thiện nam! Dù Như Lai dùng cỏ cây, ngói đá, đất cát, nhưng không có món ngon nào trong tam thiên đại thiên thế giới hơn được. Lúc ấy A-nan lòng buồn phiền nghĩ: ‘Như Lai thuộc dòng Chuyển luân vương xuất gia học đạo mà ăn gạo lúa ngựa như kẻ hạ tiện’. Ta biết tâm niệm ấy, liền trao cho A-nan một hạt và bảo:
– Ông nếm thử hạt cơm nầy, xem mùi vị thế nào?
A-nan nếm xong, có cảm giác cho là chưa từng gặp, nên bạch:
– Bạch đức Thế Tôn! Con sinh trong vương gia, lớn lên trong vương gia, mà chưa từng được nếm mùi vị thượng diệu nầy!
Ăn hột cơm ấy xong, trọn bảy ngày bảy đêm A-nan chẳng ăn chẳng uống mà không thấy đói khát.
Như Lai lại biết, nếu năm trăm tì-kheo ăn món ngon thì tăng lòng tham dục, nếu ăn món dở thì chẳng bị tham dục che lấp. Do đó sau ba tháng an cư ấy, các tì-kheo xa lìa tâm dâm dục và chứng quả A-la-hán.
Nầy thiện nam! Vì điều phục năm trăm tì-kheo và độ năm trăm bồ-tát bị quả báo làm súc sinh mà Như Lai dùng sức phương tiện ăn lúa ngựa trong ba tháng, chứ chẳng phải là nghiệp báo.
67.5.10. Nhân duyên Đức Phật tu khổ hạnh
Vào thời quá khứ, tại ấp Đa Thú cách thành Ba-la-nại không xa, có bà-la-môn làm quan thái sử, chức quan đứng đầu trong nước. Bà-la-môn này có một người con, trên đầu tự nhiên có búi tóc như vòng lửa, nên được đặt tên là Hỏa Man. Hỏa Man rất đoan chính, có ba mươi tướng quí, thông thạo tất cả kinh điển, cho đến các sách như đồ thư, sấm kí của bà-la-môn. Bấy giờ, con của người thợ gốm tên là Nan-đề bà-la, từ nhỏ đã thân với Hỏa Man. Cả hai rất thương yêu nhau, lúc nào cũng nghĩ đến nhau. Nan-đề-bà-la siêng năng, nhân từ, hiếu thuận. Cha mẹ Nan-đề-bà-la đều mù, Nan-đề-bà-la phụng dưỡng song thân rất chu đáo. Tuy là thợ gốm, nhưng Nan-đề-bà-la không tự tay đào đất, cũng không bảo người đào, chỉ lấy đất nơi tường sụp, bờ lở và ổ chuột mục nát, nhào nặn lại làm thành vật dụng rất đẹp, không gì sánh bằng. Nếu ai muốn mua những vật dụng này thì đem lúa, gạo, mè, đậu đến đổi lấy để anh ta nuôi cha mẹ mà thôi, cũng không bao giờ định giá cả, cũng không lấy vàng, bạc, tiền của, lụa là.
Tinh xạ mà Phật Ca-diếp đang ở cách ấp Đa Thú không xa, có hai mươi nghìn vị đại tì-kheo đều là bậc a-la-hán. Khi ấy, Hộ Hỉ nói với Hỏa Man:
– Chúng ta hãy đến viếng thăm Phật Ca-diếp nhé!
Hỏa Man trả lời:
– Bạn đến gặp vị sa-môn đầu trọc đó làm gì? Ông ấy chỉ là kẻ đầu trọc, đâu có chứng đạo gì!
Hỏa Man nói ba lần như thế.
Hôm sau, Hộ Hỉ lại nói với Hỏa Man:
– Chúng ta cùng ra sông tắm nhé!
Hỏa Man trả lời:
– Được thôi!
Thế là cả hai cùng ra sông tắm gội. Mặc áo quần xong, Hộ Hỉ đưa tay phải chỉ về phía xa và nói:
– Tinh xá của Như Lai Ca-diếp cách đây không xa, chúng ta nên đến viếng thăm Ngài trong chốc lát nhé!
Hỏa Man trả lời:
– Bạn đến gặp vị sa-môn đầu trọc đó làm gì? Ông ấy chỉ là kẻ đầu trọc, đâu có đạo đức gì! Phật đạo rất khó đạt được!
Hộ Hỉ liền nắm áo Hỏa Man kéo đi, Hỏa Man cởi áo, bỏ chạy. Hộ Hỉ đuổi theo sau, nắm dây lưng, Hỏa Man lại tháo dây lưng, bỏ chạy và nói:
– Tôi không muốn gặp ông sa-môn đầu trọc ấy đâu!
Hộ Hỉ liền nắm đầu Hỏa Man lôi đi và nói:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 67 – CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt)

QUYỂN 67 Quyển này tiếp theo chương khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt) 77.6. CÁC ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *